Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?

Quá trình viêm nhiễm mãn tính khi bị viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó có hiện tượng thiếu máu. Thiếu máu khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt và suy nhược. Vậy tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Xử lý như thế nào? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Phương pháp điều trị hiệu quả
Tìm hiểu tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Phương pháp điều trị hiệu quả

Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp và tình trạng thiếu máu

Viêm khớp dạng thấp vừa là một bệnh tự miễn vừa là một bệnh mãn tính gây viêm nghiêm trọng trong niêm mạc khớp. Những người mắc phải bệnh lý này thường xuyên phải đối mặt tình trạng đau nhức, cứng khớp khiến khả năng di chuyển và khả năng vận động suy giảm. Ở một số trường hợp khác, viêm khớp dạng thấp còn gây ra bệnh thiếu máu.

Theo giải thích của y học, hiện tượng thiếu máu thể hiện cho quá trình sản xuất hồng cầu tại tủy xương suy giảm. Lâu ngày dẫn đến tình trạng máu thiếu oxy để cung cấp và giúp cho các mô tế bào bên trong cơ thể có thể hoạt động bình thường.

Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Da xanh xao
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Các chi yếu ớt.

Ngoài những triệu chứng nêu trên, tình trạng thiếu máu còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với khả năng nhận thức và thể chất của người bệnh. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu sẽ không đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Ngược lại, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể khiến người bệnh tử vong.

Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp và tình trạng thiếu máu
Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp và tình trạng thiếu máu

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu máu hình thành và phát triển bởi hai nguyên nhân chính. Đó là rối loạn mãn tính và thiếu sắt. Viêm khớp dạng thấp chính là bệnh mãn tính. Vì thế bệnh được xếp vào nhóm nguyên nhân gây thiếu máu do rối loạn mãn tính.

Theo qua kết quả thống kê được thực hiện gần đây, có đến 30 – 70% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp mắc phải tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh, những phản ứng miễn dịch gây viêm ngay tại khớp và các mô tác động, sau đó ức chế quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Điều này khiến khả năng hấp thu và sử dụng sắt của cơ thể suy yếu.

Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp còn tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất erythropoietin (một loại hormone mang tác dụng kiểm soát việc sản xuất hồng cầu) diễn ra bên trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu máu.  

Một số nghiên cứu xoay quanh vấn đề thiếu máu và thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp cũng đã được thực hiện. Kết quả cho thấy những loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ở bệnh nhân. Ngoài tác dụng chữa bệnh, một số loại thuốc chống viêm không Steroid và thuốc Methotrexate còn có khả năng khiến màng ruột bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu, lở loét và gây thiếu máu.

 

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?
Tình trạng thiếu máu hình thành và phát triển bởi hai nguyên nhân chính là rối loạn mãn tính và thiếu sắt

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng Cyclophosphamide, Azathioprinec và một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch khác với liều cao hoặc sử dụng trong một thời gian dài, người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với hiện tượng thiếu máu. Bởi đây đều là những loại thuốc có khả năng ức chế quá trình sản xuất hồng cầu và làm giảm quá trình sản xuất tủy xương.

Mặt khác, tuổi thọ của hồng cầu có thể giảm khi bạn bị viêm khớp dạng thấp. Nếu tế bào hồng cầu không được sản xuất với tỉ lệ ổn định, nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu máu của bạn cũng tăng cao.

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH CHỮA XƯƠNG KHỚP DỨT ĐIỂM

Phương pháp điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Thông thường, quá trình điều trị bệnh thiếu máu do viêm khớp dạng thấp sẽ dựa vào mức độ thiếu máu, nguyên nhân gây thiếu máu và thời gian mắc bệnh. Đối với những bệnh nhân bị thiếu máu do viêm khớp nhẹ, bạn không cần phải tiến hành điều trị bệnh bằng những phương pháp chuyên sâu. Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời đưa các loại thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống mỗi ngày. 

Đối với những bệnh nhân bị thiếu máu do sự tác động của bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một trong những hướng điều trị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá cao chính là sử dụng bài thuốc Nam gia truyền Xương khớp Đỗ Minh.

Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc gia truyền 5 đời của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đặc trị viêm khớp dạng thấp. Với công thức kết hợp 5 bài thuốc nhỏ, Xương khớp Đỗ Minh tạo nên cơ chế tác động chuyên sâu, toàn diện, giúp đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây viêm khớp, giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng thiếu máu do viêm khớp gây ra.

Bài thuốc được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường nghiên cứu, xây dựng tuân theo y lý, y trị của YHCT, kết hợp phân tích cơ địa, tình trạng bệnh của từng người. Xương khớp Đỗ Minh cho hiệu quả vượt trội, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng. 

Bên cạnh thuốc uống, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thích hợp như: Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, luyện tập… giúp giãn cơ, giải phóng chèn ép, tăng cường lưu thông máu, kích thích chuyển hóa, trao đổi chất. 

[XEM VIDEO: 15 năm bị viêm khớp dạng thấp, cô Hằng khỏi bệnh nhờ Đỗ Minh Đường]

Từ đó, đem đến hiệu quả đánh bay viêm khớp dạng thấp, loại bỏ hoàn toàn tình trạng thiếu máu do bệnh gây ra một cách an toàn, hiệu quả. Hàng ngàn bệnh nhân đã thành công dứt điểm bệnh chỉ sau 3-6 tháng điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Đặc biệt, suốt 1 thế kỷ qua nhà thuốc chưa từng ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ hay kích ứng trong quá trình điều trị.

XEM THÊM: Chuyên gia & Người bệnh đánh giá như thế nào về bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cũng thành công ứng dụng phác đồ Kiềng 3 chân điều trị các bệnh xương khớp. Phác đồ có sự kết hợp đồng thời của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, các phương pháp vật lý trị liệu (xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…) và bài tập, chế độ ăn uống tại nhà.

Với 3 mũi tấn công 

Bạn đọc quan tâm tới phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, hãy liên hệ để nhận tư vấn chi tiết, miễn phí:

Bác sĩ Tây y có thể kê cho bạn một đơn thuốc chứa những loại thuốc mang tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu và thuốc làm giảm phản ứng viêm. Trong đó, Erythropoietin là thuốc được sử dụng phổ biến. 

Ngoài những loại thuốc điều trị thiếu máu do bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt. Thuốc này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh của bạn trở nên suôn sẻ và nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không được sử dụng viên uống sắt khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không sử dụng quá số liều quy định. Bởi việc không đo lượng được lượng sắt đưa vào cơ thể sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp nguy hiểm. Ngoài gây nên tình trạng thiếu máu, bệnh còn có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch và gây ra một số vấn đề. Cụ thể như: Rối loạn nhịp tim, đau tim… Vì thế để ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện, bạn nên sớm tiến hành thăm khám và điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp
Phương pháp điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Bài viết là những thông tin giúp giải đáp vấn đề “Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?” và phương pháp điều trị. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, ngay sau khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh thiếu máu do viêm khớp dạng thấp xuất hiện, bạn nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nhờ đến sự giúp đỡ y tế.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *