Thuốc hỗ trợ trị vảy nến da đầu tốt hiện nay

Thuốc nào trị vảy nến da đầu hiệu quả và cách sử dụng ra sao là điều mà nhiều người khi mắc bệnh luôn thắc mắc. Nắm được nguyên lý điều trị cũng như tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ giúp việc chữa trị có được kết quả tốt hơn. Dưới đây là những loại thuốc chữa bệnh phổ biến cho vảy nến da đầu.

Vảy nến da đầu gây ra các tổn thương vùng da chân tóc, sau gáy hay trán… Điều trị bệnh cần tập trung vào làm giảm triệu chứng bong tróc, khô ráp và ngứa ngáy do vảy nến gây ra. Các loại thuốc chữa bệnh phổ biến với các dạng: thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc tiêm trong cơ thể. 

Thuốc bôi cho người bệnh trị vảy nến da đầu

Với Tây y, khi khám bệnh bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân nhiều loại thuốc. Với giai đoạn khởi phát của bệnh các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ đem lại hiệu quả tức thì. Những nhóm thuốc bên dưới giúp các tổn thương nhanh lành cũng như hạn chế sự lan rộng của vảy nến. 

Thuốc mỡ acid salicylic trị vảy nến da đầu

Acid salicylic có tác dụng tẩy tế bào sừng chết bên ngoài da, giúp các mảng vảy nến nhanh bong,làn da trở lại mềm mại hơn. Thuốc mỡ chứa acid salicylic dùng bôi trực tiếp vào vùng da bị vảy nến. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú. 

Thận trọng không để thuốc dính vào mắt hay miệng. Nếu thấy có dấu hiệu kích ứng khi điều trị bằng thuốc cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Acid salicylic dùng trong điều trị vảy nến
Acid salicylic dùng trong điều trị vảy nến

Thuốc mỡ kháng sinh kết hợp với corticoid 

Khi mắc vảy nến, điều trị cần giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại trên da. Các loại thuốc kháng sinh bôi ngoài thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Corticoid (glucocorticoid) là thuốc kháng viêm sử dụng trong trường hợp viêm da,vảy nến, dị ứng… 

Nhóm thuốc này chỉ được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn bởi nếu dùng lâu có thể xuất hiện tác dụng phụ như mỏng da, kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng… Các loại thuốc bôi kháng sinh được sử dụng rộng rãi như: 

  • Fucidin-H  thuốc dùng tại chỗ có sự kết hợp giữa kháng sinh (axit fusidic) và corticosteroid (hydrocortisone). Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của nấm, vi khuẩn, cải thiện tình trạng mẩn đỏ, ngứa, đóng vảy da, sưng loét trên da.
  • Dipolac là thuốc corticoid dùng tại chỗ có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.ức chế sự phát triển của các loại vi nấm.
  • Hidem Cream là dược phẩm được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh da liễu thường gặp 
Fucidin-H là một trông những loại thuốc bôi ngoài
Fucidin-H là một trông những loại thuốc bôi ngoài

Thuốc chống nấm trị vảy nến da đầu 

Nhóm thuốc chống nấm có tác dụng kháng viêm, giảm thiểu sự tăng sinh tế bào. Nhóm thuốc bôi ngoài da này còn làm cho làn da mềm mại hơn và trị ngứa… Một số tên thuốc thường gặp là:

  • Fucicort Cream có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng da, bao gồm vi khuẩn gram, staphylococcus, chủng kháng penicillinase,…
  • Gentrisone là thuốc điều trị bệnh da liễu thường gặp. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp nấm da, viêm da nhiễm trùng, lang ben, vảy nến…
  • Kedermfa Cream là thuốc điều trị các bệnh da liễu thường gặp. Thuốc có tác dụng chống nấm, kháng vi khuẩn và ký sinh trùng,…

Kem dưỡng ẩm 

Ngoài tiêu sừng, giảm viêm, chống nấm thì việc dưỡng ẩm cho làn da cũng vô cùng quan trọng. Da có đủ ẩm sẽ khỏe mạnh và chống được các tác nhân gây bệnh. Mùa lạnh, độ ẩm xuống thấp khiến da rất khô, nứt nẻ, thậm chí còn bị bong tróc, gây ngứa, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh vảy nến. Bởi vậy, cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da.

Một số loại kem dưỡng ẩm lành tính có thể sử dụng như:

  • Laroche Posay 
  • Cetaphil 
  • Aveeeno
Kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da vùng bị vảy nến
Kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da vùng bị vảy nến

Nhóm thuốc uống điều trị vảy nến da đầu 

Nhóm thuốc bôi điều trị tại chỗ sẽ không có khả năng điều trị được vảy nến da đầu khi bệnh chuyển biến giai đoạn nặng. Khi này, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc uống hoặc tiêm nhằm ức chế hệ miễn dịch, ngừa dị ứng và hạn chế quá trình tăng sinh tế bào. Các nhóm thuốc được dùng có thể kể đến: 

Thuốc ức chế hệ miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch là những loại hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn hiện tượng viêm ngoài da. Nhóm thuốc này bao gồm:

  • Medrol (Methylprednisolone) là một loại thuốc được sử dụng để làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, nhờ đó cải thiện các triệu chứng sưng, đau và phản ứng dị ứng.
  • Thuốc Methylprednisolon là loại thuốc được dùng trong việc ức chế hệ miễn dịch và giúp giảm viêm hiệu quả. Được sử dụng trong điều trị bệnh về da
  • Metrothexate: Đây là một trong những loại thuốc phổ biến nhất, có công dụng hiệu quả trong việc chống viêm nhiễm, đồng thời làm giảm quá trình sản sinh tế bào da và làm chậm tiến trình bệnh viêm khớp vảy nến ở một số bệnh nhân bị biến chứng.

Một số tác dụng phụ của loại thuốc này là tăng khả năng nhiễm trung hay ung thư da, gây tăng huyết áp, đau dạ dày, các bệnh về thận…

Thuốc kháng histamin, chứa corticoid

Ngăn ngừa hiện tượng sản sinh histamin trong cơ thể giúp hạn chế các bệnh da liễu. Corticoid như đã đề cập là nhóm thuốc kháng viêm. Sử dụng corticoid qua thuốc uống đem lại dược tính cao hơn. Tuy nhiên nguy cơ gây ra tác dụng phụ cũng không nhỏ. 

Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Những thuốc thuộc nhóm này như:  Thuốc Desloratadin là một trong những loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin; Thuốc Metasone có chứa hoạt chất Betamethasone. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp có đáp ứng với corticoid…

Thuốc Metasone
Thuốc Metasone

Thuốc làm giảm quá trình tăng sinh tế bào

Vảy nến xuất hiện do rối loạn quá trình tăng sinh tế bào, khiến các lớp biểu bì cũ chưa kịp mất đi,lớp mới đã xuất hiện và chồng chất lên nhau. Khi quá trình tái tạo tế bào trên da được ổn định, triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm. Người bệnh có thể được chỉ định dùng những thuốc như: 

  • L-Cystine: là một loại amino acid được chiết xuất từ nhung hươu. Thuốc có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời tăng cường tốc độ chuyển hóa và tái tạo da..
  • Retinoids: Đây là nhóm thuốc có liên quan đến vitamin A, với tác dụng chính là giảm thiểu quá trình tăng sinh tế bào da ở người bệnh, đặc biệt trong các trường hợp tình trạng bệnh vảy nến da đã chuyển biến nặng nhưng lại không đáp ứng với các loại thuốc điều trị khác!

Dầu gội trị vảy nến da đầu

Vệ sinh da khi bị vảy nến da đầu là điều cần thiết. Các loại dầu gội đặc trị bệnh có thể kết hợp với những thành phần thuốc chữa vảy nến. Sử dụng dầu gội chữa bệnh cũng cần lưu ý với người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. 

  • Dầu gội chứa nhựa than coal tar: Coal tar có tác dụng giảm ngứa, khô da hay kích ứng vùng da đầu, hạn chế  hiện tượng bong tróc ngoài da. Tuy nhiên có thể làm giảm sắc tố da, viêm nang lông…
  • Dầu gội chiết xuất thảo dược: đinh hương, bồ kết, kinh giới…
  • Dầu gội đặc trị gàu chứa acid salicylic hoặc selenium sulfide… điều trị nấm, tiêu sừng.
Coal tar là thành phần trong các loại dầu gội trị vảy nến da đầu
Coal tar là thành phần trong các loại dầu gội trị vảy nến da đầu

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến da đầu

Một số thành phần trong thuốc Tây trị vảy nến da đầu có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần hết sức cẩn trọng:

  • Không tự ý sử dụng thuốc nếu không được sử cho phép của bác sĩ chuyên môn
  • Không dùng quá liều lượng cho phép
  • Chống chỉ định dùng thuốc cho người dị ứng với các thành phần của thuốc. 
  • Với trẻ nhỏ, phụ nữ có ý định mang thai, đang trong thai kỳ hoặc cho con bú cần thận trọng hơn vì một số loại thuốc có thể gây sảy thai,dị tật thai kỳ…
  • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi điều trị, cần đến bệnh viện để kiểm tra. 

Trên đây là tất cả những loại thuốc trị vảy nến da đầu phổ biến nhất mà chúng tôi đã tổng hợp lại được. Hy vọng với những thông tin trong bài, người bệnh sẽ có được hướng điều trị hiệu quả.

>> Tham khảo thêm: 10 loại dầu gội trị vảy nến da đầu tốt nhất có bán tại nhà thuốc

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *