Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Gì Để Tăng Cường Sức Khỏe

Bên cạnh việc điều trị bệnh sốt xuất huyết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng đóng vai trò khá quan trọng. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ hỗ trợ khôi phục bệnh được nhanh chóng mà còn giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Vậy, người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khôi phục sức khỏe? Bài chia sẻ dưới đây sẽ cho người bệnh câu trả lời rõ ràng.

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của không ít bệnh nhân để đẩy lùi bệnh tật, gia tăng sức khỏe
Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của không ít bệnh nhân để đẩy lùi bệnh tật, gia tăng sức khỏe

Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khôi phục sức khỏe?

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già. Căn bệnh này thường bùng phát nhiều nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Do lúc này, nhiệt độ môi trường tăng cao kèm với những đợt mưa to khiến cho đàn muỗi đẻ trứng, sinh sôi và phát triển mạnh. Điển hình là muỗi vằn, và đây cũng chính là vật trung gian gây truyền nhiễm căn bệnh này.

Bên cạnh triệu chứng sốt cao, phát ban da, nhức đầu,… người bệnh còn đối diện với biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, khiến người bệnh nhanh chóng sụt cân và mệt mỏi. Không những vậy, việc ăn uống bị kém đi còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị bệnh, sức khỏe bệnh hồi phục, thậm chí bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy, người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khôi phục sức khỏe? Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết được các chuyên gia dinh dưỡng thống kê:

1. Cháo, súp hay thức ăn mềm

Trong khoảng thời gian mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể thường trở nên mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, thay vào đó là những cơn ngủ kéo dài. Tuy nhiên, nếu không tiêu thụ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp năng lượng nhanh chóng cạn kiệt và bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, cháo, súp hay thức ăn mềm, thức ăn ở dạng lỏng sẽ là giải pháp hoàn hảo cho người bệnh.

Phần lớn, những thức ăn này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Không những vậy, món ăn này còn giúp bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số rau xanh, củ quả hay thịt nạc tăng độ ngon miệng và giúp người bệnh có sự thèm ăn.

Cháo lỏng là món ăn không thể không kể đến cho người bị sốt xuất huyết
Cháo lỏng là món ăn không thể không kể đến cho người bị sốt xuất huyết

2. Trái cây tươi

Trái cây là thực phẩm có chứa nguồn khoáng chất và vitamin cao nên rất tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là người bệnh nói chung và bệnh nhân bị sốt xuất huyết nói riêng. Không những vậy, trái cây còn có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể nhằm ổn định điện giải và tăng cường sức khỏe giúp nhanh chóng hồi phục. Một số loại quả được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh sốt xuất huyết nên ăn:

  • Quả cam: Là một trong những loại quả có hàm lượng lớn vitamin C và một số dưỡng chất thiết yếu khác tốt cho sức khỏe. Các đối tượng bị sốt xuất huyết không nên bỏ qua loại quả này trong thực đơn hằng ngày;
  • Đu đủ: Không chỉ được biết đến là loại trái cây bổ dưỡng, đu đủ còn là được ví như vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, hạt của quả đu đủ có khả năng loại bỏ muỗi Aedes – muỗi gây bệnh sốt xuất huyết;
  • Kiwi: Trong loại quả này có chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin E, vitamin K, kali, folat,… Đây đều là những chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ tăng cường tiểu cầu và ổn định điện giải trong cơ thể;
  • Lựu: Trong khi hàm lượng flavonoid polyphenol có trong quả lựu có tác dụng chống lại vi trùng thì dưỡng chất vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại. Không những vậy, các loại dưỡng chất này đều tốt cho việc tăng lượng tiểu cầu và giúp cơ thể mau chóng hết bệnh sốt xuất huyết;
  • Ổi: Thêm một loại quả khác cũng chứa hàm lượng vitamin C khá cáo – ổi. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch được cải thiện, gia tăng số lượng tiểu cầu và hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Những loại quả đã được kể trên đều là những thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước để uống đều được.

Hàm lượng vitamin C trong quả cam có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống lại một số tác nhân gây hại
Hàm lượng vitamin C trong quả cam có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chống lại một số tác nhân gây hại

3. Các loại rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm mà mọi đối tượng không thể bỏ qua. Tương tự các loại trái cây, trong rau xanh cũng chứa lượng lớn các khoáng chất, chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe. Riêng với người bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên bỏ qua súp lơ xanh và rau cải bó xôi bởi đây là nguồn thực phẩm giúp bệnh tình nhanh chóng khôi phục. Cụ thể hơn:

  • Súp lơ xanh: Là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao. Thành phần này có tác dụng hỗ trợ tái tạo tiểu cầu và tăng cường sức khỏe. Không những vậy, súp lơ xanh còn là loại rau có chứa nhiều chất khoáng và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe của người bệnh;
  • Cải bó xôi: Trong cải bó xôi có chứa lượng lớn thành phần sắt, omega 3, đây đều là những dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiểu cầu và hỗ trợ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Vì những thành phần hữu ích này mà người bị sốt xuất huyết không nên bỏ qua.

Bên cạnh hai loại rau trên, người bị sốt xuất huyết cũng có thể ăn thêm một số loại rau khác để luân phiên thay đổi trong thực đơn, tránh sự nhàm chán như: rau mồng tai, rau dền, rau ngót,…

Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao rất tốt cho sức khỏe của người bệnh
Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao rất tốt cho sức khỏe của người bệnh

4. Thực phẩm nhiều protein

Sữa, phô mai, thịt gà, cá,… là những thực phẩm thuộc trong nhóm thực phẩm giàu protein cần có trong thực đơn ăn uống của người bị sốt xuất huyết hằng ngày. Dưỡng chất này không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được tiêu thụ một lượng vừa đủ để tránh dư thừa.

5. Bổ sung nhiều nước

Người bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước rất quan trọng. Dù đang bị bệnh hay không bị bệnh, bạn vẫn cần đảm bảo tiêu chí 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây hay nước canh. Bên cạnh đó, ngoài việc uống đủ nước lọc, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích người bị sốt xuất huyết cần bổ sung thêm các loại nước sau:

  • Trà thảo mộc: Trong loại đồ uống này có chứa nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, giúp hạ sốt nên rất tốt cho sức khỏe của người bị sốt xuất huyết. Người bệnh có thể lựa chọn trà thảo quả, trà gừng hay trà bạc hà tùy theo sở thích của cá nhân. Nếu cảm thấy khó uống trong những lần sử dụng đầu, người bệnh có thể hòa thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong để tăng vị ngọt;
  • Nước dừa: Nhờ có vị thanh mát mà nước dừa dần trở thành loại đồ uống được mọi lứa tuổi ưa thích. Vì là nguồn nước tự nhiên, trong loại đồ uống này có chứa lượng lớn các khoáng chất thiết yếu bù đắp cho sức khỏe trong khoảng thời gian mắc bệnh sốt xuất huyết;
  • Nước ép rau: Người bị sốt xuất huyết không nên bỏ qua nước ép rau khi mắc bệnh. Về bản chất, trong các loại rau đã chứa đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe nên dùng rau để ép lấy nước uống sẽ giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất đó được nhanh chóng;
  • Nước ép trái cây: Là một trong những loại đồ uống chứa đa dạng các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nước ép trái cây được đông đảo người bệnh lựa chọn để bồi bổ sức khỏe. Riêng với các đối tượng bị sốt xuất huyết có thể dùng các loại nước ép có chứa hàm lượng cao vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp chống lại các tác nhân gây hại;
  • Sữa: Không chỉ cung cấp nước, sữa còn bổ sung cho cơ thể con người nhiều dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Do đó, các đối tượng bị sốt xuất huyết không nên bỏ qua thực phẩm này. Đặc biệt là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Vì thế, mẹ cần hết sức lưu ý cho trẻ bú sữa. Còn trẻ nhỏ đã đủ tuổi ăn, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn và kèm sữa, tránh để trẻ ăn dồn dập hay ép trẻ ăn khi trẻ không muốn.
Người bị sốt xuất huyết cần uống đủ lượng nước để cân bằng điện giải cũng như hỗ trợ làm giảm nhiệt độ thân nhiệt
Người bị sốt xuất huyết cần uống đủ lượng nước để cân bằng điện giải cũng như hỗ trợ làm giảm nhiệt độ thân nhiệt

Người bị sốt xuất huyết cần kiêng những thực phẩm này khi mắc bệnh?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị sốt xuất huyết, người bệnh cũng cần loại bỏ một số thực phẩm không tốt. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh cần kiêng cữ tuyệt đối theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng:

1. Thực phẩm có lượng đường cao

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao như mật ong, đường tự nhiên, nước soda, nước ngọt,… là những thực phẩm không được chuyên gia khuyến khích người bị sốt xuất huyết sử dụng. Bởi việc tiêu thụ một lượng lớn đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn. Từ đó, có thể bệnh càng trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng

Gà rán, khoai tây chiên, mì cay,… hay nhiều món ăn khác chứa nhiều ớt, tiêu, dầu mỡ không chỉ tạo áp lực cho hệ thống đường ruột mà còn có khả năng khiến bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh, sức đề kháng của bệnh nhân bị hao hụt lớn. Việc tiêu thụ thức ăn dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng có khả năng làm gia tăng nhiệt độ của cơ thể.

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng đều không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng đều không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết

3. Thực phẩm có màu đỏ, nâu, tím, đen

Khi tiêu thụ thực phẩm có màu sẫm như đỏ, nâu, tím hay đen trong lúc bị sốt xuất huyết sẽ khiến cho phân của người bệnh chuyển sang màu tối. Và điều này gây ra nhiều bất lợi cho việc phát hiện sự xuất hiện của máu đối với các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa.

4. Chất kích thích (thuốc lá, caffein) và đồ uống có cồn

Tương tự như các căn bệnh khác, các chuyên gia đều khuyến cáo người bệnh sốt xuất huyết cần tránh xa chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia hay đồ uống có cồn khác. Bởi đây đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị bệnh. Đối với các đối tượng có thói quen sử dụng chất kích thích nếu không thể loại bỏ hoàn toàn thì có thể cắt giảm càng thấp càng tốt.

Nếu có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như cà phê thì bạn nên điều chỉnh liều lượng sử dụng để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết
Nếu có thói quen sử dụng nhiều chất kích thích như cà phê thì bạn nên điều chỉnh liều lượng sử dụng để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết

5. Trà đặc

Uống trà quá đặc hay lạm dụng trà sẽ khiến cho não bộ bị kích thích não bộ mạnh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và gia tăng nhiệt độ của cơ thể. Không những vậy, nếu uống trà đặc trong khi điều trị bệnh bằng thuốc có thể làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Chính vì vậy, các đối tượng bị sốt xuất huyết cần thận trọng khi sử dụng.

6. Trứng gà

Mặc dù trứng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng với người bị sốt xuất huyết lại là thực phẩm không tốt, nhất là trẻ em. Bởi trong trứng gà có chứa một lượng lớn protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn, từ đó khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này có thể tác động ít nhiều đến quá trình điều trị bệnh.

Người bị sốt xuất huyết cần hạn chế ăn trứng gà, đặc biệt là trẻ em
Người bị sốt xuất huyết cần hạn chế ăn trứng gà, đặc biệt là trẻ em

Những thực phẩm đã được liệt kê trong bài chia sẻ đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi bị sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng cường sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo và bổ sung ngay vào thực đơn ăn uống hằng ngày để bệnh tình nhanh chóng hồi phục. Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp người bệnh mau trở về công việc và đời sống hằng ngày. Đồng thời, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại khác.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *