Thuốc kháng sinh thường xuất hiện trong những toa thuốc, các trường hợp bị bệnh lâu ngày, nhiễm trùng nặng đều có sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi đó, thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi. Có thể giúp bạn khỏi bệnh cũng có thể khiến bạn mắc bệnh khác. Dưới đây là Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh, bạn tham khảo qua.

1. Béo phì

Một trong những tác động tiêu cực đáng ngạc nhiên của thuốc kháng sinh là việc chúng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Tiến sĩ Martin J. Blaser – một chuyên gia nghiên cứu về vi trùng học – cho biết: Những người uống thuốc kháng sinh từ sớm có nguy cơ béo phì rất cao. Trên thực tế, các con vật nuôi công nghiệp được cho sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng thấp để tăng trọng. Điều này cũng không loại trừ nguy cơ thuốc kháng sinh khiến con người ngày càng phát phì.

Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh
Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh

2. Hen suyễn

Thuốc kháng sinh có thể quét sạch nhiều loại vi khuẩn, trong đó có H. pylori. Đây được coi là một vi khuẩn có hại, nó có mặt ở hầu hết bên trong dạ dày của mỗi người. Tuy nhiên, thực tế thì H. pylori cũng có một số lợi ích đáng ngạc nhiên. H. pylori xuất hiện để ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giúp con người giảm thiểu 30% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

3. Chứng ợ nóng

H. pylori cũng giúp cơ thể chống tình trạng trào ngược axit. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người không có vi khuẩn H. pylori sẽ có nhiều khả năng mắc chứng ợ nóng, vì H. pylori giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày. Mặc dù loại vi khuẩn này có mặt tiêu cực liên quan đến ung thư dạ dày nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh “quét sạch” vi khuẩn H. pylori cũng có thể gây ra một hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như chứng trào ngược axit.

4. Bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, cơ thể của những người bị tiểu đường type 1 không thể hoặc ít sản xuất ra insulin. Các nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 1. Bởi lẽ, thuốc kháng sinh tiệu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này cũng đồng thời thay đổi hệ thống miễn dịch. Kết quả là nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nơi mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến tụy. Vì thế, tuyến tụy không tiết được hóc môn insulin (là hóc môn có tác dụng chuyển hóa carbonhydrate).

Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh
Tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh

5. Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD) gây viêm mãn tính ở đường tiêu hóa, làm đau bụng, tiêu chảy và có thể gây suy nhược cơ thể. Các nhà nghiên cứu Đan mạch đã phát hiện ra rằng, 84% trẻ em mắc bệnh viêm ruột nhiều khả năng đã được sử dụng kháng sinh trước đó. Bằng cách giết chết các vi khuẩn có lợi trong ruột, thuốc kháng sinh đưa con người đến với nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột ngày càng cao.

6. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten) là một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những chẩn đoán về bệnh Celiac tăng lên gấp 4 lần kể từ những năm 1950, một phần trong những nguyên nhân gây ra là do mức sử dụng kháng sinh tăng lên. Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu y tế của Thụy Sĩ, họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thuốc kháng sinh và bệnh Celiac khi có tới hơn 40% số người mắc bệnh này đã sử dụng liều lượng lớn kháng sinh trước đó.

7. Nhiễm trùng do kháng thuốc

Lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng do vi khuẩn nhờn thuốc dẫn đến điều trị khó khăn hơn. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile.

Khi thuốc kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn thì nó lại tạo điều kiện cho Clostridium difficile phát triển đông đúc hơn. Clostridium difficile gây tiêu chảy, ảnh hưởng đường ruột và có thể làm chết người. Vì thế bạn cần hết sức thận trọng với những trường hợp kháng thuốc nguy hiểm.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *