Tân Di - Tác Dụng Và Những Bài Thuốc Trị Bệnh Cực Hay

Tân di là vị thuốc thuộc nhóm tân ôn giải biểu, có tính ấm và vị cay, giúp tán hàn và trừ phong. Do đó, thảo dược có tác dụng giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng đầu mặt, đặc biệt là bệnh viêm xoang, viêm mũi. Ngoài ra, một vài nghiên cứu còn chứng minh, dược liệu có công dụng tốt trong chữa ho, tắc mũi, cảm mạo hoặc tăng huyết áp.

Tân di
Tân di – Vị thuốc cổ chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Hoa

+ Tên gọi khác: Nghinh xuân, hâu đào, tân thẩn, tân trĩ, phòng mộc, bút hoa, khương phác hoa, ứng xuân hoa, vọng xuân hoa, ngọc đường xuân, bạch mộc liên, ngọc lan hoa, mộc lan

+ Tên khoa học: Flos Magnoliae liliiflorae

+ Họ: Ngọc lan Magnoliaceae

Đặc điểm thực vật của tân di

Tân di thực chất là búp hoa của cây mộc lan, có tên khoa học là Magnolialiliflora Desr. Dược liệu này không có ở Việt Nam, chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Phân bố và môi trường sống của tân di

Khương phác hoa được tìm thấy chủ yếu ở Trung Quốc. Cây mọc nhiều ở các tỉnh như Hồ Bắc, Thiểm Tây, An Huy, Hà Nam hoặc Tứ Xuyên,…

Thành phần hóa học của tân di

Theo một số nghiên cứu về thành phần hóa học của khương phác hoa cho biết, thảo dược chứa các hoạt chất chính sau:

  • Theo Trung Dược Học: Salicifoline, Cineol và A- Pinene
  • Trung Dược Đại Tự Điển: Magnoflorine, Eudesmin, Magnolin, Cineol, Lirioresinol B Dimethyl Ether, Lignans, Fargesin, 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản của tân di

  • Bộ phận dùng: Nụ hoa
  • Thu hái: Dược liệu thường được thu hoạch vào cuối thu đầu xuân, khi hoa chưa nở
  • Chế biến: Hoa mộc lan sau khi thu hái đem phơi âm can (phơi khô trong bóng râm). Không phơi hoặc sấy hoa ở nhiệt độ cao tránh mất tác dụng dược lý
  • Bảo quản: Thảo dược được bảo quản trong túi hoặc lọ thủy tinh kín, tránh nơi ẩm ướt. Trong thời gian bảo quản, thỉnh thoảng nên mang ra phơi lại để tránh mối mọt hoặc nấm mốc
Hình ảnh tân di
Tân di được phơi khô trong bóng râm nhằm giữ lại tác dụng dược tính cao

Tính vị và quy kinh của tân di

  • Tính vị: Tính ấm, vị cay
  • Quy kinh: Vị và Phế

Tác dụng dược lý của tân di

Theo Y học cổ truyền, khương phác hoa có tác dụng tán hàn và trừ phong. Do đó, thảo dược giúp hỗ trợ điều trị chứng chảy nước mũi, đau đầu hoặc tắc nghẹt mũi do bệnh viêm xoang gây nên.

Theo Y học hiện điện, thảo dược có tác dụng nổi bật sau đây:

  • Tác dụng đối với huyết áp: Một số nghiên cứu chỉ rõ, tiêm dịch chiết từ khương phác hoa vào khoang bụng hoặc tĩnh mạch giúp gây tê và hạ huyết áp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng đối với huyết áp tiên phát, không có công dụng đối với huyết áp thứ phát. Đặc biệt, thảo dược dùng theo đường tiêm không mang lại hiệu quả giáng áp tốt như đường uống.
  • Tác dụng kháng nấm: Nước sắc thảo dược có công dụng kháng một số loại nấm da thông thường
  • Tác dụng ở niêm mạc mũi: Thuốc sắc từ dược liệu giúp làm giảm dịch tiết ở mũi
  • Tác dụng ở tử cung: Các nghiên cứu nước sắc khương phác hoa trên tử cung cho thấy, các hoạt chất chứa trong dược liệu này có tác dụng kích thích ở tử cung chó và thỏ

Ngoài những công dụng nêu trên, khương phác hoa còn có các tác dụng dược lý sau: 

  • Làm giãn mạch cụ bộ
  • Tăng cường lưu lượng máu
  • Giảm đau và tiêu viêm
  • Ức chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh như trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn type A, trực khuẩn lỵ
  • Chống dị ứng

Cách dùng và liều lượng sử dụng tân di

Tân di thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Liều dùng mỗi ngày từ 3 – 9 gram. Có thể gia giảm liều phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh từ tân di

+ Chữa tắc mũi, cảm mạo đau đầu

  • Cách 1: Sử dụng 3 gram khương phác hoa hãm với 6 gram tô diệp. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm
  • Cách 2: Dùng phòng phong, khương phác hoa, xuyên khung và bạch chỉ, mỗi vị lượng bằng nhau. Đem sắc uống.
  • Cách 3: Sử dụng khương phác hoa với lượng vừa đủ đem sấy khô. Sau đó, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi lần dùng một ít hít trong mũi. Ngày hít 2 lần.
Vị thuốc tân di
Chữa bệnh viêm xoang bằng tân di

+ Điều trị viêm xoang, viêm mũi

  • Cách 1: Lấy 3 gram tân di đem hãm nước và uống
  • Cách 2: Sử dụng tân di, ké đầu ngựa, bạch chỉ và bạc hà mỗi vị lượng bằng nhau đem sắc thuốc uống
  • Cách 3: Dùng 6 gram ké đầu ngựa và 3 gram tân di sắc thuốc uống
  • Cách 4: Lấy 3 gram tân di, 3 gram mộc hương đem sắc chung với 9 ml rượu ngâm hoàng bá và 9 ml rượu ngâm tri mẫu. Uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm
  • Cách 5: Dùng thạch xương bồ, tân di và tạo giác, mỗi vị lượng bằng nhau đem sấy khô. Sau đó nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy một ít cho vào miếng vải sạch và nhét vào lỗ mũi.

+ Điều trị ho

Dùng 5 – 7 hoa tân di đem rửa sạch, hãm trong 1 cốc nước nóng 10 phút. Hòa thêm mật ong và uống.

+ Trị cổ trướng do bệnh xơ gan

Dùng 1000 gram rễ tân di sắc với 1 lít nước trong vòng 2 giờ, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc. Tiếp đó, cho thêm nước vào sắc lần 2 trong 2 giờ. Thực hiện tương tự với sắc lần 3. Sau khi sắc xong, trộn đều nước sắc 3 lần lại còn 2000 ml. Mỗi lần uống 20 ml, ngày uống 3 lần.

+ Chữa đau đầu do mạch máu, tăng huyết áp

Sử dụng 3 – 12 gram tân di đem hãm trong ấm trà. Sau đó pha với ít mật ong hay đường phèn uống.

+ Cải thiện chứng bức bối trong ngực, say nắng hoặc hoa mắt chóng mặt

Lấy 5 – 7 hoa tân di hãm với trà mạn và uống.

+ Chữa đau bụng khi hành kinh

Dùng 20 – 30 cái tân di đem tán vụn. Sau đó hòa tan với một ít nước ấm và uống trước khi ăn điểm tâm.

+ Điều trị đau răng

  • Cách 1: Dùng 1.5 gram tân di sắc thuốc uống
  • Cách 2: Sử dụng 30 gram tân di tán bột chung với 15 gram muối tinh và 60 gram sà sàng tử. Dùng bột ngậm ở vị trí răng đau.

Lưu ý: Mặc dù tân di mang lại nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe nhưng khi sử dụng người bệnh nên hết sức thận trọng. Tốt nhất không nên dùng thảo dược điều trị bệnh cho người âm hư hỏa vượng. Đặc biệt, trong quá trình dùng dược liệu bào chế thuốc nhỏ mũi, người bệnh nên đảm bảo đúng quy trình và cách thực hiện nhằm tránh tình trạng thuốc gây kích ứng niêm mạc mũi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tân di góp phần làm tăng công dụng chữa bệnh viêm xoang và một số bệnh lý mãn tính khác. Tuy nhiên, tác dụng của thảo dược tự nhiên này thường phát huy chậm. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và cải thiện bệnh, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn sức khỏe và giảm thiểu tác dụng phụ, bệnh nhân cần hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi áp dụng.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *