Bị tê bì chân tay khi ngủ – Nguyên nhân và cách xử lý

Nhiều người bị tê bì chân tay khi ngủ, thậm chí là ngứa ran, mất cảm giác, tê liệt ở tay và chân rất khó chịu. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở giấc ngủ ban đêm mà còn xảy ra ở cả giấc ngủ ban ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì gây khó chịu. Có thể chỉ là tê bì tạm thời do nằm đè lên tay quá lâu, ngủ sai tư thế khiến dây thần kinh bị chèn ép, sau đó tạo nên cảm giác tê. Đối với trường hợp này, người bệnh chỉ cần thay đổi tư thế nằm ngủ.

Bị tê bì chân tay khi ngủ - Nguyên nhân và cách xử lý
Tìm hiểu tình trạng tê bì chân tay khi ngủ, nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ

Ngoài nguyên nhân ngủ sai tư thế, tay chân bị đè quá lâu trong lúc ngủ, tình trạng tê bì chân tay khi ngủ còn có thể xảy khi do bệnh xương khớp và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bao gồm:

Thiếu máu và độ lỏng quánh của máu

Thiếu máu và độ lỏng quánh của máu là yếu tố có khả năng tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến toàn bộ những cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, đặc biệt là trong khi ngủ. 

Khi cơ thể bị thiếu máu nhưng người bệnh lại gối tay tỳ đè lên quá lâu khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng và ngăn chặn hoàn toàn quá trình tuần hoàn máu đến những bộ phận này.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay được xếp vào danh sách bệnh xương khớp thường gặp. Đặc biệt, bệnh xuất hiện phổ biến ở những người thường xuyên làm việc, có những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần ở ngón tay hay phụ nữ đang mang thai.

Hội chứng ống cổ tay thể hiện cho tình trạng rối loạn thần kinh ngoại vi. Tình trạng này thường xuất hiện do chứng viêm bao hoạt dịch thứ phát từ những bệnh hệ thống gây ra. Cụ thể như bệnh thấp khớp. Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra ở cả hai tay. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy ở ba ngón giữa có cảm giác đau và tê cứng do thần kinh giữa bị chi phối. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể đau và tê cả bàn tay.

Những cơn đau xảy ra nhiều vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh và thường khiến bệnh nhân tỉnh giấc. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh còn có nguy cơ đau tê xuống bả vai và cẳng tay.

Nếu ban ngày, bạn di chuyển và vận động nhiều ở cổ tay, ngón tay như lái xe máy, sử dụng máy tính, xách đồ nặng… thì tình trạng tê bì lại xuất hiện. Nếu không có biện pháp điều trị sớm và thích hợp, chứng tê bì có thể khiến bệnh nhân bị run tay, mất dần cảm giác, khó cầm nắm đồ vật.

Hội chứng ống cổ tay
Khi bị hội chứng ống cổ tay, người bệnh sẽ nhận thấy ở ba ngón giữa có cảm giác đau và tê cứng do thần kinh giữa bị chi phối. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể đau và tê cả bàn tay

Thiếu vitamin

Tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể xảy ra ở những người có cơ thể bị thiếu hụt vitamin B. Cụ thể như người ăn chay, người già, người bị rối loạn tiêu hóa.

Bệnh tiểu đường

Tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Điều này xuất hiện là do lượng đường trong máu cao có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh. Trong số những dây thần kinh này có dây thần kinh ngoại biên. Lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm. Bên cạnh đó bao myelin của dây thần kinh cũng có dấu hiệu bị tổn thương, chứng rối loạn cảm giác hình thành.

Ngoài ra khi lượng đường trong máu cao, độ nhớt tồn tại trong máu tăng khiến cho lượng cholesterol lắng động ở thành mạch. Từ đó dẫn đến tình trạng xơ vữa, bít tắc mạch máu nhỏ, oxygen, các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, dây thần kinh ngoại biên bị suy giảm.

Dưới những tác động trên, vai trò truyền dẫn tín hiệu của hệ thần kinh đến chân tay sẽ bị rối loạn và tê liệt. Khi dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng ngứa ran, tê bì chân tay, có cảm giác như kiến bò hoặc kim châm. Thời gian đầu, những cảm giác khó chịu này sẽ xảy ra ở ngón chân. Sau đó đến bàn chân rồi đến bàn tay và những ngón tay.

Biến chứng tê bì chân tay, thần kinh ngoại biên đo bệnh tiểu đường gây ra rất nguy hiểm. Biến chứng này có thể khiến người bệnh bị teo cơ, dễ bị tổn thương, liệt, vết thương khó lành lâu ngày trở thành vết ngoại tử. Trường hợp này người bệnh phải cắt cụt chi.

Tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh tiểu đường
Tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh tiểu đường bởi khi lượng đường trong máu cao sẽ có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh

Nguyên nhân xuất phát từ bệnh thần kinh

Ngoài bệnh tiểu đường thì những bệnh lý có liên quan đến thần kinh ngoại biên khác cũng có thể khiến người bệnh bị tê bì chân tay khi ngủ. Bao gồm: Những người mắc bệnh từ miễn, nghiện rượu, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chấn thương, có khối u chèn ép vào dây thần kinh.

Đột quỵ

Những cơn đau kèm theo tình trạng tê bì như đang có kim chích ở cánh tay có thể là triệu chứng của các cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ có thể tác động và làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh. Từ đó hình thành các chuyển đổi về cảm giác như tê tay, tê chân, đau tay, đau chân.

Đối với những người bị tê bì chân tay do đột quỵ thì triệu chứng của bệnh sẽ không kéo dài. Thông thường triệu chứng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 – 20 phút. Cụ thể là những dấu hiệu gồm: Nặng cánh tay, tê tay, nặng chân, thay đổi cảm giác, khó cầm nắm đồ vật, không nói được, khó nói, chóng mặt, choáng váng… Ngoài ra, người bệnh còn có khả năng bị méo miệng, đau đầu, nôn, buồn nôn, co giật, đau mắt, ngất xỉu…

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính. Bệnh xảy ra do hiện tượng rối loạn tự miễn ở người. Khi xuất hiện, bệnh có khả năng tác động và làm tổn thương lớp sụn, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Bên cạnh đó dây thần kinh tồn tại ở các khớp cũng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Điều này khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể như tê chân, tê tay kèm theo cảm giác đau.

Tình trạng tê bì chân tay và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra một cách rõ nét hơn khi người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu.

Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên bị tê bì chân tay khi ngủ

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Tình trạng tê bì tay chân là triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng này có thể xảy ra vào giấc ngủ trư hay giấc ngủ vào ban đêm. Bệnh thoát vị đĩa đệm hình thành và phát triển khi những khối nhân nhầy tồn tại trong bao xơ đĩa đệm di chuyển, thoát ra khỏi vị trí vốn có của nó. 

Lượng nhân nhầy khi thoát ra ngoài sẽ chèn ép vào rễ dây thần kinh, tủy sống và một số cơ quan nội tạng khác của cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, co cứng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm hạn chế khả năng di chuyển, vận động của người bệnh và bại liệt hoàn toàn.

Bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh hình thành và phát triển do sự bào mòn, cọ xát của những đốt sống đối với rễ dây thần kinh. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi và những người có chế độ ăn uống thiếu canxi.

Bệnh thoái hóa cột sống khi xuất hiện sẽ gây ra triệu chứng đau nhức vùng vai gáy, đau nhức vùng cổ lan xuống thắt lưng. Bên cạnh triệu chứng đau nhức, người bệnh còn có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng ngứa râm ran, tê bì dọc theo chiều của rễ dây thần kinh đi qua. Trong đó có tay và chân.

Bệnh thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống khi xuất hiện sẽ gây ra triệu chứng đau nhức vùng vai gáy, đau nhức vùng cổ lan xuống thắt lưng, ngứa râm ran, tê bì dọc theo chiều của rễ dây thần kinh đi qua

Cách xử lý tình trạng tê bì chân tay khi ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì gây khó chịu. Có thể chỉ là tê bì tạm thời do nằm đè lên tay quá lâu, ngủ sai tư thế khiến dây thần kinh bị chèn ép, sau đó tạo nên cảm giác tê. Đối với trường hợp này, người bệnh chỉ cần thay đổi tư thế nằm ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể massage để tình trạng tê bì dịu đi nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu tình trạng tê bì chân tay khi ngủ kéo dài trên 3 ngày và những biện pháp chăm sóc tại nhà như massage, thay đổi tư thế nằm ngủ… không giúp triệu chứng thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện. Bởi rất có thể bạn đang mắc các bệnh xương khớp hoặc những bệnh lý nguy hiểm khác (đột quỵ, bệnh tiểu đường…)

Khi đến bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân gây tê bì chân tay. Sau đó dựa trên kết quả chẩn đoán để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm. Người bệnh cần lưu ý không sử dụng thuốc điều trị khi không có đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu dùng thuốc bừa bãi, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều tác dụng phụ và những rủi ro không mong muốn.

Cách xử lý tình trạng tê bì chân tay khi ngủ
Nếu tình trạng tê bì chân tay khi ngủ kéo dài trên 3 ngày và những biện pháp chăm sóc tại nhà như massage, thay đổi tư thế nằm ngủ… không giúp triệu chứng thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện

Bài viết là thông tin cơ bản giúp người bệnh hiểu thêm về tình trạng tê bì chân tay khi ngủ, nguyên nhân và cách xử lý. Khi tình trạng tay chân tê bì xảy ra dài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Ngày Cập nhật 10/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.