Trẻ em bị đau nhức xương khớp do đâu?

Trẻ em bị đau nhức xương khớp thường là do sự phát triển của hệ thống cơ xương. Một ít trường hợp là do bệnh lý. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh quan tâm đến nhóm nguyên nhân thứ hai. Chính vì thế, nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, trẻ rất dễ đối mặt với tình trạng biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt.

Trẻ bị đau nhức xương khớp đôi khi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Trẻ bị đau nhức xương khớp đôi khi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp không chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Trẻ em cũng có thể bị tình trạng này, nhất trong giai đoạn từ sau 3 tuổi đến hết độ tuổi dậy thì. Trong đó, số trẻ bị đau trước độ tuổi dậy thì (đặc biệt trong giai đoạn từ 4 – 5 tuổi) chiếm 10%.

Các nguyên nhân gây đau xương khớp ở trẻ em chia thành 2 nhóm lớn: do xương tăng trưởng và do bệnh lý. Trong đó, nhóm nguyên nhân từ những thay đổi sinh lý chiếm đa số.

Những thay đổi sinh lý gây đau nhức xương khớp ở trẻ

Hệ thống xương khớp phát triển quá nhanh trong khi các thành phần khác như cơ, dây chằng và da không theo kịp sẽ gây ra tình trạng đau nhức. Thông thường, trẻ sẽ bị đau các cơ chạy dọc ống xương. Ở một góc độ nào đó, các bậc phụ huynh nên cảm thấy vui vì con đang có sự phát triển vượt trội về chiều cao nói riêng và hình thể nói chung.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự phát triển quá nhanh này còn kéo mức tiêu thụ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi gấp nhiều lần bình thường. Nếu không kịp thời bổ sung các chất cần thiết, chẳng những khiến trẻ bị đau nhức nhiều hơn mà còn tác động không tốt đến sự phát triển vóc dáng.

Ngoài ra, một số trẻ không có dấu hiệu phát triển sớm và vượt trội về hệ thống xương khớp nhưng vẫn bị đau nhức có thể là do thiếu canxi cùng các vitamin và khoáng chất liên quan. Thiếu hụt các chất này, trẻ rất dễ bị rối loạn co cơ. Đây đồng thời cũng là cơ chế chính dẫn đến tình trạng đau nhức tay chân và khiến trẻ bứt rứt trong người.

Trẻ bị đau xương khớp có thể là dấu hiệu bệnh lý

Viêm khớp mạn tính

Có khá nhiều bệnh lý khiến trẻ em bị đau nhức xương khớp. Trong đó, bệnh viêm khớp mạn tính chiếm đến 60% các trường hợp đến khám tại bệnh viện. Bệnh này thường do một trong hai yếu tố tác động. Hoặc là ảnh hưởng của tình trạng rối loạn miễn dịch hoặc là do bệnh bạch cầu cấp tính.

Biểu hiện của bệnh viêm khớp cấp tính gây đau nhức toàn thân kèm sốt và mệt mỏi. Trong đó, tình trạng viêm có thể xảy ra ngay từ khi đau nhức khớp hoặc xuất hiện sau một vài ngày bị đau. Các vị trí thường bị đau nhức đầu tiên là cổ tay, đầu gối, khớp háng và mắt cá chân…

Viêm khớp mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp gây tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ.
Viêm khớp mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp gây tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ.

Viêm khớp tự phát thiếu niên

Trường hợp bị viêm khớp kéo dài trên 6 tuần và người mắc bệnh này dưới 16 tuổi thì được gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên. Nó thuộc nhóm bệnh tự miễn. Nghĩa là bệnh do hệ miễn dịch bị rối loạn. Thay vì tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh thì hệ miễn dịch lại quay sang tấn công các tế bào của cơ thể. Bệnh thường khởi phát khi cơ thể nhiễm một số loại virus hoặc vi khuẩn như: Mycoplasma, Chlamydia, Salmonella, Streptococcus hoặc Shigella.

Các bệnh lý khác khiến trẻ bị đau nhức xương khớp

Ngoài 2 bệnh lý rất thường gặp gây đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ, tình trạng này rất có thể còn là dấu hiệu của bệnh ung thư, thấp khớp hoặc đau khớp di chuyển. Bên cạnh đó, nhiễm trùng ngoài da trong một số trường hợp cũng là nguyên nhân gây đau nhức. Vi khuẩn sẽ từ ổ viêm loét theo máu đi vào các khớp. Nó tạo mủ và gây viêm.

Mặt khác, ở những trẻ mắc bệnh béo phì cũng rất dễ dẫn đến đau xương khớp. Nguyên nhân là hệ thống khung xương chưa phát triển hoàn thiện. Nếu phải thường xuyên chịu quá mức sẽ khiến nó bị suy yếu chức năng, các cơ bị mỏi và dây chằng bị giãn. 

Phân biệt đau xương khớp do bệnh lý với tăng trưởng

Biểu hiện trẻ bị đau xương khớp do những thay đổi sinh lý

  • Cơn đau tập trung nhiều ở cơ. Nhất là cơ ở bắp chân và mặt trước của đùi; 
  • Đau vào buổi tối. Đồng thời, tình trạng trạng đau sẽ xuất hiện ở cả hai chân;
  • Đau ít ngày thì hết. Vài tháng sau lại tái phát;
  • Các khớp không có dấu hiệu sưng hoặc ngứa;
  • Ngoài ra, một số trẻ có thể bị đau đầu hoặc đau bụng khi xương phát triển. 

Biểu hiện đau xương khớp ở trẻ em do bệnh lý

Trong khi đó, biểu hiện của tình trạng đau nhức xương khớp do bệnh lý rất phức tạp. Nó kết hợp nhiều triệu chứng khác nhau. Cơn đau cũng khác nhiều so với đau do nguyên nhân sinh lý. Thay vì đau cơ thì tình trạng đau do bệnh lý thường tập trung nhiều ở khớp. Đặc biệt là các khớp chịu nhiều áp lực như đầu gối, cổ tay, đốt sống cổ hoặc ở thắt lưng. Đồng thời, tình trạng đau sẽ không thuyên giảm theo thời gian mà ngày càng tăng về cả cường độ lẫn tuần suất.

Về tổng thể, các triệu chứng đi kèm tình trạng đau nhức do bệnh lý gây ra thường là:

  • Khớp bị sưng và đỏ;
  • Sốt, phát ban;
  • Mất thăng bằng, dáng đi khập khiễng và khó khăn khi di chuyển;
  • Biếng ăn và ăn không ngon
  • Biểu hiện mệt mỏi;
  • Sụt cân;
  • Hành vi bất thường (trường hợp hiếm gặp).

Ngoài cách dựa vào biểu hiện, bạn có thể phần nào xác định nhóm nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ bằng cách tác động vào vị trí bị đau. Nếu trẻ bị đau do nguyên nhân sinh lý, khi chạm vào chỗ đau hoặc xoa bóp, trẻ cảm thấy dễ chịu. Trường hợp trẻ bị đau nhiều thì khả năng rất lớn là do một bệnh lý nào đó gây ra.

Nếu trẻ bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, vị trí bị đau thường bị sưng đỏ. Đồng thời, nó gây đau nhiều hơn khi chạm vào.
Nếu trẻ bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, vị trí bị đau thường bị sưng đỏ. Đồng thời, nó gây đau nhiều hơn khi chạm vào.

Trẻ em bị đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?

Yếu tố sinh lý gây đau xương khớp ở trẻ thường không nguy hiểm

Nếu trẻ bị đau nhức xương khớp do những thay đổi sinh lý thì không đáng lo ngại. Bởi tình trạng này sẽ được cải thiện khi được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và luyện tập thích hợp. Hoặc nó cũng có thể tự hết khi sự phát triển của cơ, dây chằng và da theo kịp tốc độ của xương. Vấn đề là nếu để cơ thể tự sửa chữa thì cần khá nhiều thời gian. Đồng thời, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ.

Trẻ bị đau xương khớp do bệnh lý rất đáng lo

Hầu hết các trường hợp đau nhức xương khớp ở trẻ em có nguyên nhân từ bệnh lý rất đáng lo. Kể cả những trường hợp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, khá nhiều trường hợp bị đau nhức có nguyên nhân này lại điều trị khá trễ. Nguyên nhân là không ít bậc phụ huynh nhầm tưởng tình trạng đau nhức của con em mình là do sự phát triển của xương khớp tuổi mới lớn.

Một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến ngoại hình và khả năng vận động của trẻ. Cụ thể, với bệnh viêm khớp mạn tính để lâu có thể dẫn đến tình trạng dính khớp và biến dạng cột sống. Còn bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên thì ít xảy ra biến chứng hơn. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng. Nếu xảy ra biến chứng có thể gây tàn phế.

Bên cạnh đó, trường hợp trẻ mắc bệnh đau khớp di chuyển và không được điều trị kịp thời thì nguy cơ xảy ra biến chứng ở tim là rất lớn. Phổ biến là tình trạng hở hoặc hẹp van tim. Còn với nguyên nhân từ ổ loét ngoài da, trẻ có thể phải phẫu thuật tháo ổ khớp ra để xử lý mủ trong đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Trong đó có trường hợp mất khả năng tự điều khiển vị trí liên quan đến khớp đó vĩnh viễn.

Một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em do bệnh lý là gây biến dạng khớp.
Một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em do bệnh lý là gây biến dạng khớp.

Cách giúp trẻ bớt đau xương khớp khi phát triển

Đau xương khớp ở trẻ em do quá trình phát triển của hệ thống cơ xương là tình trạng rất thường gặp. Cách giúp trẻ giảm đau trong trường hợp này khá đơn giản. Điều quan trọng nhất là chế độ ăn uống phải đầy đủ, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.

Chế độ ăn uống khi đau xương khớp do sinh lý

Những trẻ có hệ thống xương khớp phát triển sớm sẽ cần lượng canxi hơn bình thường gấp nhiều lần. Bởi đây là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của xương và sụn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý bổ sung thêm các chất khác hỗ trợ sự phát triển của xương. Cụ thể là Chondroitin, acid Folic, DHA, magie, kẽm. Đặc biệt là vitamin D3 và MK7 (vitamin K2). Hai loại vitamin này sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm. Đồng thời, nó còn hạn chế được tác dụng phụ của canxi khi dùng quá nhiều (nóng trong người, sỏi thận…).

Các thực phẩm giàu canxi là sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…); cá mòi, các loại rau có màu xanh đậm (đặc biệt là cải xoăn); ngũ cốc (nhất là đậu trắng, đậu nành và các chế phẩm từ loại đậu này)…

Vitamin D3 có trong hầu hết các loại cá. Nhiều nhất là cá hồi, cá mòi, cá trích và cá ngừ. Ngoài ra, loại vitamin này còn chứa nhiều trong lòng đỏ trứng gà và nấm. Còn MK3 thì duy nhất có trong đậu tương lên men.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên và không nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chăm sóc trẻ bị đau do phát triển xương khớp

Khi bị đau nhức, trẻ thể hiện ra ngoài rất rõ. Biểu hiện thường thấy là cơ thể rất nhạy cảm, dễ cáu gắt và quấy khóc… Trong những trường hợp này, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Hãy động viên tinh thần trẻ thay vì tỏ ra khó chịu khi trẻ ương bướng.

Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp trẻ massage hoặc chườm nóng vùng bị đau.

Cách tập luyện khi trẻ đau xương khớp có nguyên nhân sinh lý

Các bậc phụ huynh đừng vì tình trạng đau nhức xương khớp mà ngăn trẻ tập luyện thể dục, thể thao. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập tốt cho sự tăng trưởng của cơ xương. Tuy nhiên, nên lưu ý đừng để trẻ vận động quá sức. Ngoài ra, nếu trẻ chỉ chơi 1 môn thể thao thì hãy khuyến khích trẻ tham gia thêm một số hoạt động thể chất khác. Mục đích là giúp hệ thống cơ xương toàn cơ thể phát triển đồng đều.

Trường hợp trẻ bị đau xương khớp do sinh lý, bạn hãy khuyến khích trẻ luyện tập vừa sức.
Trường hợp trẻ bị đau xương khớp do sinh lý, bạn hãy khuyến khích trẻ luyện tập vừa sức.

Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết

Thông thường, trẻ em bị đau nhức xương khớp do yếu tố sinh lý có thể hết mà không cần dùng thuốc. Nếu cơn đau quá nhiều và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của trẻ, bạn có thể nghĩ đến việc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có sự cho phép của bác sĩ hoặc có hướng dẫn chi tiết từ chuyên viên nhà thuốc.

Một số loại thuốc giảm đau an toàn cho trẻ trong trường hợp này là thuốc có hoạt chất từ Ibuprofen hoặc Paracetamol. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng Aspirin. Nó cũng là thuốc giảm đau ngoại vi không steroid nhưng có thể khiến trẻ bị Hội chứng Reye. Đây là hội chứng liên quan đến hoạt động của gan và não.

Điều trị khi trẻ em bị đau nhức xương khớp do bệnh lý

Điều trị đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ có nguyên nhân từ bệnh lý cần đến thuốc. Các nhóm thuốc này sẽ tác động làm giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và hỗ trợ hoạt động của cơ xương. Việc dùng thuốc cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, trẻ có thể được áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu để kích hoạt cơ. Các biện pháp này có thể là các bài tập hoặc dùng các loại máy móc hỗ trợ. Ngoài tác dụng giảm đau, một số phương pháp trị liệu (ví dụ như Chiropractic) có thể nắn chỉnh các sai lệch cấu trúc của khớp. 

Song song với các biện pháp can thiệp vật lý và dùng thuốc, trẻ cần được chăm sóc kỹ hơn. Trong đó có những lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như đã trình bày trong phần điều trị do nguyên nhân sinh lý.

Ngoài ra, khi giúp trẻ điều trị đau nhức xương khớp do bệnh lý, bạn cần sự kiên trì nhất định. Bởi quá trình này có thể mất một vài năm. Trong một số trường hợp sẽ cần đến phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng. Sau phẫu thuật, bạn sẽ phải lưu ý và cẩn thận nhiều hơn để giúp trẻ mau hồi phục và tránh tai biến sau mổ. Đồng thời, bạn cũng cần đưa trẻ khám mắt thường xuyên để phòng trường hợp viêm mống mắt.

Hãy đưa trẻ điều trị ngay khi tình trạng đau nhức xương khớp có dấu hiệu của bệnh lý.
Hãy đưa trẻ điều trị ngay khi tình trạng đau nhức xương khớp có dấu hiệu của bệnh lý.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *