Các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay và những lưu ý khi dùng

Thuốc giảm đau bụng kinh giúp chị em thoải mái hơn trong kỳ kinh nguyệt hiện nay không hề ít. Những thuốc này thường có tác dụng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, liệu sử dụng các loại thuốc này có thực sự an toàn và phải lưu ý những gì khi dùng để đảm bảo cho sức khỏe?

Top 7 thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Giám đốc Phòng khám Đông y Việt Nam, đau bụng kinh là tình trạng vô cùng phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà cơn đau cũng như sự khó chịu sẽ khác nhau.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT

Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:

Rất nhiều người chỉ cảm nhận cơn đau rất nhẹ nhàng rồi nhanh chóng trôi qua trong ngày đầu tiên. Thế nhưng có những người phải chịu đựng cơn đau bụng kinh dữ dội. Thậm chí là đau lan xuống phần lưng, bụng dưới. Nhiều người đau đến mức xanh xám mặt mày và phải cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau.

Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau bụng kinh cho chị em lựa chọn và sử dụng. Và dưới đây là một số loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em sử dụng giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhẹ nhàng và “yên bình” hơn.

Hành trình của một cô gái khi bước vào đời cần rất nhiều thứ, đó có thể là tri thức của 12 năm đèn sách, sự tự tin, hoặc những kỹ năng sống cực kỳ hữu dụng được chia sẻ từ cha mẹ, từ các bậc tiền bối. Đối với Tuệ Lâm, một món quà quý giá mà mẹ đã dành cho bạn chính là sự đồng hành, thấu hiểu và giúp đỡ cùng đi qua những năm tháng mệt mỏi vì rối loạn kinh nguyệt.

1. Thuốc giảm đau bụng kinh Aspirin

Aspirin – một loại thuốc quá quen thuộc với tất cả chúng ta chứ không chỉ riêng gì các chị em phụ nữ. Bởi vì đây là loại thuốc được dùng để làm giảm các cơn đau đầu thông thường.

Ngoài ra, Aspirin còn có thể được dùng để giảm những cơn đau bụng kinh cho chị em khi đến kỳ nguyệt san.

Aspirin là một loại thuốc giảm đau bụng kinh được nhiều chị em lựa chọn

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Bạn gái chưa đủ 18 tuổi thì không nên dùng thuốc để giảm đau bụng kinh.
  • Nếu thực sự cần thiết bạn có thể uống thuốc sau 4 giờ, nhưng phải đảm bảo không uống quá 4g một ngày.
  • Cần gặp bác sĩ tư vấn đề cách dùng thuốc nếu có vấn đề về dạ dày, gan, thận.

2. Thuốc giúp giảm đau bụng kinh Cataflam

Đây có thể được xem là một loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh phổ biến được rất nhiều chị em sử dụng. Ngoài ra, thuốc Cataflam còn điều trị các cơn đau cấp tính như bong gân, đau cột sống, đau nửa đầu…

Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để hỗ trợ điều trị một số cơn đau do viêm nhiễm phụ khoa, viêm tai – mũi – họng.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Không sử dụng thuốc cho bạn gái chưa đủ 14 tuổi. Uống thuốc với nước và không nên nhai.
  • Khi dùng thuốc bạn chỉ nên uống từ 50-150 mg một ngày, tối đa không quá 200mg một ngày.
  • Nên dùng thuốc trước bữa ăn, bắt đầu áp dụng khi có dấu hiệu của đau bụng kinh.
  • Tùy vào mức độ của tình trạng đau bụng kinh mà dùng thuốc vào những ngày tiếp theo hoặc dừng.
Thuốc giúp giảm đau bụng kinh phổ biến Cataflam

3. Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn Mefenamic Acid

Mefenamic Acid là loại thuốc giảm đau không steroid khá phổ biến hiện nay. Những cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa thuốc hoàn toàn có thể giải quyết. Chưa kể, thuốc còn được dùng khi chị em bị đau bụng, mất quá nhiều máu trong kỳ kinh.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Nên dùng thuốc theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn.
  • Khi uống thuốc bạn nên uống cùng với 240ml nước.
  • Sau khi uống khoảng 10 phút đầu tiên bạn không nên nằm.
  • Nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày bạn có thể uống thuốc cùng loại thức ăn nào đó hoặc sữa.
  • Dùng thuốc ở đầu chu kỳ kinh nguyệt để thuốc phát huy công dụng.
  • Không sử dụng thuốc liên tiếp trong 7 ngày.

4. Thuốc Hyoscinum giảm đau bụng kinh

Đây là loại thuốc có công dụng chống co thắt, gây giãn cơ. Cơ chế hoạt động đó là làm liệt giao cảm nên giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc Hyoscinum:

  • Thuốc có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, khô miệng, tiểu tiện bí hoặc dị ứng da nhẹ (hiếm gặp).
  • Không dùng thuốc cho người bị cườm nước, rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.

5. Giảm đau bụng kinh với Khang nữ đan

Khang nữ đan được biết đến là sản phẩm giảm đau bụng kinh tự nhiên an toàn. Được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như ích mẫu, xuyên khung, đương quy, hương phụ, ngải cứu…

Không chỉ giúp giảm đau bụng kinh, thuốc còn giúp chị em điều hòa kinh nguyệt. Từ đó giúp da dẻ khỏe mạnh, hồng hào và tươi sáng hơn. Ngoài ra, Khang nữ đan còn có công dụng chống viêm, trị khí hư, kích thích ăn ngon miệng.

Giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ Khang nữ đan

Lưu ý khi sử dụng Khang nữ đan:

  • Mỗi lần dùng chị em chỉ nên dùng 15ml, 2 lần/ ngày sau bữa ăn hoặc khi bị đau bụng kinh.
  • Nên dùng thuốc khi có dấu hiệu có kinh đến khi hết kinh.
  • Sử dụng từ 3-6 tháng kinh nguyệt liên tiếp để có hiệu quả tốt hơn.

6. Thuốc giúp giảm đau bụng kinh Alverin

Alverin cũng là thuốc làm giảm đau bụng kinh mà chị em có thể tìm mua khi bị cơn đau bụng dữ dội. Thuốc với công dụng chính là chống lại các cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới.

Vì thế, ngoài giảm đau bụng kinh chị em có thể dùng thuốc để khắc phục những cơn đau do co thắt ruột kết; túi thừa; những bệnh liên quan đến đường ruột hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Alverin:

  • Để giảm đau bụng kinh, chị em dùng khoảng 60-120mg, chia thành 1-3 lần uống mỗi ngày.
  • Có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu chị em bị tắc ruột hoặc có vấn đề ở ruột non.

7. Thuốc Dolfenal

Dolfenal thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid. Thuốc với nhiều công dụng từ giảm đau bụng kinh cho đến đau đầu, đau do chất thương, đau răng, sốt…

Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong trường hợp nữ giới bị rong kinh kèm theo co thắt.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Uống 1 viên/ lần, 3 lần 1 ngày theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ.
  • Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn đều được
  • Mỗi đợt không nên uống quá 1 tuần, thông thường uống 2-3 ngày.
  • Không dùng thuốc cho những người suy thận, suy gan.
  • Người bị viêm loét đại tràng, loét dạ dày cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Một số tác dụng phụ chị em có thể gặp phải như đau bụng, buồn nôn, nổi ban, khó tiêu, mề đay, trầm cảm…
Dolfenal thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, đã là thuốc thì bất cứ loại nào cũng đều sẽ có những mặt lợi và mặt hại tồn tại song song với nhau. Vì thế bác sĩ Hà khuyên chị em hãy lưu ý về 2 mặt này để sử dụng thuốc một cách tốt nhất.

1. Ưu điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Đầu tiên, thuốc giảm đau bụng kinh thường có tác dụng nhanh giúp làm giảm và ngưng cơn đau, co thắt tử cung giúp chị em không có cảm giác đau đớn và mệt mỏi nữa.

Dùng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nếu đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi lạnh, cơn đau mạnh từ lưng xuống bụng dưới…

Cơ thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể sinh hoạt, làm việc một cách bình thường.

2. Nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bác sĩ Hà cũng chỉ ra một số nhược điểm, hạn chế của thuốc đau bụng kinh như:

  • Nếu sử dụng thuốc kéo dài, thường xuyên bạn sẽ bị lệ thuộc vào thuốc.
  • Không còn khả năng tự chống chọi lại với cơn đau.
  • Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
  • Mất khả năng sinh sản nếu lạm dụng, không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau bụng kinh sẽ khiến bạn bị nhờn thuốc

Chính vì vậy mà Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà khuyên chị em nên dùng thuốc hợp lý. Chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết, tuyệt đối không lạm dụng, dùng thuốc thường xuyên. Ngoài ra, nếu nguyên nhân đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì chị em cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì chị em cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Chữa đau bụng kinh hiệu quả, an toàn bằng bài thuốc Đông y

Theo bác sĩ Hà, Đông y phân chia đau bụng kinh (thống kinh) thành 3 thể chủ yếu gồm: Đau bụng kinh nguyên phát; đau bụng kinh thứ phát và thống kinh màng. Mỗi một thể bệnh bác sĩ sẽ kê những bài thuốc phù hợp tương ứng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những vị thuốc được bác sĩ Đỗ Thanh Hà sử dụng là các loại thảo dược thiên nhiên có công dụng hoạt huyết, bổ huyết. Nhờ vậy sẽ giúp lưu thông máu hiệu quả, đồng thời tán ứ, giảm triệu chứng đau và điều hòa kinh nguyệt lại mức ổn định.

Các vị thuốc như trinh nữ hoàng cung, đương quy, ích mẫu, huyền sâm là những vị thuốc tôi thường sử dụng trong chữa đau bụng kinh. Đó là những vị thuốc có công dụng lưu thông khí huyết, bổ huyết, tăng cường sức khỏe cho người bệnh” – Bác sĩ Hà chia sẻ.

Do được bào chế từ các loại thảo dược nên bài thuốc của bác sĩ Hà sẽ đảm bảo an toàn, lành tính cho người bệnh. Đặc biệt, phương pháp chữa trị mang tính cá nhân hóa cao nên tùy vào từng thể bệnh, đối tượng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau.

Đến nay đã có rất nhiều người chữa trị thành công tình trạng đau bụng kinh với bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Cụ thể bạn Phương Anh, 30 tuổi, sống tại Thanh Hóa cho biết: “Mình bị đau bụng kinh, mỗi khi đến ngày lại kèm theo cơn đau dữ dội, kéo dài, đó là cơn ác mộng của mình thời con gái. May mắn được bác sĩ Đỗ Thanh Hà chữa trị giờ đây mình đã cảm thấy thoải mái, tự tin, không còn đớn đau vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Vô cùng cảm ơn bác sĩ Hà”.

VIDEO: Khám phá bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt của bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Để được thăm khám cũng như điều trị bệnh với bác sĩ Đỗ Thanh Hà chị em vui lòng liên hệ:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thàn phố Hà Nội.
  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 26680989 913 935 (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

**Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chỉ trực tiếp thăm khám tại cơ sở Hà Nội.

Thông tin hữu ích:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bị đau bụng kinh từ tuổi dậy thì, chịu đựng bao năm vì nghĩ sau khi lấy chồng sẽ hết, ấy vậy mà sinh con xong Thùy Linh còn đau đớn dữ dội nhiều hơn. Dùng nhiều phương pháp nhưng không đỡ, thật may mắn nhờ bài thuốc Y học cổ truyền của Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà chị đã khỏi hoàn toàn kể từ đó đến nay.

Bình luận (30)

  1. Thanh Loan says: Trả lời

    Cái gì cũng có hai mặt của nó cả, ta cứ dùng như theo chỉ định bác sĩ và liều lượng vừa đủ là không sao hết đâu. Mình vẫn dùng thuốc giảm đau bụng kinh này, vẫn luôn tin tưởng nếu dùng đúng liều lượng.

  2. Lê Tiểu My says: Trả lời

    Nghe nói đến mất khả năng sinh sản nếu lạm dụng thuốc là sợ lắm rồi. Chắc dùng mấy mẹo dân gian sẽ tốt hơn. Còn đau nặng quá thì đi khám chứ chẳng dám sử dụng tự ý đâu ạ.

    1. Bích Hợp says: Trả lời

      Nếu đau nhẹ bạn có thể uống nước gừng, gừng có tính nóng, uống vào để giữ ấm cho bụng là đỡ thôi bạn à.

    2. Huyền Thanh says: Trả lời

      Uống trà gừng cũng tiện nè, em hay dùng trà gừng thay cho gừng tươi hiệu quả ko kém đâu. Đau bụng kinh thường là do co thắt tử cung với lạnh bụng nên mới vậy, ta cứ massage phần bụng dưới với uống cái gì ấm ấm là ok đó ạ.

  3. Hoàng Phượngg says: Trả lời

    Thấy ở đây có nhiều chị em quá nên mình có 1 lưu ý này đó là nếu các mẹ có con đang ở tuổi dậy thì, nhất là mấy bé 13,14 tuổi ấy thì hãy để ý đừng cho trẻ tự mua thuốc về uống. Bé gái bên cạnh nhà mình do uống thuốc giảm đau bụng kinh quá thường xuyên mà làm ảnh hưởng đến thận đấy. Khổ thân con bé, mới tí tuổi mà đã như vậy. Các mẹ nhớ lưu ý cho con nha.

    1. Nguyễn Nhung says: Trả lời

      Mình cũng có con giá và luôn nhắc nhở cháu nếu đau bụng quá thì phải bảo mẹ, ko được dùng thuốc lung tung. Bình thường bé nhà mình cũng ko đau nhiều nên mình hay cho cháu chườm nóng thôi.

    2. Anh Nguyen says: Trả lời

      Nguy hiểm quá, mấy bé gái dùng thuốc giảm đau sớm thì ko tốt đâu. Giờ các mẹ hay bận bịu công việc mà để cho các em tự lập và muốn làm gì cũng được. Nhất là bố mẹ ở thành phố.

  4. Nguyễn Hường says: Trả lời

    Công nhận thuốc giảm đau uống vào khoảng vài phút thôi là cơn đau bụng kinh giảm hẳn, người dễ chịu. Mấy triệu chứng lạnh chân tay, đổ mồ hôi cũng ko còn.

  5. Thu Hòa says: Trả lời

    Em nhé, tháng nào đến tháng là tháng đó em đau vật vã. Học theo trên mạng mách nhỏ thì cứ 1 tuàn trc khi có kinh em sẽ uống nước lá ngải cứu, ăn mấy món như trứng rán ngải cứu, canh ngải cứu thịt xay… vân vân… để giúp giảm đau khi đến tháng. Ấy vậy mà em ko hề thấy có hiệu quả, cơn đau bụng vẫn cứ dữ dội, nó kéo dài 2 ngày liền cơ chứ ko phải 1 ngày như mọi người đâu. Ngày kinh thì còn 8 ngày nữa chứ. Em sợ bị bệnh phụ khoa gì quá, em có quan hệ rồi và năm nay 25 tuổi. Em có nên đi khám xem thế nào ko ạ/ Nếu khám em nên khám ở đâu mới tốt các chị?

    1. Tâm Lê says: Trả lời

      Đau như vậy thì mình khuyên bận nên đi khám ạ. Kinh nguyệt có vấn đề là báo hiệu sức khỏe sinh sản có vấn đề đấy. Bạn năm nay 25 tuổi rồi, cũng đã đến tuổi lập gia đình nên hãy đi khám xem thế nào, đừng chủ quan. Còn về khám ở đâu thì bạn cứ đến bệnh viện lớn ở khu vực bạn sống để khám là tiện nhất. Nếu ở tỉnh thì nên tới Phụ sản TW, Phụ sản Hà Nội bạn à.

    2. Nguyễn Trang says: Trả lời

      Khám Tây y thì mấy bệnh viện Phụ sản Tw, Ps à Nội, Từ Dũ… là lựa chọn tốt đó bạn. Còn Đông y thì có thể khám ở bệnh viện YHCT TW, Phòng khám Đông y Việt Nam – tại đó có bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên trưởng khoa Phụ BV YHCT Trung ương trực tiếp khám, bác sĩ được đánh giá cao lắm.

    3. Phương Lê says: Trả lời

      Cảm ơn những chia sẻ và tư vấn của các chị ạ.

  6. Kim Tuyến says: Trả lời

    Các chị có ai biết địa chỉ khám và chữa đau bụng kinh bằng ĐÔng y tốt ko ạ, chỉ em với. Thuốc tây là em ko muốn dùng rồi vì sợ phụ thuộc vào nó mà nó cũng chẳng “bổ béo” gì. Chỉ muốn an toàn theo kiểu Đông y thôi ạ.

    1. Thảo Moon says: Trả lời

      Chữa đau bụng kinh Đông y thì cũng có khá khá đấy nhưng tốt thì mình khuyên bạn nên tới chỗ cô Đỗ Thanh Hà bên 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội ấy. Cô có gần 40 năm trong chữa trị bệnh phụ khoa, bạn có thể xem thêm thông tin của bác sĩ ở đây nhé! https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/bac-si-do-thanh-ha-chua-viem-phu-khoa-giup-chi-em-thoat-khoi-noi-am-anh-benh-kho-noi-c683a1086186.html

    2. Huyền Trang says: Trả lời

      Em cũng khám ở chỗ bác sĩ Hà này, phải nhận xét một cách khách quan là bác sĩ rát tận tâm và tỉ mỉ ạ. So với mấy bác sĩ ở Bv phụ sản HN hay TƯ thì đến đây là hợp lý đó chị ới.

  7. Quỳnh HƯơng says: Trả lời

    Không ai nhắc đến Dolfenal nhỉ, tôi thì dùng loại này, vừa giảm đau bụng kinh vừa giảm đau đầu, đau răng, sốt nữa… đa di năng luôn. Tuy nhiên, thi thoảng cũng bị buồn nôn khi dùng thuốc.

  8. Bích Phương says: Trả lời

    Do thích thảo dược nên mình dùng loại Khang nữ đan ấy, thuốc Tây sợ lắm. Mà bạn mình bảo dùng Thông huyết điều kinh cũng có thể giảm đau bụng kinh chả biết thế nào.

    1. Kiều Minh Hòa says: Trả lời

      Ai bị rối loạn kinh nguyệt dùng Thông huyết điều kinh ok đấy ạ. Nhỏ em ở công ty em nó khen lắm, dùng còn đỡ đau bụng kinh nữa.

    2. Vân Anh Lê says: Trả lời

      Thuốc này bán ở hiệu thuốc có đắt ko chị em ơi?

    3. Bích Dương says: Trả lời

      Không đắt đâu bạn ơi, hình như chỉ từ 35-40k một hộp thôi. Theo như review thì loại này có vẻ vừa rẻ vừa tốt đó.

  9. Diệu Linh says: Trả lời

    Cataflam – thuốc này tôi hay dùng, khá là tốt, thỉnh thoảng có đau khớp cũng uống được cho đỡ đau. Do đau bụng thường xuyên nên mình đi khám rồi được bsi chỉ cho thuốc này, có đơn thuốc, liều uống cụ thể luôn chứ ko uống lung tung nha chị em.

    1. Phương Thảo says: Trả lời

      C đi khám đau bụng kinh ở đâu vậy chị ơi? Em chỉ sợ đi khám ra tá bệnh nên nhác chả chịu đi bao giờ.

    2. Thanh Tâm says: Trả lời

      Nếu đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên thì bạn nên đi khám sớm nhé. Vì đau bụng này cảnh báo nhiều bệnh lắm, nếu có bệnh thì phải chữa nhỡ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này lại khổ bạn ơi.

    3. Ánh Tuyết says: Trả lời

      Khám thì có nhiều nơi lắm, Bệnh viện phụ sản TƯ, Phụ sản HN này, cứ đến bệnh viện lớn cho yên tâm nhé bạn.

  10. Tuyết Nguyễn says: Trả lời

    Dùng thuốc giảm đau nhiều có thể dẫn tới tình trạng nghiện thuốc đó mấy chị em ơi. Ko đơn giản đâu ạ. https://suckhoedoisong.vn/co-nen-dung-thuoc-giam-dau-tri-dau-bung-kinh-n133345.html

    1. Quỳnh Bống says: Trả lời

      Nhưng có những lúc đau quá ko chịu được thì mình vẫn có thể dùng thuốc chứ ạ. Chỉ là ko được lạm dụng nó thôi.

    2. Nguyễn Thu Hằng says: Trả lời

      Đúng rồi bạn, chỉ là mình dùng sao cho hợp lý thôi chứ mình cũng có lúc phải dùng đến nó. Nhưng uống paracetamol bình thường chứ ko có thuốc gì đặc biệt như trên này.

  11. Phương Dung says: Trả lời

    Em không hay dùng thuốc giảm đau bụng kinh đâu, mấy thuốc này có loại em còn chẳng biết. Em hay áp dụng mấy cái phương pháp tự nhiên thôi, ví dụ như mấy cách trong bài viết này chẳng hạn, ngải cứu là thường xuyên nhất. https://drbacsi.com/cach-lam-giam-dau-bung-kinh/

    1. Hồng Hồng says: Trả lời

      Mình thì rất thường xuyên dùng thuốc Tây, cứ đến tháng mà đau bụng là dùng aspirin hoặc paracetamol. May mà chỉ đau một buổi đầu thôi, cùng lắm là 1 ngày đầu tiên. Tuy nhiên vẫn hơi sợ do mình dùng thường xuyên.

    2. Thu Nguyễn says: Trả lời

      Ko uống thuốc giảm đau khi đến ngày là tốt đấy bạn ơi, mình đây cũng chẳng dùng, cứ đến kỳ ăn uống mấy thức ăn dễ tiêu hóa, uống nước ấm, đi bộ nhẹ nhàng, chườm nóng là thấy ổn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *