Viêm Da Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Có hơn 90% trẻ sơ sinh gặp phải triệu chứng viêm da trong giai đoạn đầu đời, và hơn 30% trong số đó là viêm da mủ. Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ cần được điều trị sớm, nếu để triệu chứng kéo dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ là triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm da thông thường

Tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da mủ xảy ra phổ biến nhưng hầu hết phụ huynh đều lơ là trong khâu điều trị khi các triệu chứng còn đơn giản. Viêm da mủ bùng phát mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể trẻ tiết ra nhiều mô hôi, lúc này các vi khuẩn và nấm có điều kiện xâm nhập gây ra bệnh.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ không phải là bệnh, mà đây là triệu chứng nhiễm khuẩn ngoài da. Thông thường, trên da có rất nhiều tạp khuẩn, bao gồm tụ cầu và liên cầu. Trẻ sơ sinh là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, nếu xảy ra xây xát da, gãi ngứa gây thương tổn nhỏ sẽ tạo điều kiện để các tạp khuẩn này sinh trưởng.

Tốc độ phát triển của tạp khuẩn rất nhanh, nếu không ngừa ngừa kịp thời sẽ tiến triển thành nhiều triệu chứng ngoài da, gọi chung là viêm da mủ. Các tạp khuẩn này bình thường không nguy hiểm, nhưng khi được tạo cơ hội xâm nhập (vết trầy xước, xay xát) sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da.

Tạp khuẩn tập trung nhiều cơ các kẽ (kẽ nách, cổ, háng, mông…), tại những nơi có nhiều lông, mồ hôi và lỗ chân lông. Bên cạnh đó, những vị trí tập trung nhiều bã nhờn, bụi bẩn cũng là khu vực lý tưởng để tạp khuẩn phát triển gây bệnh viêm da.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ được phân thành hai dạng là viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn. Trong đa số các trường hợp viêm da mủ nói riêng và viêm da nói chung, hầu hết là do hai loại tạp khuẩn này phối hợp gây nên các triệu chứng viêm nhiễm.

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, dễ nhận biết thông qua các nốt mụn kèm sẩn đỏ nổi thành đám trên da. Triệu chứng thường tái phát vào mùa nóng gây ra những tổn thương cho làn da của bé. Kèm theo tình trạng viêm da mủ là các cơn ngứa ngáy, trẻ bứt rứt khó chịu, đổ mồ hôi, sốt nhẹ, biếng ăn, khó ngủ…

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Điều trị viêm da mủ cho trẻ sơ sinh tương đối đơn giản nhưng mất nhiều thời gian. Cơ bản, dựa trên dạng  viêm da mủ, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng viêm cũng như khả năng đề kháng của trẻ mà phối hợp điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ chủ yếu là do điều kiện môi trường ẩm ướt, vi khuẩn phát triển trên da trẻ

Ngoài ra, xác định nguyên nhân viêm da mủ cũng tác động đến quá trình điều trị. Những yếu tố thúc đẩy sự hình thành viêm da mủ đến từ các nguyên nhân sau đây:

  • Do phụ huynh cho trẻ nhiều lớp quần áo, trẻ bị nóng và không thoát mồ hôi.
  • Tình trạng da ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh tăng sinh, tăng độc tố.
  • Do cấu tạo lỗ chân lông trên làn da của trẻ chưa hoàn thiện, thu hút bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn cư trú.
  • Trẻ bị viêm da cơ địa do di truyền, bệnh bùng phát khi thời tiết thay đổi, gặp các chất xúc tác gây dị ứng.
  • Trẻ bị viêm da cơ địaTrẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu ớt, cơ thể yếu còi, suy nhược dễ có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.
  • Thói quen tắm cho bé chưa đúng cách, không lau khô người sau khi tắm.
  • Trẻ phải mặc tã (bỉm) trong thời gian dài khiến vi khuẩn sinh sôi, tạo điều kiện viêm da.
  • Chất liệu quần áo thô cứng gây ma sát với làn da mỏng manh của trẻ gây kích ứng.
  • Nhiệt độ môi trường ẩm ướt, phòng ngủ của trẻ bí bách, ngột ngạt.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm da mủ ở trẻ là tiến triển nghiêm trọng hơn của triệu chứng viêm da cơ bản. Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan lơ là vì các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Những biến chứng của tình trạng này là viêm da bội nhiễm, viêm da cấp, nhiễm trùng máu,…. đều là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Khi mắc bệnh, tình trạng mưng mủ ngoài da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ ngủ không ngon giấc. Khi vùng da bị nhiễm trùng, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi cơn sốt không hạ. Vì thế mặc dù viêm da mủ không nguy hiểm, nhưng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi bệnh không được điều trị sớm mà phát triển thành biến chứng.

Trẻ sơ sinh bị viêm da có mủ là bệnh gì
Tình trạng viêm da mủ có thể phát triển nghiêm trọng thành bội nhiễm rất nguy hiểm

Ở giai đoạn đầu trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, phụ huynh có thể chăm sóc bé tại nhà theo hướng dẫn. Tuy nhiên với những trường hợp đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị tại nhà không có tiến triển tốt, phụ huynh nê đưa bé đến gặp bác sĩ để khám lại để kiểm tra tình hình.

Trường hợp viêm da có dấu hiệu bội nhiễm sẽ có các biểu hiện là: mụn mủ gom thành mảng, đốm vảy nâu vàng hoặc nâu nhạt, trẻ sốt cao. Đây là tình trạng cho thấy trẻ bị nhiễm vi khuẩn và mất cơ chế miễn dịch tự nhiên. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay trước khi vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào đường máu.

Các triệu chứng và cách xử lý bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Những phương pháp điều trị viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh cần được hướng dẫn theo chuyên gia. Phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại nước lá tắm, hoặc thuốc gia truyền cho trẻ. Tùy vào từng dạng bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Phụ huynh cần lưu ý tuân thủ chỉ định để đảm bảo khả năng hồi phục sớm nhất cho trẻ:

1. Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn:

Viêm nang lông nông (Superficial Folliculitis)

– Dấu hiệu: Đây là tình trạng viêm da lỗ chân lông nông, triệu chứng không quá nghiêm trọng. Biểu hiện ban đầu là các lỗ chân lông hơi sưng đỏ, sau hình thành các mủ nhỏ nằm quanh lông. Mụn tự khô sau vài ngày, để lại một vẩy tiết nâu sẫm tròn trên da trẻ và không để lại sẹo.

– Vị trí:  Mụn mủ nang lông nông thường xuất hiện ở đầu, trá, mí mắt (chắp), gáy, cằm, lưng… Nếu – xuất hiện ở da đầu trẻ sẽ để lại tình trạng loang lổ, có sẹo nhỏ, trụi tóc lấm tấm.

– Điều trị: Sử dụng thuốc mỡ chlorocid 1%, mỡ Bactroban, mỡ Fucidin, hoặc kem Silver,

Viêm nang lông sâu (Deep Folliculitis)

– Dấu hiệu: Nguyên nhân do tụ cầu vàng có độc tố cao gây ra các mụn mủ quanh lỗ chân lông. Khi bệnh nặng, các mụn mủ tập hợp thành cụm đỏ, cứng cộm, khi nặn có mủ.

– Vị trí: Viêm nang lông sâu thường nằm ở những vị trí như vùng cằm, xung quanh mép, gáy, ria tóc, – trên da đầu. Triệu chứng gây đau rát, ngứa ngáy và tiến triển dai dẳng hay tái phát.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ do viêm nang lâu xảy ra phổ biến

– Điều trị: Sử dụng các dung dịch sát trùng (cồn iốt 1-3%), mỡ Bactroban, mỡ Fucidin, mỡ kháng sinh Penixilin. Trong trường hợp nặng, trẻ được dùng thể thuốc uống kháng sinh chung. Khi trẻ sơ sinh bị viêm da có mủ do viêm nang lông sâu, phụ huynh tránh làm vỡ mủ để mụn mủ không lan ra vùng da lân cận.

Đinh nhọt

Triệu chứng xảy ra do vùng da có lượng độc tố cầu khuẩn cao, trẻ có thể bị viêm toàn bộ nang lông và lan nhanh ra những tổ chức xung quanh. Khi nang lông bị tổn thương, chuyển sang giai đoạn hoại tử sẽ tạo thành ngòi có thể nặn ra và để lại sẹo vĩnh viễn.

– Dấu hiệu: Lúc đầu là các u đỏ, đau, không có nhân. U nằm quanh chân lông, nắn cứng cộm (giai đoạn 1). Khi u bắt đầu mềm sẽ tạo mủ, tạo ngòi (giai đoạn 2). Ở giai đoạn 3, u nhũn, vỡ mủ nặn ra ngòi trắng hoặc vàng. Trẻ có thể bị sốt, nổi hạch đau ở vùng tương xứng nếu đinh nhọt to.

– Vị trí: Triệu chứng thường hay gặp ở gáy, lưng, mông…

– Điều trị: Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ do đinh nhọt, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không nên nặn chích nhọt vì có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng, đau nhức và tái phát sau đó.

2. Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu.

Chốc (phỏng da- Impetigo Contagiosa)

Thông thường, tình trạng chốc, tụ cầu và liên cầu là những triệu chứng xuất hiện đi kèm với nhau.

– Dấu hiệu: Nhận diện ban đầu qua nốt phỏng nước nhỏ, có hình tròn, nốt phỏng này nằm tụ thành đám và có quầng viêm đỏ. Trong chốc có nước, sau đó chuyển thành mủ đục, giai đoạn cuối chốc đóng vảy và tiết nước vàng. Tổn thương sau hồi phục rất nông, có thể kèm theo cơn sốt biến chứng viêm cầu thận cấp.

– Vị trí: Chốc thường xuất hiện rải rác toàn thân ở đầu, cổ, mặt…Vì các nốt chốc rất dễ lây lan tại cơ thể, và lây sang người có tiếp xúc chung nên còn gọi là chốc lây.

– Điều trị: Các loại thuốc mỡ được dùng điều trị chốc ở trẻ sơ sinh gồm có: chlorocid 1% kem Silver, mỡ Bactroban. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao nổi hạch nhiều sẽ được chỉ định thêm liều kháng sinh uống để ngăn ngừa tái phát.

Hăm kẽ (Intertrigo)

Dấu hiệu: Tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm da mủ do hăm kẽ diễn ra rất phổ biến. Biểu hiện chung là các nếp kẽ phát triển thành đám đỏ, trợt, có dịch và viền róc da mỏng bên ngoài. Khi hăm kẽ, làn da dễ bị tổn thương và ngứa ngáy, điều kiện ẩm ướt làm vết hăm loét chảy nước, chảy mủ đau rát.

– Vị trí: Triệu chứng thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh ra mồ hôi nhiều. Khu vực thường bị hăm kẽ là nếp cổ, kẽ bẹn, khu vực kẽ mông, các ngấn da (đối với trẻ em thường gọi là hăm).

– Điều trị: Để tránh trẻ khó chịu và bệnh nặng hơn, bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. ngoài ra, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, có thể bôi hồ nước, không nên tự ý bôi thuốc mỡ lép nhép. Rắc bột talc boric 3% có tác dụng tốt.

Chốc mép (Perleche)

– Dấu hiệu: Triệu chứng thường xảy ra đơn độc hoặc kèm theo những thương tổn ngoài da do liên cầu. Lúc này kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, bề mặt đóng vảy vàng dễ chảy máu. Trẻ bị chốc mép thường có vùng da đỏ au, đau rát, biếng ăn và mất ngủ kèm theo triệu chứng đau hạch đau dưới hàm.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ nguy hiểm không
Chốc mép là triệu chứng viêm da mủ gây ngứa rát và dễ nhiễm trùng ở trẻ

– Điều trị: Sử dụng dung dịch kháng viêm jarish, mỡ kháng sinh Neomycin, Nitrat bạc 0, 25% thuốc màu, mỡ Neomycin 3%, mỡ bactroban, mỡ chlorocid 1% mỡ fucidin . Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu khi sử dụng.

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà khi bé sơ sinh bị viêm da mủ

Đầu tiên cần đưa trẻ đến thăm khám để xác định được tình hình viêm da mủ. Nếu triệu chứng mới phát triển đơn giản, phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị kết hợp tại nhà. Những nguyên tắc xử lý được bác sĩ hướng dẫn giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn là:

Không để bé gãi

Khi trẻ bị viêm da có mủ thường rất đau, rát, vì thế phụ huynh không nên để bé gãi ngứa để vùng da tổn thương nghiêm trọng hơn. Để giảm bớt tình trạng này, phụ huynh nên cắt gọn móng tay của bé sạch sẽ và đeo găng tay cho bé. Việc chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ giúp bệnh tránh tái phát và điều trị nhanh chóng hơn.

Tắm và làm ẩm làn da bé khoa học

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi trẻ bị viêm da có mủ cần được tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đây là điều kiện quan trọng để ngăn chặn tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh lan rộng hơn.

Cũng cần lưu ý, phụ huynh nên chuẩn bị nước tắm cho trẻ có độ ẩm vừa phải. Không nên tắm cho bé với nước quá nóng sẽ gây khô da, nước quá lạnh dễ khiến trẻ bị bệnh. Sau khi tắm dùng khăn mềm lau khô người cho trẻ.

Phụ huynh nên chuẩn bị các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em bị viêm da. Bôi kem quanh vị trí kẽ và nếp gấp, những khu vực dễ ra mồ hôi. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm da và làm mạnh hơn lớp bảo vệ của da, từ đó có thể phòng tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn.

Sử dụng các loại xà phòng tắm cho trẻ phù hợp

Theo lời khuyên của các chuyên gia Da liễu, làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bé dễ dàng bị kích ứng khi gặp phải các chất tẩy rửa có nồng độ pH cao. Khi tắm cho trẻ bị viêm da có mủ, phụ huynh nên chọn những loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi.

Ngoài ra, phụ huynh nên sử dụng các chất tẩy rửa lành tính dành riêng cho trẻ sơ sính để giặt tất cả quần áo, khăn tắm, chăn chiếu của bé. Phụ huynh không sử dụng nước xả vải trong thời gian trẻ sơ sinh bị viêm da có mủ.

Tránh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng

Một số yếu tố có thể khiến tình trạng viêm da có mủ ở trẻ diễn ra nặng hơn như: lông thú, thú nhồi bông, chất tẩy rửa, các loại thực phẩm như hải sản, trứng, đậu nành, đậu phộng, cá… Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ, người mẹ nên kiêng các nhóm thực phẩm trên.

Đảm bảo cơ thể bé luôn thông thoáng

Bịt kín trẻ là nguyên nhân chính gây ra sự lây lan rộng của các nốt mụn mủ ngoài da. Bất kỳ lúc nào, phụ huynh cũng phải đảm bảo vùng da bé được thông thoáng để thoát khí và thoát mồ hôi.

Tốt nhất phụ huynh nên cho bé mặc các loại quần áo được làm từ các loại vải tự nhiên, mềm mại.  Mặc quần áo rộng rãi vào mùa hè, tránh để bé mặc quần áo có chất liệu thô cứng dễ gây ma sát và làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Không sử dụng thuốc tùy tiện

Mặc dù điều trị tại nhà nhưng phụ huynh không nên sử dụng tự ý các loại thuốc bôi ngoài da cho trẻ. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì thế chỉ một xúc tác nhỏ từ thuốc cũng có thể khiến bé bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, trong thời gian điều trị tại nhà phụ huynh chỉ nên sử dụng đúng thuốc được bác sĩ chỉ định để đảm bảo điều trị đúng mục đích.

điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Các loại kem bôi cho trẻ sơ sinh bị viêm da mủ cần được sử dụng dưới hướng dẫn bác sĩ điều trị

Phòng tránh viêm da có mủ tái phát

Bởi vì triệu chứng viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh có xu hướng tái phát vào mùa nóng. Vì thế để phòng tránh tình trạng khó chịu này xảy ra, phụ huynh có thể chú ý các nguyên tắc phòng tránh như sau:

– Phụ huynh nên tránh mặc tã lót thường xuyên vào mùa nóng, không sử dụng quần áo có chất liệu vải dày, khô cứng và không thoát mồ hôi cho trẻ.

– Tắm và vệ sinh cho trẻ hàng ngày, vào mùa lạnh chỉ nên lau người cho trẻ, thường xuyên thay quần áo khi trẻ đổ mồ hôi nhiều.

– Không sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng, thức ăn dễ kích ứng trong chế độ ăn dặm của trẻ, nếu trẻ còn bú mẹ thì người mẹ nên tránh nhóm thực phẩm trên.

– Không cho bé tiếp xúc với người bệnh đang bị viêm da, trong thời điểm ô nhiễm cao điểm hạn chế để bé ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ là một triệu chứng thường gặp ở trẻ, nhưng không vì thế mà phụ huynh lơ là trong khâu điều trị. Nếu sau một thời gian điều trị bằng kháng sinh và thuốc bôi tại nhà mà triệu chứng không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa Da liễu để được theo dõi và đánh giá lại.

THAM KHẢO THÊM

Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Phòng Ngừa

10 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Tốt, An Toàn (Uống + Bôi)

7 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam là giải pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn. Cách chữa này vừa...

Nổi Mụn Nước Không Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Tình trạng nổi mụn nước không ngứa có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng...

Bài thuốc chữa mề đay được bệnh nhân phản hồi tốt, chuyên gia khuyên dùng

Mề đay mẩn ngứa gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, công việc và tâm lý sinh của...

Uống Rượu Nổi Mề Đay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Uống rượu nổi mề đay là bệnh lý về da mà rất nhiều người mắc phải hiện nay, phổ biến...

Top 7 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được người bệnh ưu tiên, tuy nhiên các chuyên gia da liễu khuyến...