Tiểu đường type 2 là gì? Phát hiện dấu hiện, truy tìm cách chữa

Tiểu đường type 2 là bệnh lý ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh, sớm phát hiện các dấu hiệu sẽ giúp bạn ngăn chặn kịp thời bằng các biện pháp điều trị hiệu quả.

Tiểu đường type 2 là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Theo số liệu vào năm 2017 của IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới), Việt Nam có tới 3,53 triệu người bị tiểu đường, trong đó hầu hết đều mắc tiểu đường tuýp 2.

  • Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2 (hay đái tháo đường type 2) là sự rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, việc tiết insulin gặp trục trặc và làm tăng glucose. Sự gia tăng hàm lượng đường trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và gây tổn thương tim, mắt, hệ thần kinh, mạch máu.

Tiểu đường loại 2 là gì?

Cơ chế gây bệnh tiểu đường type 2 là sự kháng insulin. Theo thời gian tuyến tụy không thể tiết đủ insulin để giữ đường huyết ở mức bình thường. Khi cơ thể bị thiếu insulin, các tế bào không được cung cấp đủ lượng đường và làm lượng glucose trong máu tăng cao.

  • Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đường type 2, tuy nhiên tác nhân gây bệnh chính có thể kể đến những yếu tố sau:

– Tăng huyết áp

– Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường

– Vấn đề về sức khỏe, tinh thần

– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

– Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

– Bị béo phì

  • Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2

Dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh khó nhận biết. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: suy giảm thị lực, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên khát nước, hay đi tiểu đặc biệt là vào ban đêm, sụt cân không rõ lý do.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường loại 2

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những tình trạng này thì bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện và trị bệnh kịp thời.

Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách chúng có thể gây ra các biến chứng về thận, tim mạch, bệnh thần kinh ngoại vi,… Ngoài ra bệnh đái tháo đường loại 2 còn có nguy cơ gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể, dẫn đến vấn đề về tiêu hóa, cơ quan sinh dục và các chức năng khác.

Vì tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nên không ít người đặt câu hỏi bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không? Trên thực tế, bệnh lý này vẫn có thể chữa khỏi nếu người bệnh lựa chọn cách chữa phù hợp.

Các phương pháp điều trị tiểu đường type 2

Để đạt hiệu quả cao trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 cần sự kết hợp giữa nhiều phương pháp: dùng thuốc, tập luyện và dinh dưỡng. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc điều trị tiểu đường type 2

Nếu so sánh tiểu đường type 1 và type 2 có thể thấy, những người mắc tiểu đường loại 2 không cần phụ thuốc hoàn vào insulin ngoại sinh. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần ổn định tốt hàm lượng glucose trong máu bằng việc bổ sung insulin.

Người bệnh sẽ được chỉ định tiêm insulin để cân bằng lượng đường
Người bệnh sẽ được chỉ định tiêm insulin để cân bằng lượng đường

Người bệnh có thể điều trị đái tháo đường loại 2 bằng các loại thuốc như : thuốc uống (Metformin, Gliptin, thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase, thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn Nateglinide hoặc Repaglinide,…); thuốc viên (Glucovanc, CoAmaryl, Galvusmet, Janumet,…) và tiêm Insulin vào trong cơ thể.

  • Chữa đái tháo đường tuýp 2 bằng mẹo tại nhà

Trong dân gian lưu truyền nhiều vị thuốc chữa bệnh hiệu quả như lá ổi, lá xoài, mướp đắng,… Các thảo dược này đều dễ tìm, chi phí thấp và có thể thực hiện ngay tại nhà. Cụ thể:

– Mướp đắng

Để chữa bệnh bằng mướp đắng, bạn cần chuẩn bị 1 quả ớt xanh, 1 quả dưa chuột, rau cần và nửa quả mướp đắng. Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ như hạt lựu rồi xay nhỏ các nguyên liệu để lọc lấy nước cố. Kiên trì uống hỗn hợp nước vào 2 buổi sáng và chiều.

Mướp đắng là vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong điều trị tiểu đường type 2
Mướp đắng là vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong điều trị tiểu đường type 2

– Lá ổi

Người bệnh lấy 100g lá ổi non rửa sạch và đun cùng 2 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút sau đó tắt bếp. Chắt nước ra bát và uống mỗi ngày.

– Lá xoài

Bạn rửa sạch 2-3 lá xoài non với nước muối, thái lá thành sợi nhỏ, đổ nước sôi và ngâm qua đêm . Lọc lấy phần nước cốt và uống ngay khi vừa ngủ dậy. Mỗi ngày uống một cốc nước, kiên trì điều trị sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Đông y điều trị tiểu đường type 2

Bên cạnh hai phương pháp kể trên thì hiện nay cũng có rất nhiều người chuyển sang chữa trị bằng thuốc đông y. Bởi lẽ cơ chế điều trị bằng đông y đi từ gốc đến ngọn, chuyên sâu và chắc chắn.

Hiện nay nhiều người đã chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y
Hiện nay nhiều bệnh nhân đã chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y

Thành phần của các bài thuốc nam đều là thảo dược tự nhiên, không chứa tân dược và không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả người cao tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

  • Tiểu đường type 2 nên ăn gì, kiêng gì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất bột, đường, bánh mì, ngũ cốc, bánh kẹo,… đều có khả năng làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa người bệnh tránh ăn các thực phẩm này.

Thực tế người bệnh đái tháo đường loại 2 vẫn phải cân bằng chất bột, đường, chất đạm và chất béo. Như vậy, người bệnh cần hạn chế ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ uống chứa chất kích thích. Thay vào đó nên ăn rau xanh, thịt nạc, sữa không đường, trái cây chứa vitamin, chất xơ và chất khoáng tốt cho cơ thể.

  • Thường xuyên tập luyện thể thao

Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh cũng cần tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và giảm lượng mỡ thừa của cơ thể. Có rất nhiều cách để tập luyện như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập aerobic, chơi thể thao,…

Người bệnh nên rèn luyện sức khỏe thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
Người bệnh nên rèn luyện sức khỏe thường xuyên để nâng cao sức đề kháng

Trước và sau khi tập luyện người bệnh cần kiểm tra glucose để bảo đảm chúng không quá cao hoặc không quá thấp. Ngoài ra khi tập luyện bạn cũng nên uống nhiều nước, nhằm tránh trường hợp mất nước và cô đặc máu.

Như vậy bài viết này đã đem đến thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thông qua bài viết, hy vọng quý độc giả sớm phát hiện và có hướng chữa trị hiệu quả.

Ngày Cập nhật 20/12/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *