Thoái hóa khớp gối ở người già – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh về xương khớp xuất hiện rất phổ biến. Tần suất xuất hiện của bệnh sẽ tăng theo độ tuổi. Khi xuất hiện, bệnh gây ra những cơn đau mãn tính làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Hơn thế, nếu không có biện pháp xử lý sớm và phù hợp, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp gối ở người già, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Thoái hóa khớp gối ở người già - Cách điều trị và phòng ngừa
Tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp gối ở người già, mức độ nghiêm trọng, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Người cao tuổi thường mắc những bệnh lý về xương khớp. Trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối. Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, có đến 10% bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối là người cao tuổi.

Thoái hóa khớp gối ở người già là một bệnh lý thể hiện sự hủy hoại, sự mất cân bằng sụn và lớp xương dưới sụn. Khi sụn bị phá hủy, những đầu xương sẽ tác động cũng như cọ xát vào nhau. Từ đó gây nên tình trạng đau nhức.

Tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

  • Độ tuổi: Càng lớn tuổi, các xương khớp đặc biệt là đầu gối càng bị lão hóa. Bên cạnh đó dịch khớp cũng tiết ra ít hơn. Điều này khiếp xương khớp khô cứng và dễ bị bào mòn. Hơn thế khả năng chịu lực và khả năng đàn hồi cũng suy giảm.
  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng rối loạn nội tiết hoặc giảm nội tiết tố đều có khả năng khiến các bệnh lý về xương khớp hình thành và phát triển. Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối trong trường hợp này cũng tăng cao.
  • Di truyền: Nếu các thành viên trong gia đình (đặc biệt là cha và mẹ) có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người già thì khả năng mắc bệnh của người con sẽ cao hơn.
  • Chấn thương khớp gối: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già là chấn thương khớp gối. Bởi khi bị chấn thương, túi hoạt dịch, gân, sụn, xương dưới sụn đều bị ảnh hưởng. Từ đó khiến cho trục khớp thay đổi. Một số tổn thương mà những người cao tuổi có thể mắc phải, gồm: Viêm gân bánh chè, tổn xương sụn, gãy xương khớp…
  • Bệnh viêm xương khớp: Một số bệnh viêm xương khớp khác như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout… đều là những nguyên nhân hình thành nên bệnh thoái hóa khớp gối ở người già.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già thường rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một bệnh xương khớp khác. Chính vì thế, người bệnh cần phải quan sát thật kỹ hoặc nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra xác định chính xác bệnh lý thì mới có thể nhận thấy lợi ích từ quá trình điều trị.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy đầu gối và cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Nóng khớp, sưng khớp: Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại vùng khớp gối xuất hiện triệu chứng sưng và nóng khớp. Triệu chứng này sẽ được nhận thấy rõ hơn bằng cách dùng tay chạm vào vị trí bệnh.
  • Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Hơn thế đây cũng là triệu chứng đầu tiên giúp bạn dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của bệnh thoát hóa khớp. Cơn đau thường âm ỉ. Bên cạnh đó khi người bệnh vận động, sinh hoạt ở một tư thế bất lợi, triệu chứng này có thể phát triển và trở thành cơn đau cấp tính. Khi vận động cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Tê bì chân tay: Triệu chứng tê bì chân tay sẽ xuất hiện khi các dây thần kinh tồn tại bên trong đầu gối bị chèn ép. Lúc này khả năng vận động cũng như khả năng đi lại của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.
  • Co cứng khớp: Cứng khớp là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Khi xuất hiện, triệu chứng này sẽ đi kèm với những cơn đau. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều nhất vào mỗi buổi sáng. Sau khi ngủ dậy bệnh nhân sẽ có cảm giác co cứng, đau đớn và không thể cử động được. Trong trường hợp này, để tình trạng cứng khớp giảm dần, người bệnh phải ngưng vận động từ 10 – 30 phút. Tình trạng cứng khớp sẽ càng dai dẳng khi bệnh của bạn càng nặng.
  • Đầu gối biến dạng: Khi bị thoái hóa, lượng máu lưu thông đến khớp gối sẽ bị cản trở. Lâu ngày cơ chân của bệnh nhân sẽ yếu dần. Đồng thời teo nhỏ và gây ra những biến dạng ở đầu gối. Bên cạnh đó đầu gối biến dạng còn là do lệch trục khớp, khớp có gai xương, thoái hóa màng hoạt dịch.

Ngoài những triệu chứng nêu trên, bệnh thoái hóa khớp gối ở người già còn gây ra một số triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, khớp gối có tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển, tràn dịch…

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên rằng, khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, người cao tuổi cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Bởi nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ hoặc không đúng cách, tình trạng thoái hóa khớp gối sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Biến dạng khớp
  • Teo cơ
  • Bại liệt.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người già

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối ở người già, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra bệnh nhân dựa trên hai phương thức chẩn đoán sau:

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh

Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối dựa trên những biểu hiện cũng như các triệu chứng sau:

  • Đau khớp gối khiến bệnh nhân cử động khó khăn. Cơn đau thường âm ỉ và trở thành cơn đau cấp tính. Khi bệnh nặng hoặc khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là khi độ ẩm cao, thời tiết lạnh giá, áp suất không khí giảm) cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và nặng hơn.
  • Cứng khớp gối khiến bệnh nhân không thể cử động sau khi ngủ dậy.
  • Khi cử động khớp có cảm giác lục khục
  • Dịch khớp là dịch thoái hóa
  • Đầu gối biến dạng
  • Tràn dịch khớp gối.

Chẩn đoán bệnh lý dựa trên phương pháp thăm dò hình ảnh

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp thăm dò hình ảnh xoay quanh khớp gối cùng với một số phương pháp ngoại khoa gồm:

Chụp X-quang

Việc tiến hành chụp X-quang sẽ giúp bệnh nhân xác định chính xác từng giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối. Từ đó việc điều trị sẽ trở nên suôn sẻ và an toàn hơn.

  • Giai đoạn 1: Nghi ngờ vùng khớp gối có gai xương hoặc những gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành.
  • Giai đoạn 2: Gai xương mọc rõ rệt.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp ở mức độ vừa
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn kèm theo xơ xương ngay tại phần dưới sụn khớp.

Siêu âm đầu gối

Khi tiến hành siêu âm đầu gối, bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể quan sát và đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, gai xương. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có khả năng đo độ nhầy của sụn khớp. Đồng thời phát hiện các mãnh sụn bị thoái hóa.

Chụp cộng hưởng từ

Phương pháp chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát được hình ảnh, tình trạng bệnh lý của khớp gối 3 chiều. Đồng thời phát hiện rõ những thương tổn tồn tại ngay dây chằng, sụn khớp và màng hoạt dịch.

Nội sôi khớp gối

Phương pháp nội soi khớp gối có khả năng quan sát trực tiếp những tổn thương xuất hiện do tình trạng thoái hóa khớp gối gây ra.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người già
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người già

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người già

Tùy theo mức độ phát triển bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn áp dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người cao tuổi khi bị thoái hóa khớp gối có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị sau:

Phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa thường được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nhẹ. Bên cạnh đó những triệu chứng mà bệnh gây ra có tần suất xuất hiện ít, triệu chứng đơn giản và không nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc

Để điều trị thoái hóa khớp gối ở người già (giai đoạn nhẹ), bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng. Cụ thể như:

  • Thuốc giảm đau: Để khắc phục tình trạng đau nhức và cải thiện khả năng đi lại cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc giảm đau mang thành phần là acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Một số loại thuốc chống viêm không streriod thường được dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi là thuốc ức chế COX-2, ibuprofen, naproxen, aspirin.
  • Thuốc tiêm: Để cải thiện nhanh bệnh thoái hóa khớp gối và những triệu chứng khó chịu đi kèm, bác sĩ có thể sử dụng thuốc steroid hoặc axit hyaluronic. Thuốc axit hyaluronic có tác dụng cung cấp một lượng chất nhờn cần thiết cho xương khớp để bôi trơn khớp gối. Đồng thời giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau nhức, co cứng và một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh. Thuốc steroid có tác dụng giảm cứng khớp và giảm đau nhức.

Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần phải có sự chẩn đoán chính xác, đơn thuốc chứa cách sử dụng và liều dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm để tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn.

Vật lý trị liệu, châm cứu

Đối với phương pháp vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe và những tổn thương để áp dụng một số bài tập phù hợp. Việc duy trì những bài tập này sẽ giúp người bệnh củng cố phần sụn khớp và kéo căng mô mềm. Từ đó làm giảm nguy cơ mất đi cấu trúc sụn khớp. Đồng thời giúp cho khớp gối trở nên khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Đối với phương pháp chăm cứu, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bệnh nhân đả thông kinh lạc bằng cách tiến hành chăm cứu để tác động vào các huyệt đạo. Từ đó giúp máu huyết lưu thông. Đồng thời cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người già
Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già bằng phương pháp nội khoa

Phương pháp ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp ở người già đang trong giai đoạn nặng và phức tạp, triệu chứng nghiêm trọng và thường xuyên xuất hiện khiến khả năng đi lại bị ảnh hưởng, phương pháp nội khoa không mang đến hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa. Cụ thể:

  • Nội soi khớp: Cắt lọc, rửa khớp, bào, cấy ghép tế bào sụn, khoan kích thích tái tạo xương.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo áp dụng với bệnh nhân có độ tuổi trên 60 và những trường hợp bệnh nặng.

Trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

  • Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng biến dạng khớp
  • Cải thiện tình trạng đau nhức trong những đợt tiến triển
  • Giúp khớp phục hồi chức năng vận động
  • Xem xét một cách kỹ lưỡng để phòng ngừa sự xuất hiện của những tác dụng xấu từ việc điều trị.

Biện pháp hỗ trợ

Để quá trình điều trị thoái hóa khớp gối ở người già trở nên tốt hơn, tình trạng viêm và cơn đau mau chóng thuyên giảm, người bệnh nên kết hợp những biện pháp hỗ trợ điều trị sau:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để làm giảm cơn đau
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng hoặc vận động mạnh
  • Kết hợp chế độ ăn uống phù hợp cho người bị thoái hóa khớp gối
  • Áp dụng những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm để nâng cao sức khỏe và sự linh hoạt của cơ xương khớp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Thoái hóa khớp gối là nổi ám ảnh của người già. Bởi bệnh xuất hiện tương đối phổ biến, bệnh nguy hiểm và có khả năng gây ra những hệ lụy xấu làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại và hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên người cao tuổi vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn tránh tạo áp lực cho xương khớp. Đặc biệt là khớp gối.
  • Tránh thực hiện những động tác, hoạt động có tư thế gây hại cho khớp gối. Cụ thể như: Gác chéo chân, ngồi xổm, mang vác vật cồng kềnh không đúng cách, mang vác vật nặng…
  • Thường xuyên vận động, thực hiện các bài tập thể thao nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và sự linh hoạt cho xương khớp.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt người lớn tuổi nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Cụ thể như sữa, hải sản…
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối ở người già
Người lớn tuổi cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh bệnh thoái hóa khớp gối ở người già, mức độ nghiêm trọng, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu nghi ngờ hoặc chắc chắn rằng mình đang mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *