Tiêm Filler là gì? Tác hại tiềm ẩn khi tiêm filler môi, mũi, cằm

Tiêm Filler là một trong những thủ thuật đơn giản có tác dụng làm mờ vết nhăn, làm đầy đặn môi, mũi và giúp khôi phục vẻ ngoài trẻ trung. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm chất làm đầy, các bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Tiêm Filler
Tiêm Filler – Phương pháp làm trẻ hóa da được nhiều chị em tin dùng

Tiêm Filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy – một dạng chất giống như gel có cấu trúc giống chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể. Những hoạt chất này sẽ được tiêm vào bên dưới da nhằm mục đích phục hồi thể tích bị mất. Từ đó, giúp làm đầy các nếp nhăn và giúp da tại vùng mắt, môi và mũi trở nên căng mịn và đầy đặn hơn.

Bên cạnh đó, tiêm Filler còn được sử dụng với mục đích tạo đường cong, làm thẳng mũi hoặc độn cằm. Đồng thời, chúng giúp làm mờ nếp nhăn ở cằm, tăng cường khôi phục sự đầy đặn của má và cải thiện tính đối xứng giữa các đặc điểm khuôn mặt.

Có mấy loại chất tiêm Filler?

Có rất nhiều sản phẩm Filler được FDA phê duyệt sử dụng trong ngành công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ. Cụ thể như:

Trải qua 2 lần sinh nở, gần 20 năm phơi mặt gió sương tần tảo vì chồng con, gương mặt chị Đào Kim Tuyền xuất hiện nám sạm, da mặt tối hơn rõ rệt so với vùng da cổ khiến chị mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp. Áp dụng nhiều cách nhưng đều nhận về thất bại, chị Kim Tuyền "thử" một giải pháp mới và trái ngọt đã đến với chị =>> Click để theo dõi hành trình trị nám sạm của chị Tuyền!
  • Hyaluronic acid (HA): Là một trong những chất tự nhiên được tìm thấy trong da. Hoạt chất này giống như gel, mềm, có tác dụng giữ và ngâm nước, giúp da đầy đặn hơn. Hyaluronic acid khi được tiêm vào cơ thể có hiệu quả kéo dài từ 6 – 12 tháng hoặc cũng có thể lâu hơn. Theo các chuyên gia, hầu hết các chất làm đầy Hyaluronic acid đều chứa một lượng nhỏ capocaine với mục đích giảm sự khó chịu tại vị trí tiêm trong và sau khi thực hiện. Một số chất HA được FDA phế duyệt dùng trong thẩm mỹ như Restylane (Restylane, Restylane Refyne, Restylane Silk,…), Belotero hoặc Juvéderm (Voluma, vollure, Juvéderm XC,…)
  • Poly-L-lactic acid: Là một chất tương thích sinh học, an toàn khi dùng trong cơ thể. Bên cạnh đó, Poly-L-lactic acid cũng được xem là chất tự phân hủy, thường được sử dụng trong y tế như chỉ khâu tự tiêu. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với vai trò chất kích thích collagen, giúp làm mềm và mịn da. Đồng thời giúp ngăn ngừa nếp nhăn trên khuôn mặt. Hiệu quả của chất làm đầy này thường kéo dài hơn 2 năm. Một số chất làm đầy Poly-L-lactic acid được FDA phê duyệt như Sculptra® A Architectural
  • Polymethylmethacrylate (PMMA): Hoạt chất này được sử dụng nhiều trong y học. Khi sử dụng dưới mục đích chất làm đầy, Polymethylmethacrylate tồn tại dưới dạng quả cầu nhỏ nằm dưới da vô thời hạn, giúp cung cấp collagen, tạo độ săn chắc và đàn hồi cho da. Chất làm đầy PMMA được FDA phế duyệt như Bellafill® (Artefill)
  • Canxi hydroxylapatite (CaHA): Chất này được tìm thấy trong xương. Khi sử dụng làm chất làm đầy, các hạt canxi nhỏ lơ lửng trong lớp gel mịn có tác dụng kích thích sản xuất collagen tự nhiên, giúp làm giảm nếp nhăn. Hiệu quả của Canxi hydroxylapatite thường kéo dài 12 tháng ở hầu hết bệnh nhân. Chất làm đầy CaHA được FDA phê duyệt là Radiesse®
  • Tiêm mỡ tự thân: Là biện pháp điều trị tiêm Filler duy nhất cần tiến hành làm phẫu thuật. Khi áp dụng phương pháp này, mỡ sẽ được thu hoạch tại khu vực khác rồi thanh lọc và tiêm vào má, mí mắt hoặc thái dương,… để phục hồi da. Hiệu quả tiêm mỡ tự thân thường kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, biện pháp này cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.
Chất làm đầy
Hiệu quả của chất làm đầy Hyaluronic acid trong việc tạo hình thẩm mỹ cho khuôn mặt (độn cằm, nâng mũi hoặc làm đầy môi) thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng

Những tác hại tiềm ẩn khi tiêm Filler

Hiện nay, tiêm Filler được xem là một trong những phương pháp điều trị thẩm mỹ được nhiều chị em ưa chuộng. Bên cạnh sự tin dùng của các quý cô, cánh mày râu cũng lựa chọn biện pháp điều trị này để làm trẻ hóa làn da. Bởi biện pháp tiêm không sử dụng phẫu thuật xâm lấn nên ít gây biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, liệu pháp tiêm thường thực hiện đơn giản.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bạn nên lựa chọn cơ sở tiêm uy tín, có cơ sở và trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt có đội ngũ nhân viên y tế có tay nghề cao. Bởi theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc lựa chọn cơ sở kém chất lượng, không có giấy phép y tế sẽ không đảm bảo yêu cầu về chất lượng chất làm đầy cộng với tay nghề của bác sĩ kém có thể gây nên những biến chứng hoặc tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp xung quanh vị trí tiêm:

  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Đỏ
  • Đau nhức
  • Nổi phát ban
  • Có cảm giác ngứa, khó chịu

Thông thường các triệu chứng này xuất hiện nhanh nhưng cũng biến mất nhanh sau khi tiêm từ 7 đến 14 ngày.

Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm

  • Xuất hiện các nốt sần hoặc khối u nhỏ quanh vị trí tiêm. Ở một số đối tượng gặp phải tình trạng này cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ
  • Phản ứng viêm với chất làm đầy (u hạt)
  • Chấn thương mạch máu do tiêm không đúng kỹ thuật
  • Gây nhiễm trùng
  • Làm rò rỉ chất làm đầy ngay tại vị trí tiêm
  • Làm chết mô do tiêm chất làm đầy vào động mạch khiến mạch máu bị chặn. Một số trường hợp bị mù do máu không lưu thông đến mắt
Tác dụng phụ của tiêm Filler
Tác dụng phụ thường gặp của tiêm Filler là bầm tím tại vị trí tiêm

Một số câu hỏi liên quan đến tiêm Filler

Tiêm Filler hiệu quả trong bao lâu?

Filler thường được cơ thể hấp thụ sau một thời gian. Do đó, chúng có tác dụng nhanh nhưng hiệu quả không kéo dài như các biện pháp phẫu thuật thẫm mỹ khác. Do đó, sau thời gian tiêm, chất làm đầy chỉ tồn tại trong cơ thể trong vòng 3 – 6 tháng và tan dần sau đó. Vì vậy, để da tiếp tục trẻ hóa, các bạn cần tiến hành tiêm mũi Filler tiếp theo. 

Tỷ lệ thành công của tiêm Filler là bao nhiêu?

Tiêm Filler là biện pháp thẩm mỹ ít xâm lấn. Bên cạnh đó, biện pháp thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra số liệu cụ thể về tủ lệ thành công khi tiêm. Bởi kết quả thành công ở mỗi người lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sức khỏe của làn da
  • Loại chất làm đầy được cung cấp
  • Kỹ năng của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Những trường hợp nào không nên tiêm Filler?

Các đối tượng sau đây không nên tiêm chất làm đầy tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

  • Người bị rối loạn đông máu
  • Bệnh nhân có da dễ để lại sẹo, đặc biệt là sẹo lồi
  • Phụ nữ đang mang thai: Mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác những chị em đang mang thai không nên tiêm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi
  • Trẻ dưới 18 tuổi
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần có trong chất làm đầy
  • Người đang bị viêm da như nổi phát ban, mụn bọc hoặc nổi mề đay.

Tiêm Filler giá bao nhiêu?

Tiêm Filler có giá từ 7 – 102 triệu đồng. Chi phí tiêm chất làm đầy phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Chất làm đầy: Giá tiêm Filler có thể cao hay thấp tùy thuộc vào chất làm đầy mà bạn chọn. Cụ thể, giá chất độn canxi hydroxylapatite như Radiesse là 687 USD/ 1 CC, Poly-L-lactic acid như Sculptra là 773 USD/ 1 CC, Hyaluronic acid như Belotero, Juvederm, Restylane là 644 USD/ 1 CC và Polymethyl-methacrylate như Bellafill là 859 USD/ 1 CC. Bên cạnh đó, chi phí có thể nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lượng chất độn mà bạn dùng.
  • Cơ sở tiêm: Mỗi cơ sở tiêm sẽ có bảng giá mức phí khác nhau. Việc lựa chọn cơ sở uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi thường sẽ có mức phí cao nhưng bù lại bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, nguy cơ biến chứng hoặc xảy ra phản ứng phụ sẽ thấp hơn
  • Yếu tố khác: Chi phí thăm khám của bác sĩ, số mũi tiêm, bộ phận cần tiêm (có thể chỉ tiêm mũi hoặc cũng có thể tiêm nhiều bộ phận khác nhau cùng một lúc),…

Để biết mức phí tiêm Filler là bao nhiêu, bạn nên liên hệ trực tiếp đến bộ phận tư vấn tại nơi bản thân muốn thực hiện để được nhân viên giải đáp chi tiết và cụ thể.

Tiêm Filler giúp bạn nhanh chóng sở hữu gương mặt thon gọn, cân đối với làn da căng mịn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bạn nên lựa chọn cơ sở tiêm uy tín, có đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *