7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác nhất

Có 2 khung tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Khung tiêu chuẩn thứ nhất là của Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ năm 1987. Khung tiêu chuẩn còn lại là của Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu năm 2010.

Để chẩn đoán một người có bị viêm khớp dạng thấp hay không, các bác sĩ không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn phải dựa vào rất nhiều các xét nghiệm cận lâm sàng.
Để chẩn đoán một người có bị viêm khớp dạng thấp hay không, các bác sĩ không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà còn phải dựa vào rất nhiều các xét nghiệm cận lâm sàng.

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 1987

Tiêu chuẩn của Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ – ACR (American College of Rheumatology) đưa ra vào năm 1987. Hệ thống này tập trung vào các biểu hiện lâm sàng ở khớp (thông qua quan sát). Có 2/7 tiêu chuẩn là dựa vào kết quả cận lâm sàng (chẩn đoán bằng xét nghiệm và hình ảnh từ các thiết bị y khoa).

Cụ thể, 7 tiêu chuẩn này gồm: cứng khớp vào buổi sáng; viêm ít nhất 3 nhóm khớp; viêm các khớp ở bàn tay; viêm khớp đối xứng; hạt dưới da; yếu tố dạng thấp trong huyết thanh và cuối cùng là dấu hiệu điển hình của bệnh trên hình ảnh chụp X – quang.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán một người nào đó mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu:

  • Có ít nhất 4 dấu hiệu cùng xuất hiện;
  • 4 tiêu chuẩn đầu tiên kéo dài từ 6 tuần trở lên.
5/7 tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo hệ thống năm 1987 là dựa vào các biểu hiện lâm sàng (số lượng và vị trí các khớp bị viêm).
5/7 tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo hệ thống năm 1987 là dựa vào các biểu hiện lâm sàng (số lượng và vị trí các khớp bị viêm).

Cứng khớp sau khi ngủ dậy

Thường xảy ra đối với các khớp ở ngón tay hoặc ngón chân. Nó kéo dài khoảng 1 giờ vào buổi sáng khi ngủ dậy. Tình trạng này khiến người bệnh khó cầm nắm đồ vật hoặc co duỗi ngón tay và ngón chân.

Viêm khớp từ 3 vị trí trở lên

Có khoảng 14 khớp xương thường bị viêm khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tiêu biểu là ở các đốt ngón tay và ngón chân (đặc biệt là ngón cái); cổ tay, khủy tay, đầu gối và mắt cá chân.

Khi bị viêm từ 3 khớp trở lên và có thể quan sát thấy (thông qua biểu hiện sưng tấy). Đồng thời, tình trạng này kéo dài vài ngày đến hơn 1 tuần thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh.

Viêm khớp ở bàn tay

Nếu mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bàn tay người bệnh sẽ có ít nhất 1 khớp bị viêm. Nó có thể xuất hiện ở cổ tay; khớp gian đốt ngón tay (khớp nối giữa các đốt của ngón tay); khớp nối xương bàn tay hoặc ở khớp gian xương cổ tay.

Viêm khớp đối xứng

Nghĩa là các khớp bị viêm xảy ra đồng thời ở cả bên trái và bên phải. Ví dụ cổ tay trái với cổ tay phải; khớp nối xương bàn tay trái với khớp nối xương bàn tay phải. 

Hạt dưới da

Các hạt này thường xuất hiện ở gần khớp khuỷu tay, khớp gối hoặc quanh khớp cổ tay. Nó nổi lên bề mặt da nên có thể quan sát thấy. Đường kính mỗi hạt dao động từ 5 – 15mm. Nó cứng, không có khả năng di động và không gây đau.

Xuất hiện các yếu tố dạng thấp trong huyết thanh

Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh chính là kháng thể tự sinh RF (Rheumatoid Factor). Nó được sinh ra bởi hệ miễn dịch. Ở người bình thường, tỷ lệ RF chiếm 5%. Còn với người bị viêm khớp dạng thấp thì tỷ lệ này là 75%.

Dấu hiệu biến dạng khớp trên hình ảnh X- quang

Với trường hợp viêm khớp dạng thấp mới khởi phát, hình ảnh X – quang về các khớp xương có thể không khác biệt nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, dấu hiệu biến dạng ở các khớp sẽ thể hiện rõ trên hình ảnh. Nhất là đối với các khớp ở bàn tay.

Thông thường, viêm khớp dạng thấp chỉ thể hiện rõ các thương tổn của các khớp trên hình ảnh X - quang khi bệnh đã nặng.
Thông thường, viêm khớp dạng thấp chỉ thể hiện rõ các thương tổn của các khớp trên hình ảnh X – quang khi bệnh đã nặng.

4 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp năm 2010

Để kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn, năm 2010, Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu đã đưa ra hệ thống chẩn đoán mới. Tên của nó là ACR/EULAR (American College of Rheumatology/ European League Against Rheumatism).

Cách chẩn đoán này chủ yếu dựa vào kết quả cận lâm sàng. Do đó, các bác sĩ có thể phát hiện bệnh sớm hơn (dưới 6 tuần). Nó dựa trên 4 tiêu chí: biểu hiện tại khớp; chỉ số RF và Anti CCP trong huyết thanh; chỉ số CRP và thời gian xuất hiện các triệu chứng. Mỗi dấu hiệu sẽ có mức điểm khác nhau trên thang điểm 10. Nếu bệnh nhân có 6/10 điểm nghĩa là đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Số lượng các khớp bị viêm

  • Chỉ xuất hiện ở 1 khớp lớn: 0 điểm;
  • Từ 2 – 10 khớp lớn: 1 điểm;
  • Từ 1 – 3 khớp nhỏ: 2 điểm;
  • Từ 4 -10 khớp nhỏ: 3 điểm;
  • Trên 10 khớp. Trong đó có ít nhất 1 khớp nhỏ: 5 điểm.

Chỉ số RF và Anti CCP

Tương tự như RF, Anti CCP cũng là một loại kháng thể sinh ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Và do đó, xác định chỉ số này trong huyết thanh sẽ giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Sở dĩ người ta phải đo lường cả hai chỉ số này là vì RF có độ nhạy và độ đặc hiệu không lý tưởng. Nghĩa là nó có thể âm tính trong những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp hoặc dương tính trong khi cơ thể không mắc bệnh này. Trong khi đó, Anti CCP thì được đánh giá tốt hơn về độ nhạy và độ đặc hiệu. 

Kết quả chẩn đoán hai chỉ số này trong huyết thanh được đánh giá điểm như sau:

  • Âm tính: 0 điểm;
  • Dương tính thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 3 lần giới hạn cao của người bình thường): 2 điểm;
  • Dương tính cao (hơn hơn 3 lần giới hạn cao so với người bình thường): 3 điểm.
Xét nghiệm cùng lúc cả chỉ số RF và Anti CCP sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn.
Xét nghiệm cùng lúc cả chỉ số RF và Anti CCP sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn.

Chỉ số CRP (xét nghiệm yếu tố pha cấp)

Nếu chỉ số CRP và tốc độ lắng máu tăng thì tính là 1 điểm.  

Thời gian xuất hiện triệu chứng

Nếu các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trên 6 tuần thì tính là 1 điểm.

Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng khác xác định bệnh viêm khớp dạng thấp

Hệ thống các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là một trong những căn cứ quan trọng để xác định một người nào đó có mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, để kết quả này không bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác về xương khớp, người bệnh sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm khác. Cụ thể là xét nghiệm tế bào ngoại vi; kiểm tra chức năng của phổi và gan và đo điện tâm đồ. 

Xét nghiệm tế bào ngoại vi trong máu sẽ phân biệt được bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh bạch cầu.
Xét nghiệm tế bào ngoại vi trong máu sẽ phân biệt được bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh bạch cầu. Trong ảnh là máu của người bình thường với người mắc bệnh bạch cầu.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn xem xét thêm một số biểu hiện lâm sàng khác. Cụ thể là tình trạng da xanh xao, thiếu máu, sốt và mệt mỏi. Nếu các biểu hiện này tồn tại riêng lẻ thì không thể kết luận bệnh nhân có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Tuy nhiên, khi nó đi kèm với tình trạng viêm – cứng khớp và xuất hiện hạt dưới da thì khả năng người đó mắc bệnh rất cao.

Xem thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *