Bị trĩ nội độ 1 nên ăn gì để ngăn ngừa và cải thiện bệnh?

Đa số các trường hợp bị trĩ nội độ 1 không cần phải phẫu thuật. Các biện pháp nội khoa, trong có có chế độ ăn uống có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vậy bị trĩ nội độ 1 nên ăn gì để cải thiện bệnh tình?

Bị trĩ nội độ 1 có thể không phải phẫu thuật nhưng ăn gì để cải thiện hoặc phòng bệnh trong giai đoạn này là thắc mắc của rất nhiều người
Bị trĩ nội độ 1 có thể không phải phẫu thuật nhưng ăn gì để cải thiện hoặc phòng bệnh trong giai đoạn này là thắc mắc của rất nhiều người

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội hình thành ở phía trên đường lược (mép trên hậu môn). Chúng có bản chất là các tĩnh mạch bị phình giãn quá mức. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, ở cấp độ 1, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Đến cấp độ 4 chúng sẽ sa ra ngoài và không còn khả năng tự co lại.

Đa số các trường hợp bị trĩ nội độ 1 rất khó nhận biết. Các dấu hiệu ở giai đoạn này khá mơ hồ. Người bệnh không có cảm giác đau rát, kể cả khi bề mặt của búi trĩ bị tổn thương và xuất huyết. Chính vì điều này mà đa số những người bị trĩ chỉ bắt đầu điều trị khi bệnh đã chuyển nặng hoặc xuất hiện các biến chứng (hoại tử búi trĩ, nghẹt hậu môn, nứt kẽ hậu môn…). Khi đó, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc chữa khỏi hoàn toàn. Thời gian, công sức và tiền bạc cũng sẽ mất nhiều hơn.

Tuy nhiên, bạn có thể phần nào dựa vào những dấu hiệu dưới đây để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

  • Thỉnh thoảng đại tiện ra máu

Dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện có ở trĩ ngoại và các cấp độ của trĩ nội. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới phát hiện thì lượng máu rất ít. Máu có thể dính một ít trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu đại tiện ra máu thì chưa đủ căn cứ để khẳng định có bị trĩ hay không. Bởi đây đồng thời còn là dấu hiệu của các bệnh về tiêu hóa khác như: viêm đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng…

Càng để lâu thì lượng máu xuất ra càng nhiều. Thậm chí nó có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Khi đó cũng có nghĩa là bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc biến chứng. Bệnh trĩ có nguy hiểm không cũng tùy vào thời điểm phát hiện bệnh.

  • Vướng khi đại tiện

Búi trĩ có kích thước to sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tống phân ra ngoài của hậu môn. Do đó, khi đại tiện, người bị trĩ nội độ 1 có thể cảm thấy vướng víu và phải rặn nhiều. Một vài trường hợp có thể bị căng tức hậu môn.

  • Táo bón

Đây vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân của bệnh trĩ. Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh này, đa số người bệnh bị táo bón kéo dài. Việc sử dụng nhiều lực khi rặn vô tình làm gia tăng thêm áp lực cho các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn và khiến chúng phình giãn nhiều hơn.

  • Ngứa hậu môn

Nếu búi trĩ bị viêm và sưng, người bệnh trĩ độ 1 có thể bị ngứa. Bởi khi đó, chất dịch chảy ra hậu môn sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Trên đây chỉ là một số dấu hiệu thường gặp của người bị trĩ nội độ 1. Bệnh có thể âm thầm xuất hiện và kéo dài một thời gian trước khi chuyển sang các giai đoạn tiếp theo. Do đó, cách tốt nhất để biết mình có bị trĩ hay không hoặc bị ở cấp độ nào, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra để biết được kết quả chính xác nhất.

Trĩ nội rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì không có dấu hiệu rõ ràng và không thể quan sát thấy bằng mắt thường
Trĩ nội rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì không có dấu hiệu rõ ràng và không thể quan sát thấy bằng mắt thường

Cách chữa trĩ nội độ 1

Hầu hết các trường hợp bị trĩ độ 1 không cần phải phẫu thuật. Bạn có thể điều trị bệnh này khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp nội khoa. Cụ thể là dùng thuốc (Đông y hoặc Tây y), vật lý trị liệu, thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt…Điều trị bệnh trĩ trong giai đoạn đầu không khó. Tuy nhiên, người bệnh phải kiên trì thực hiện đúng các chỉ dẫn.

Các thuốc Tây y thường dùng cho người bị trĩ nội độ 1 là: thuốc làm co búi trĩ, nhuận tràng và cầm máu. Còn Đông y thì dùng các cây thuốc chữa bệnh trĩ như: lược vàng, rau diếp cá, lá bỏng, lá vông nem, lá từ bi…

Chế độ sinh hoạt của người bị trĩ cũng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả điều trị bệnh. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên hạn chế các hoạt động gia tăng áp lực cho hậu môn; luyện tập thể thao vừa sức và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng quá mức. Song song đó là chế độ ăn uống hợp lý.

Trĩ nội độ 1 nên ăn gì?

Ngoài những phương pháp trị bệnh trĩ nội độ 1 như đã trình bày ở trên, để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, bạn đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây:

Thức ăn nhiều chất xơ giúp đại tiện dễ dàng

Chất xơ giúp phân không cứng quá mức và bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Nhờ vậy, áp lực lên hậu môn sẽ được giảm đáng kể. Điều này gián tiếp giúp cho búi trĩ không bị sa ra ngoài.

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Trong đó, các loại rau nhiều chất này nhất là rau lang, mồng tơi, nhiếp cá, bông cải xanh và bắp cải. Các loại củ quả như khoai lang, bắp, đu đủ, bơ và cam cũng có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Ngoài ra, trong đậu phụ cũng có hàm lượng chất xơ rất cao.

Khoai lang tốt cho người bệnh trĩ vì có tác dụng nhuận tràng
Khoai lang tốt cho người bệnh trĩ vì có tác dụng nhuận tràng

Thức ăn nhiều sắt phòng chống thiếu máu

Những thực phẩm nhiều sắt sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng máu mất đi khi bị trĩ. Bạn có thể bổ sung khoáng chất này từ động vật lẫn thực vật. Có thể hiện tại lượng máu mất đi mỗi lần đại tiện không nhiều nhưng bạn đừng vì thế mà chủ quan. Bệnh rất dễ chuyển nặng và biến chứng. Khi đó, máu có thể chảy thành giọt, gây tình trạng thiếu máu cấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Lượng sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt dê. Bên cạnh đó, cá ngừ và cua cũng có hàm lượng sắt khá cao. Nếu muốn bổ sung lượng sắt từ động vật, bạn nên dùng mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, mè, hạnh nhân, rau cần hoặc mộc nhĩ…

Mơ khô là nguồn bổ sung sắt từ thực vật chống thiếu máu người bị trĩ độ 1
Mơ khô là nguồn bổ sung sắt từ thực vật chống thiếu máu người bị trĩ độ 1

Thức ăn nhiều magie giúp nhuận tràng

Những thực phẩm chứa nhiều magie tốt cho người bệnh trĩ bởi chúng có tác dụng nhuận tràng. Nhờ đó, người bệnh dễ dàng cải thiện được tình trạng táo bón. Nguồn cung cấp nhiều magie là cá, ngũ cốc (đặc biệt là yến mạch) và các loại rau có màu xanh đậm.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể bổ sung thêm khoáng chất này từ quả chuối. Chỉ cần ăn 1 quả mỗi ngày là bạn đã có thể cung cấp 8% lượng magie trung bình. Dưới 30 tuổi, bạn cần 400mg magie một ngày. Trên 30 tuổi thì con số này là 420. Nếu đang bị trĩ, có thể bạn sẽ cần nhiều hơn mức chung này một chút.

Ngoài chuối, bạn có thể bổ sung lượng magie thông qua socola đen. Các nhà khoa học đã tính toán rằng cứ 100g socola đen sẽ cung cấp 327mg magie cho cơ thể. Socola đen không gây mập. Sử dụng điều độ loại thực phẩm này còn có thể giúp bạn giảm cân.

Chuối chứa nhiều magie giúp người bị trĩ đại tiện dễ dàng hơn
Chuối chứa nhiều magie giúp người bị trĩ đại tiện dễ dàng hơn

Một vài lưu ý khác khi bị trĩ nội độ 1

Ngoài kiến thức về bệnh trĩ nội độ 1 nên ăn gì, bạn cần nhớ thêm những lưu ý dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị bệnh:

  • Uống nhiều nước

Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước. Lượng nước này bao gồm trong cả thức ăn. Nước không những thanh lọc cơ thể và góp phần tăng cường sức đề kháng mà còn làm mềm phân. Mỗi buổi sáng bạn nên uống một cốc nước lạnh để kích thích đi đại tiện và giúp hệ tiêu hóa “khởi động” tốt hơn cho ngày mới.

Ngoài nước lọc, bạn nên bổ sung một số loại nước ép từ trái cây và các loại rau củ. Đặc biệt là nước ép từ rau diếp cá. Nó vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa giúp búi trĩ teo lại.

Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn
Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn
  • Hạn chế ăn đồ mặn, cay nóng và nhiều dầu mỡ

Đồ mặn sẽ khiến nước bị giữ lại nhiều trong cơ thể và tăng thêm áp lực cho các mạch máu, khiến chúng dễ bị căng ra. Trong đó có các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Bệnh tình vì thế sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Còn đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ sẽ gia tăng thêm áp lực cho toàn bộ hệ tiêu hóa và việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích và ăn quá no

Tác động của các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước có gas và thuốc lá tương tự như các đồ ăn quá mặn. Ngoài ra, khi bị trĩ độ 1 bạn cũng đừng ăn quá no. Mục đích là tránh gia tăng thêm áp lực cho ổ bụng. Nhớ giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Cuối cùng là không làm việc khác trong khi đại tiện.

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *