Trị vảy nến bằng lá trầu không – Giải pháp hay tại nhà

Trị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh đơn giản, tương đối an toàn nên được nhiều người áp dụng. Để kiểm soát những triệu chứng của bệnh, người bệnh có thể sử dụng nước lá trầu không để ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc sử dụng phối hợp lá trầu không với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác.

Trị vảy nến bằng lá trầu không - Giải pháp hay tại nhà
Tìm hiểu công dụng, cách trị vảy nến bằng lá trầu không và những điều cần lưu ý

Tác dụng điều trị bệnh vảy nến của lá trầu không

Bệnh vảy nến là bệnh da liễu xảy ra phổ biến và không giới hạn đối tượng mắc bệnh. Bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh nhanh chóng của những tế bào da. Quá trình tăng sinh bất thường này cao gấp 10 lần so với bình thường. Từ đó khiến cho những tế bào da mới hình thành và phát triển quá nhanh, sau đó tích tụ trên bề mặt da, tạo thành những lớp vảy có màu trắng bạc. Đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và ngứa ngáy.

Lá trầu không còn có tên gọi khác là lâu diệp, trầu lương. Loại lá này thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có chữa bệnh vảy nến.

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mang tác dụng tiêu viêm, hạ khí, sát trùng. Nhờ đặc tính này nên lá trầu không có khả năng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra. Đồng thời cải thiện tình trạng khô nứt da, đỏ da, sưng da, phòng ngừa chảy máu và viêm nhiễm.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần của lá trầu không là một hàm lượng lớn tinh đầu và những khoáng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể như canxi, kẽm. Bên cạnh đó các loại vitamin, axit amin và những hoạt chất có lợi mang tên eugenol, chavicol, tanin, alkaloid, carvacrol… cũng đã được tìm thấy trong loại lá này.

Nhờ những dưỡng chất có lợi, lá trầu không mang đặc tính kháng sinh mạnh, có khả năng chống được nhiều chủng vi khuẩn, virus và nấm nhạy cảm. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, loại nguyên liệu tự nhiên này còn có khả năng cải thiện tình trạng sưng viêm, triệu chứng ngứa da do bệnh vảy nến gây ra. Đồng thời giúp bệnh và những triệu chứng của bệnh không lây lan từ vùng da này đến những vùng da khác.

Tác dụng điều trị bệnh vảy nến của lá trầu không
Lá trầu không có khả năng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra, đồng thời giúp cải thiện tình trạng khô nứt da, đỏ da, sưng da, phòng ngừa chảy máu và viêm nhiễm

Hướng dẫn cách trị vảy nến bằng lá trầu không

Để kiểm soát những triệu chứng của bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng nước lá trầu không để ngâm và rửa vùng da bệnh hoặc sử dụng phối hợp lá trầu không với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác.

Tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vảy nến

Tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vảy nến là phương pháp chữa bệnh không chỉ đơn giản, an toàn mà còn có khả năng kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng ngứa da. Để phương pháp điều trị này có thể phát huy được tối đa hiệu quả, người bệnh nên sử dụng phối hợp lá trầu không cùng với bèo dâu, rau răm và muối.

Tương tự như lá trầu không, các nguyên liệu thiên nhiên gồm bèo dâu, rau răm và muối cũng có khả năng kháng viêm, chống khuẩn. Đồng thời giúp làm dịu nhanh tình trạng ngứa, sưng, viêm và kiểm soát thêm một vài triệu chứng khó chịu khác của bệnh.

Nguyên liệu:

  • 15 lá trầu không
  • 15 lá bèo dâu
  • 2 nắm rau răm
  • 2,5 gram muối.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không, rau răm và lá bèo dâu rửa sạch. Tiếp tục ngâm các nguyên liệu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất còn sót lại trên bề mặt lá
  • Đun sôi 2 lít nước
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, nấu cho đến khi lá nhừ
  • Để nước thuốc nguội, sau đó dùng nước này vừa ngâm vừa rửa vùng da đang bị tổn thương
  • Sử dụng phần lá nhẹ nhàng chà xát lên vùng da bệnh để lớp vảy bong ra
  • Thực hiện 1 lần/ngày. Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vảy nến mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vảy nến
Tắm nước lá trầu không điều trị bệnh vảy nến

Sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa chữa bệnh vảy nến

Dầu dừa chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng có khả năng kháng viêm, dưỡng ẩm, diệt vi khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ da. Bên cạnh đó việc sử dụng những dưỡng chất có trong dầu dừa là một biện pháp giúp loại bỏ nhanh những lớp vảy đóng trên da, cải thiện tình trạng ngứa da do bệnh vảy nến gây ra.

Chính ví thế, việc sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa có thể là một lựa chọn hiệu quả trong quá trình chữa bệnh vảy nến.

Nguyên liệu:

  • 5 lá trầu không
  • Dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không ngâm và rửa sạch cùng với nước muối pha loãng, để ráo nước
  • Cho lượng lá trầu không đã rửa sạch vào cối và thực hiện giã nát hoặc cho vào máy xay để xay nhuyễn
  • Ép lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt lá trầu không và dầu dừa nguyên chất theo tỉ lệ 1:1
  • Bôi hỗn hợp này lên da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bệnh
  • Để nguyên trạng thái từ 20 – 30 phút
  • Sử dụng nước sạch để rửa lại da
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày
  • Sau 10 – 15 ngày kiên trì thực hiện phương pháp sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa chữa bệnh vảy nến, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa chữa bệnh vảy nến
Sử dụng kết hợp lá trầu không và dầu dừa chữa bệnh vảy nến

Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách trị vảy nến bằng lá trầu không

Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến bằng lá trầu không, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và hình thành nên các hoạt động bất thường. Chính vì thế việc sử dụng phương pháp trị vảy nến bằng lá trầu không nói riêng và phương pháp tự nhiên nói chung chỉ có khả năng kiểm soát những triệu chứng trong đợt bùng phát của bệnh như ngứa ngáy, bong da, tróc vảy… chứ không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý.
  • Tác dụng kiểm soát những triệu chứng của bệnh vảy nến từ lá trầu không cần sự kiên trì và nhiều thời gian để phát huy. Do đó, người bệnh không nên ngưng sử dụng giữa chừng mà phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  • Hiệu quả điều trị bệnh của lá trầu không còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa. Nếu nhận thấy bệnh có dấu hiệu tiến triển hoặc không cải thiện sau một khoảng thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên ngưng sử dụng lá trầu không. Đồng thời áp dụng một phương pháp chữa bệnh thích hợp hơn.
  • Việc áp dụng biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và lối sống cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng có khả năng kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến. Đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Cụ thể như: Tránh gãi hoặc ma sát mạnh vào vùng da đang bị bệnh, vệ sinh da sạch sẽ, tránh để da tiếp xúc với khói bụi và những tác nhân gây hại khác, sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để dưỡng ẩm cho da và giúp làm mềm lớp vảy, hạn chế suy nghĩ tiêu cực, tránh căng thẳng và lo âu, tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe (thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B2, vitamin D, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, axit folic…).
Việc áp dụng cách trị vảy nến bằng lá trầu không chỉ có khả năng kiểm soát những triệu chứng trong đợt bùng phát của bệnh chứ không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý

Bài viết là một số thông tin quan trọng về cách trị vảy nến bằng lá trầu không. Nhìn chung phương pháp chữa bệnh này không có khả năng điều trị triệt để bệnh vảy nến nhưng có thể kiểm soát và làm nhẹ đi những triệu chứng của bệnh một cách lành tính và an toàn. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì sử dụng lá trầu không mỗi ngày thì mới có thể thu được hiệu quả điều trị cao.

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *