5 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bị Viêm Gan B Nên Có Mặt Trong Bữa Ăn

Chế độ dinh dưỡng là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh viêm gan B. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần xây dựng kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ để làm chậm tiến triển của triệu chứng. Trong đó có những thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có mặt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bị viêm gan B 

Bệnh nhân bị bệnh viêm gan B cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, song vẫn cần đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Vì thế bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn cho thích hợp với cơ địa, tránh để cơ thể thiếu chất sẽ tạo cơ hội cho virus gây bệnh làm tổn thương gan nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ cho rằng người bệnh nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối với đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Bệnh nhân không nên kiêng cữ thái quá để duy trì sức khỏe tốt, từ đó mới có thể phục hồi tốt chức năng gan. Trong thời gian điều trị và trong suốt quá trình hồi phục rượu, thuốc lá. Tránh dùng các chất phụ gia độc hại, thức ăn có phẩm màu tổng hợp và chất bảo quản thực phẩm.

5 Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có trong bữa ăn
Người bị viêm gan B nên bổ sung rau xanh và chất xơ tăng cường trong bữa ăn

Người bệnh viêm gan cũng không nên ăn thức ăn nướng cháy, thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật. Kết hợp cùng việc ăn uống hợp lý, người bệnh nên tránh lao động nặng và duy trì trạng thái thư giãn tinh thần. Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thế thao, tốt nhất là đi bộ, dưỡng sinh, tập luyện yoga, thái  bơi lội… để tăng cường đề kháng và hỗ trợ chức năng gan.

Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người bệnh viêm gan cũng phụ thuộc vào tình trạng viêm gan cấp tính hoặc mãn tính. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra nguyên tắc xây dựng thực đơn phù hợp với từng mức độ viêm gan như sau:

Viêm gan cấp tính

Nguyên tắc về nhu cầu ăn đối với người bị viêm gan B giai đoạn cấp tính từ 6-8 bữa/ngày. Trong đó cơ cấu khẩu phần cần từ 1.300-1.400 Kcal/ngày, Lipid từ 15-20 gam, lượng protid từ 20-30 gam, glucid 250-280 gam. Mỗi ngày người bệnh cần uống từ 2-2,5 lít nước.

Mức năng lượng người bệnh cần cung cấp là 25Kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó lượng protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày. Và lượng lipid từ 10-15% tổng số năng lượng.

Viêm gan mạn tính

Nguyên tắc ăn uống đối với người bị viêm gan mãn tính là ăn ít, nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất cho người bệnh. Trung bình nguồn năng lượng mà bệnh nhân viêm gan B giai đoạn năng cần khoảng 35Kcal/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày.

Người bệnh ăn từ 3-4 bữa/ngày và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ở giai đoạn mãn tính, người bị tổn thương gan có khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, họ thường bị chán ăn, ăn khó tiêu nên cơ cấu khẩu phần cũng ít hơn. Trung bình nguồn năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, đồng thời lượng protid từ 50-75 gam/ngày và Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam. Người bệnh cần bổ sung từ 1,5 – 2,0 lít nước để đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra liên tục.

Top 5 thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có trong bữa ăn

Như đã đề cập, trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh viêm gan B không nên kiêng khem quá mức đối với bất kỳ loại thực phẩm nào. Trong đó có những nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B được khuyến khích sử dụng thường xuyên hơn. Cụ thể, người bệnh nên tăng cường 5 nhóm thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày.

Thực phẩm giàu đạm ít béo

Một quan niệm sai lầm cho rằng người bị viêm gan B phải kiêng hoàn toàn thịt và dầu mỡ để kiểm soát lượng chất bép hấp thụ. Tuy nhiên, ngay cả khi bị bệnh thì cơ thể bạn vẫn cần một lượng chất béo nhất định để hỗ trợ cho quá trình tạo, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B
Cá là thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có trong bữa ăn mỗi ngày

Vì thế nguồn đạm đến từ thịt được liệt kê vào nhóm những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Trong đó, điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần lưu ý khi bổ sung khẩu phần thịt vào món ăn là:

  • Bổ sung nguồn đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao thay vì thịt mỡ.
  • Ưu tiên các loại thịt trắng (thịt gà nạc, thịt heo nạc, thịt cá nạc)…
  • Đạm có trong nguồn sữa tách béo, đậu nành… cũng cần được bổ sung song song.
  • Không ăn nội tạng động vật cũng như các vùng bộ phận có lượng cholesteron cao.
  • Người bệnh chỉ nên dung nạp khoảng 50-70 gram đạm/n ngày và 40g/ngày với người viêm gan nặng.
  • Nên ưu tiên đạm có nguồn gốc thực vật đến từ đậu nành, các loại đậu, hạt khô,…
  • Lượng chất béo mỗi ngày không vượt qua 15 gram, ưu tiên dùng dầu ăn từ đậu nành, dầu vừng…

Ngũ cốc và các chế phẩm từ đậu

Một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm gan B là đậu và các loại ngũ cốc nói chung. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan cần xây dựng bữa ăn có một trong những nguyên liệu sau: đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu cô ve, đậu đũa, hạt hạnh nhân, óc chó, yến mạch,…

Do người bệnh gan cần bổ sung một lượng chất xơ lớn để cải thiện chức năng gan. Vì thế mà bên cạnh nguồn chất xơ đến từ rau xanh, trái cây thì các loại ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong danh sách thực đơn của người bệnh.

Chất xơ và nguồn vi khoáng đến từ đậu có thể làm sạch đường tiêu hóa, và hỗ trợ lọc gan, lọc máu loại bỏ những độ tố tích tụ trong cơ thể. Một số nghiên cứu cũng cho rằng lượng tinh bột lành mạnh có trong ngũ cốc có thể giảm tải gánh nặng của gan, cũng như giảm cholesterol trong máu. Trong đó các loại đậu được chế biến chín kỹ, nước đậu uống thành nhiệt có thể điều trị được chứng chướng bụng, khó tiêu của người bệnh viêm gan B.

Rau có màu xanh đậm

Nhóm rau xanh có lượng chất xơ tan trong nước, và đồng thời nhờ có hàm lượng vitamin cao mà các loại rau xanh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh viêm gan B. Những loại rau thường được khuyến khích trong bữa ăn của bệnh nhân viêm gan B gồm có  súp lơ xanh, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây…

Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B
Các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B được khuyến khích sử dụng

Các loại rau màu xanh đậm kể trên đều được đánh giá có hàm lượng khoáng chất cao hơn so với các loại rau củ thông thường. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của virus viêm gan B tấn công – nguyên nhân khiến người bệnh mất dần sức đề kháng.

Trong đó, rau má được xếp vào hàng những loại rau tốt nhất cho người viêm gan B nhờ khả năng thanh nhiệt, thải độc, làm mát gan, lợi tiểu. Người bệnh có thể chế biến rau má thành các món canh, rau sống, cháo hoặc nước ép rau má. Trung bình mỗi tuần bệnh nhân viêm gan cần bổ sung khoảng 300 gram rau má phục vụ nhu cầu thải độc của cơ thể.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nhiều bệnh nhân viêm gan B cho rằng việc uống sữa có thể vô tình “nuôi dưỡng” mầm mống virus gây bệnh viêm gan B. Tuy nhiên một nghiên cứu đã nhận định, những người bị viêm gan B có khuynh hướng thiếu hụt vitamin D gây bệnh. Vì chức năng tổng hợp chất béo của gan cần đến loại vitamin này, nên khi vitamin D suy giảm thì chức năng gan cũng sẽ suy yếu. 

Một trong những cách bổ sung vitamin D đơn giản là uống sữa. Trung bình người bị viêm gan B nên bổ sung khoảng 200 – 500 ml sữa/ngày hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Tuy nhiên uống nhiều sữa cũng có thể khiến bạn khó tiêu và đầy bụng. Người bệnh nên kết hợp luân phiên bổ sung các nguồn cung cấp vitamin D khác đến từ hải sản như sò, dầu gan cá, ngũ cốc…

Các loại hoa quả, trái cây tươi

Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B
Việt quốc là loại trái cây có tác dụng tốt đối với chức năng gan

Trái cây có nhiều vitamin và chất xơn, vì thế chúng được liệt kê vào nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B. Các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh bổ sung các loại trái cây có nhiều vitamin A, C như cam, đu đủ, dâu tây, việt quất,… đây đều là những nhóm thực phẩm rất có lợi cho người bị viêm gan B. 

Trái cây cung cấp lượng vitamin C lớn nhất – đây là dưỡng chất tham gia vào hoạt động tăng cường đề kháng đối phó với các loại virus gây bệnh và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Người bệnh viêm gan B nên ăn trái cây tươi hoặc uống nước trái cây nếu như việc ăn trực tiếp khiến bạn khó tiêu, chướng bụng.

***LƯU Ý: Một nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm gan B là người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, gan có thể đào thải độc tố qua đường tiết niệu hiệu quả và cơ thể bạn có thể loại bỏ được những mầm mống virus gây bệnh. Bệnh nhân nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày theo lời khuyên chuyên gia.

Song song với việc uống nước lọc, bệnh nhân cũng có thể kết hợp uống trà thảo mộc hoặc uống nước ép trái cây. Một số loại nước được cho là có tính mát, có lợi cho hoạt động thải độc gan bao gồm trà atiso, trà râu bắp, rau má, cây chó đẻ, trà cà gai leo… Đây đề là những loại trà thanh mát, có thể hạ men gan và đồng thời ức chế sự phát triển của virus viêm gan B.

Những món ăn bài thuốc tốt cho người bị viêm gan B

Từ những loại thực phẩm tốt cho người viêm gan B kể trên, người bệnh có thể linh hoạt thay đổi cách chế biến thành những món ăn ngon miệng, đẹp mắt. Do viêm gan B thường khiến người bệnh chán ăn nên việc chế biến món ăn sao cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo có đủ các thực phẩm ưu tiên kể trên khá khó khăn. Người bệnh có thể tham khảo các món ăn bài thuốc đơn giản sau:

***Canh cần tây nấu thịt bằm và nấm hương

Chuẩn bị

  • 1 nhánh rau cần tây lớn
  • 100 gram thịt nạc lợn bằm mỗi loại
  • 20 gram nấm hương khô
  • 3 tép tỏi
  • Muối, hạt nêm

Cách chế biến

  • Đem sơ chế rau cần tây và nấm hương, cắt bỏ gốc rễ, cần tây cắt nhỏ.
  • Nấm hương cho vào tô nước nóng ngâm cho đến khi mềm, sau đó thái sợi mỏng.
  • Phi thơm tỏi rồi cho thịt bằm vào nồi xào chín, cho thêm nước vào nồi nấu sôi.
  • Cho vào nồi nấm hương và cần tây vào nấu chín, nêm gia vị cho vừa miệng.
  • Nên ăn khi còn nóng trong lúc bụng còn đang đói để giải nhiệt, tiêu độc.
  • Với món ăn này, người bệnh bị viêm gan B cấp hay mãn tính đều dùng được.

*** Cháo rau má đậu xanh mát gan

Chuẩn bị

  • 30 gram gạo tẻ
  • 1 lạng rau má tươi 
  • 50 gram đậu xanh tẩy vỏ

Cách chế biến

  • Đầu tiên bạn nên đi vo gạo và đậu xanh sau đó đem hầm nhừ thành cháo.
  • Rau má nhặt bỏ lá úa và rễ còn sót, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi cháo đun sôi
  • Cho vào nồi cháo một ít muối, 1/2 thìa đường rồi tắt bếp dùng khi còn nóng.
  • Món ăn có tác dụng thanh nhiệt và thải độc rất tốt, người bệnh chia ăn 1 – 2 lần khi đói bụng.

***Canh thịt lợn nấu nấm rơm

Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B
Người bệnh viêm gan B nên ưu tiên những món ăn thanh đạm và sử dụng chất béo từ thực vật

Chuẩn bị

  • 200 gram nấm rơm.
  • 200 gram thịt nạc lợn. 

Cách thực hiện

  • Thịt lợn đem thái nhỏ thành miếng vừa ăn, nấm rơm rửa sạch rồi cắt làm đôi.
  • Cho cả hai nguyên liệu vào nồi đất, thêm vào một ít nước rồi nấu trên lửa vừa.
  • Bạn nêm gia vị vừa ăn rồi dọn ăn khi còn nóng.

***Cháo gạo lức nấu hải sâm 

Chuẩn bị

  • 1 bó cải cúc
  • 40 gram hải sâm mỗi loại
  • 80 gram gạo lức 
  • 8 quả táo đỏ

Cách chế biến

  • Gạo bạn đem đi vo sạch, đem hầm nhừ cùng với lượng nước vừa đủ.
  • Hải sâm ngâm đem bóp muối cho sạch rồi cho vào nước ngâm mềm.
  • Rau cải cúc rửa, cắt nhỏ bằng đốt ngón tay, cho vào đun đến khi cháo nhừ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào nấu thêm 5 phút, ăn khi còn nóng lúc bụng đói.

***Món chè táo đỏ đậu phộng 

Chuẩn bị

  • 30 gram táo đỏ
  • 30 gram đường phèn
  • 30 gram đậu phộng (lạc)

Cách chế biến

  • Đầu tiên người bệnh hầm đậu phộng cho mềm trong nồi nước rồi cho tiếp táo đỏ vào nồi nấu 20 phút.
  • Đến khi có mùi thêm, người bệnh thêm đường phèn vào, sau đó quậy đến khi đường tan, tắt bếp.
  • Dùng món này hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng trong 30 ngày liên tiếp. 

Bài viết đã tổng hợp những loại thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có trong bữa ăn hàng ngày. Trên hết để việc  điều trị đạt hiệu quả thì người bệnh cần kết hợp ăn uống khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh sẽ giúp bác sĩ có phương hướng hỗ trợ phù hợp cho tình trạng bệnh lý của bạn.

Bài viết liên quan: Các biểu hiện của bệnh viêm gan B ở giai đoạn đầu

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *