Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 – Biểu hiện và cách điều trị

Theo thống kê, có khoảng 85% người trên 60 tuổi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 với triệu chứng đau nhức và khó chịu ở khớp cổ. Đau có thể lan rộng và đè lên dây thần kinh tủy sống gây mất dần ý thức và chức năng vận động nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hoặc biến chứng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác, người bệnh cần thăm khám và nhận sự trợ giúp từ y khoa.

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Tìm hiểu kỹ bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 sẽ giúp chữa bệnh đúng cách, tăng tốc độc phục hồi bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 là gì?

Đốt sống cổ C5 C6 nằm ở cột sống cổ thấp, ngay phía trên đốt sống C7. Chúng thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ phần cổ và đầu ở trên, đồng thời giúp các khớp cổ cử động linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, do chức năng chịu tải cao, đốt sống cổ C5 C6 rất dễ bị tổn thương bởi tư thế hoạt động không đúng cách hoặc chấn thương,… Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm, về lâu dài, chức năng hoạt động của khớp suy giảm. Vì thế, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6. 

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

Bệnh xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

  • Lao động hoặc làm việc không đúng tư thế: Thường xuyên làm việc ở một tư thế nhất định như cúi gập cổ hoặc xoay cổ nhiều chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6. Ngoài ra, mang vác vật nặng trên cổ và vai cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh hình thành.
  • Chấn thương cột sống cổ: Chấn thương vùng vai gáy, đầu cổ thường xuyên sẽ phục hồi sau đó một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng chấn thương không được kiểm soát tốt có thể để lại di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng đến các khớp và sụn ở đốt sống cổ C5 C6 dẫn đến thoái hóa
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, magie hoặc vitamin,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Di truyền: Theo một số thống kê, các trường hợp mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, nếu bố mẹ mắc bệnh khả năng con bị bệnh này tương đối cao

Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

Những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc, tiếp xúc với máy tính
  • Công nhân bốc vác
  • Người cao tuổi 
  • Người ít vận động
  • Người nằm ngủ sai tư thế
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Nhân viên văn phòng làm việc thường xuyên với máy tính thường có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 

Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức âm ỉ hoặc đai nhói ở phía sau cổ. Khi đó, phạm vi chuyển động của cổ có thể bị giảm. Ngoài ra, cổ xuất hiện tiếng kêu khi người bệnh xoay hoặc chuyển động vùng cổ. 

Ngoài các triệu chứng này ra, nếu bệnh gây chèn ép rễ dây thần kinh cột sống tại vị trí C5 C6, bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện khác như:

  • Đau: Đau nhức lan rộng từ cổ đến bả vai rồi đến vùng cánh tay trên, cẳng tay, bàn tay và ngón tay. Đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động cổ hoặc cánh tay. 
  • Tê bì: Tê ở mặt ngoài của cẳng tay, ngón trỏ và ngón cái
  • Yếu cơ: Các khớp và cơ ở vai, khuỷu và cổ tay có dấu hiệu yếu dần, gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của các khớp.

Các triệu chứng do bệnh gây ra có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên của cơ thể. Do đó, khi thấy các biểu hiện khác thường này, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

 Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6: Tại vị trí thoái hóa, đĩa đệm có thể bị thoát hoặc trượt ra khỏi vị trí của vốn có của nó và gây chèn ép dây thần kinh. Nếu tình trạng này không được xử lý tốt bệnh có thể gây teo cơ và làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm giác tứ chi hoặc rối loạn thần kinh thực vật (tiểu tiện mất kiểm soát)
  • Hẹp ống sống cổ: Khi bệnh không được kiểm soát tốt có thể làm thay đổi cấu trúc cột sống cổ. Từ đó gây biến chứng hẹp ống sống với các biểu hiện như tức ngực, ngứa ran vùng cánh tay hoặc đau nhức cổ, bả vai và tay chân,…
  • Ù tai: Bệnh kéo dài có thể làm suy giảm chức năng nghe dẫn đến chứng ù tai
  • Bại liệt: Nếu rễ dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, nguy cơ bại liệt vĩnh viễn ở người bệnh là khá cao.
Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 nếu không chữa trị sớm có thể gây bại liệt

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 

Người bệnh có thể điều trị bệnh theo nhiều cách dưới đây:

1. Áp dụng bài tập vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý như căng hoặc nghiêng cổ,… có tác dụng giảm đau. Đồng thời hạn chế tình trạng khớp bị co cứng, từ đó giúp khớp cổ vận động dễ dàng hơn.

Một số bài tập cổ đơn giản sau đây giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 gây nên như:

+ Bài tập Neck stretch hay còn gọi là Chin to Chest Stretch

Bài tập này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Ngồi trên mặt phẳng cố định với tư thế thẳng lưng và cổ, mắt nhìn về phía trước
  • Sau đó, đan hai tay vào nhau và đặt ra sau đầu sao cho ngón tay cái chỉ dọc theo sống lưng và cùi trỏ hướng về trước mặt
  • Tiếp đến từ từ dùng tay kéo đầu cúi xuống gần ngực
  • Giữ tư thế nào trong 30 giây rồi từ từ nâng đầu lên và về lại vị trí ban đầu

Với bài tập này, để đạt được kết quả giảm đau như ý, bệnh nhân nên thường xuyên thực hiện mỗi ngày. Tốt nhất nên lặp lại động tác 5 lần trong mỗi lần tập.

+ Bài tập Isometric Neck Exercise (chống ta bên hông đầu)

  • Đứng thẳng và mắt nhìn về phía trước
  • Đặt tay phải lên phía bên phải đầu
  • Sau đó dùng lực cơ cổ nghiêng đầu từ từ qua phải, trong khi đó dùng tay phải chống lại việc nghiêng co của đầu. Hít thở đều
  • Giữ tư thế này trong 30 giây rồi từ từ đưa đầu về tư thế ban đầu
  • Thư giãn 1 – 2 giây và đổi bên, thực hiện động tác tương tự

Bài tập này bạn nên thực hiện lặp lại ít nhất 5 – 7 lần, giúp giảm đau và căng cứng cơ ở khớp cổ. Thường xuyên tập luyện giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Lưu ý: Đối với các bài tập cơ cổ, bệnh nhân nên tập luyện động tác một cách chậm rãi, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không tập mạnh hoặc thực hiện đột ngột để giảm nguy cơ chấn thương cột sống, cơ cổ và tác động xấu đến cơ và dây thần kinh xung quanh.

2. Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc co cứng khớp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để cải thiện và giảm tác động do bệnh gây ra.

+ Dùng thuốc theo đường uống

Thuốc sử dụng theo đường uống thường được chỉ định điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở những đối tượng có triệu chứng bệnh nhẹ. Sau đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng như:

  • Thuốc giãn cơ: Đối với bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6, thuốc giãn cơ Cyclobenzaprine và Mephenesin (Decontractyl) được xem là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh. Do đó, cản trở cảm giác đau đớn truyền đến não bộ. Từ đó giúp giảm đau
  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm Amitriptyline và Gabapentin. Đây đều là thuốc an thần thuộc nhóm chống trầm cảm. Thuốc được bán theo đơn với tác dụng giảm cảm giác đau nhức dai dẳng
  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng nhằm mục đích xoa dịu cơn đau ở khớp cổ, đồng thời hạn chế tình trạng viêm 
Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Sử dụng thuốc theo đường uống giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

+ Thuốc theo đường tiêm

Trong trường hợp thuốc uống không giúp kiểm soát bệnh, một số mũi thuốc tiêm Steroid vào cổ sẽ giúp làm giảm và cải thiện tình trạng đau nghiêm trọng do bệnh gây nên. Thông thường, thuốc tiêm sẽ được thực hiện tại phòng mạch của bác sĩ.

Ngoài thuốc này ra, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một vài loại thuốc khác để điều trị và ngăn ngừa bệnh biến chứng. Việc tiêm thuốc gì với liệu lượng và thời gian tiêm cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua và tiêm thuốc, tránh trường hợp sử dụng sai thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là cải thiện sự ổn định của đốt sống cổ C5 C6. Bên cạnh đó giúp giảm sự chèn ép tủy sống và ngăn ngừa tổn thương ở tủy sống. Từ đó giúp bệnh mau bình phục và hạn chế biến chứng.

Thông thường, phẫu thuật sẽ được lựa chọn khi bệnh trở nên tồi tệ và xuất hiện các biến chứng về thần kinh như

  • Mất cảm giác
  • Mất chức năng vận động
  • Mất chức năng của ruột và bàng quang dẫn đến tình trạng đại hoặc tiểu tiện mất tự chủ

Ngoài ra, dựa vào kết quả chụp cộng hưởng từ MRI nếu thấy rễ dây thần kinh tủy sống bị chèn ép quá mức, nhân viên y tế sẽ đề nghị phẫu thuật để sửa chữa.

Một số loại phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 như:

  • Phẫu thuật mổ hở
  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo
  • Phẫu thuật cố định cột sống

Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 chỉ được khuyến khích áp dụng trong trường hợp bệnh gây biến chứng nguy hiểm. Đối với người bệnh ở mức độ nhẹ, tốt nhất không nên thực hiện. Bởi đi kèm với khả năng chữa trị bệnh, biện pháp điều trị này luôn tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm.

Biện pháp khắc phục thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 tại nhà

Đối với trường hợp thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 ở mức độ nặng, bệnh nhân cần tiến hành điều trị theo chỉ định y khoa. Còn trong trường hợp nhẹ, để cải thiện bệnh và ngăn chặn tình trạng nhức ngay tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Naproxen hoặc Ibuprofen hoặc Acetaminophens,… Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, hen suyễn, huyết áp cao hoặc bệnh tim,… nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm đau sau đây:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Hoạt động thể chất sẽ giúp khớp trở nên linh động. Bên cạnh đó giúp thúc đẩy máu tuần hoàn tốt hơn. Vì thế, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và co cứng khớp. Đồng thời giúp thúc đẩy và làm tăng tốc thời gian phục hồi khớp cổ sau đau
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Là một trong những biện pháp điều trị bảo tồn khá an toàn đối với sức khỏe. Người bệnh chỉ cần sử dụng túi nước đá hoặc nước nóng chườm lên đốt cổ C5 C6 sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nên chú ý tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sử dụng nẹp cổ mềm: Nẹp cổ có tác dụng cố định cổ, giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng trong thời gian dài. Bởi chúng có thể khiến khớp và cơ cổ yếu dần.

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, người bệnh cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

→ Có thể bạn quan tâm: 

Ngày Cập nhật 18/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *