Triệu chứng viêm da cơ địa nhận biết để xử lý sớm và đúng cách

Viêm da cơ địa vốn là bệnh viêm da mãn tính, khó điều trị dứt điểm và tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng viêm da cơ địa thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác gây khó khăn trong điều trị. Thông tin chi tiết trong bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết đầy đủ các dấu hiệu bệnh và có giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở từng đối tượng

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, tái phát dai dẳng từng đợt. Các triệu chứng bệnh thưởng ảnh hưởng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong cuộc sống, công việc. Nếu không được chữa trị đúng cách triệu chứng bệnh ngày càng nặng và biến chứng bội nhiễm nguy hiểm.

Dấu hiệu viêm da cơ địa dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng đỏ da, ngứa, khô và dày da. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt, các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối… Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể phân biệt ở người lớn và trẻ em như sau:

  • Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm 80% số trường hợp. Các biểu hiện ban đầu thường là: Nổi mẩn đỏ trên da, xuất hiện mụn nước, ngứa. Phản ứng ngứa – gãi của trẻ khiến da bị trầy xước, nhiễm khuẩn và chảy nước, đóng vảy.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
  • Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Da mẩn đỏ khiến trẻ ngứa và khó chịu. Mụn nước xuất hiện thành từng đám trên vùng da đỏ. Sau đó, bé có thể gặp phải tình trạng da phù nề, chảy dịch vàng. Cần đưa trẻ đi thăm khám nếu các triệu chứng ngày càng nặng.

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc quý chữa viêm da cơ địa giúp cho hơn 3695 bệnh nhân viêm da cơ địa thoát các triệu chứng ngứa rát, lành tổn thương trên da... Tìm hiểu ngay!
  • Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn

Da xuất hiện các đám da đỏ, ngứa hoặc rất ngứa. Da dày lên, khô, nứt nẻ và bong tróc. Vùng da bị bệnh rất dễ trầy xước, bị viêm dẫn đến rỉ dịch, đóng vảy, sần sùi, thậm chí là sưng tấy. Bệnh thường gặp ở tay, chân, cổ, ngực, mặt…

Ngoài ra, biểu hiện bệnh còn có dạng viêm da cơ địa tổ đỉa với các đám mụn nước sâu dưới da, ngứa. Viêm da cơ địa do dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất, thời tiết, thực phẩm… Triệu chứng của viêm da cơ địa thường dễ tái phát dai dẳng khi gặp các tác nhân dị ứng.

Dấu hiệu (biểu hiện) viêm da cơ địa ở từng vị trí

Bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: mặt, tay, chân, đầu… Mỗi vị trí xuất hiện bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là 1 số biểu hiện thường gặp:

  • Viêm da cơ địa ở tay

Da tay, bàn tay, ngón tay bị khô ráp, bong tróc, đau rát, nứt da, dày da và ngứa. Viêm da cơ địa mãn tính đặc trưng bởi tình trạng đỏ da không rõ ranh giới. Tình trạng ngứa – giã thường gây xước da, bội nhiễm, phù nề, đóng vảy. Lâu dần ở giai đoạn mãn tính da trở nên dày, đổi màu mất thẩm mỹ.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở tay
Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay ở người lớn
  • Viêm da cơ địa ở chân

Lòng bàn chân, rìa bàn chân, các ngón chân bị khô, đau rát, nổi mụn nước. Da chân ngứa, khó chịu, bong tróc bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không điều trị, chân có biểu hiện sưng viêm và mụn nước vỡ ra, da khô, căng, nứt, dễ nhiễm trùng, có chảy dịch mủ. Giai đoạn nặng thường khó điều trị.

  • Triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt

Da mặt đỏ, khô và  bong tróc. Ngứa và rất ngứa nhất là về chiều tối và khi thời tiết thay đổi. Phản ứng ngứa – gãi dễ gây tổn thương da mặt dẫn đến viêm nhiễm. Trường hợp nặng, da mặt có biểu hiện sưng đỏ, phù nề và chảy dịch. Bệnh có thể lan rộng ra các vùng da lân cận nếu không được điều trị.

  • Dấu hiệu viêm da cơ địa ở đầu

Da đầu có biểu hiện nhờn rít, ngứa dữ dội, nóng rát và phồng rộp da đầu. Tình trạng ngứa gãi, cào mạnh trên da đầu dễ gây nhiễm khuẩn. Da đầu viêm nhiễm có thể dẫn đến chảy dịch, máu và mủ. Viêm da cơ địa trên đầu dễ lan xuống ống tai, mặt và sau gáy.

Viêm da cơ địa ở đầu
Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa ở đầu

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa không lây sang người khác nhưng dễ lan sang vùng da lân cận. Bệnh thường  nặng hơn và lan rộng hơn sau mỗi lần tái phát. Thậm chí có nhiều trường hợp viêm da lan ra toàn thân, nhất là trẻ em.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tình trạng da đổi màu, khô và bong tróc khiến người bệnh mặc cảm khi giao tiếp. Biểu hiện đau rát, ngứa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống.

Về cơ bản, bệnh viêm da cơ địa sẽ không tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp những biến chứng nguy hiểm khi bệnh nặng. Biến chứng phổ biến nhất là tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương da, sẹo xấu, bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm rất khó khắc phục, vì vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. 

Biến chứng viêm da cơ địa đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng viêm da cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các bé. Vì vậy, việc chủ động điều trị sớm ngay khi nhận thấy triệu chứng viêm da cơ địa là cần thiết.

Điều trị viêm da cơ địa cần đúng cách

Hiện có rất nhiều cách điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên không phải cách nào cũng có thể tùy tiện áp dụng. Một số sai lầm trong điều trị có thể là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại. Trong đó, chẩn đoán sai bệnh, điều trị sai cách, không tuân thủ tư vấn điều trị. Dưới đây là 1 số cách chữa viêm da cơ địa thường được áp dụng:

Chữa viêm da cơ địa tại nhà theo dân gian

Đây là cách mà đa số người bệnh áp dụng ngay khi nhận thấy dấu hiệu viêm da cơ địa. Thực tế, dân gian sử dụng 1 số loại thảo mộc để làm giảm nhẹ biểu hiện của bệnh. Một số cách chữa thường được áp dụng gồm:

Giảm triệu chứng viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Dùng 7-9 lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Vò nát lá trầu không và cho vào nồi đun sôi với 1-2 lít nước trong 10-15 phút. Sau đó, để nước nguội đi và dùng nước này để ngâm rửa bên ngoài vùng da bị bệnh.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt, rửa thật sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Xay hoặc giã nát lá lốt, lọc lấy nước. Dùng nước này bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. 

Tắm bằng cây sài đất khi có biểu hiện viêm da cơ địa: Sử dụng 1 nắm cây sài đất (có thể thay bằng cây dền gai) rửa sạch và đun sôi với nước. Nước nguội thì dùng để tắm cho trẻ.

Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà

Các cách dân gian có thể giúp giảm nhẹ 1 số triệu chứng viêm da cơ địa. Thảo dược tại chỗ, dễ áp dụng, chi phí rẻ, an toàn là ưu điểm khi chữa tại nhà. Tuy nhiên, mẹo này ít có tác dụng điều trị. Việc áp dụng sai cách, dùng nguyên liệu không đảm bảo có thể gây phản tác dụng. Nhiều trường hợp, viêm da cơ địa nặng hơn sau khi áp dụng. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi áp dụng.

Thuốc Tây điều trị triệu chứng viêm da cơ địa

Khi chữa tại nhà không hiệu quả, người bệnh tìm đến các loại thuốc Tây. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, thói quen tự bắt bệnh, tự mua thuốc của nhiều người có thể là nguyên nhân bệnh tái phát. Thậm chí tình trạng bào mòn da, teo da rất dễ xảy ra, nhất là với trẻ em.  Vì vậy, mọi loại thuốc được sử dụng nên có sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là 1 số loại thuốc thường được dùng:

Viêm da cơ địa cấp tính: sử dụng kem bôi tại chỗ chữa corticoid và thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm da. Trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm sử dụng kháng sinh theo phác đồ. Bên cạnh đó, dùng thêm thuốc kháng histamin để giảm ngứa, chống dị ứng.

Viêm da cơ địa mãn tính: Chống viêm bằng corticosteroid, chống ngứa bằng thuốc kháng histamin theo liệu lượng phù hợp. Nếu bệnh quá nghiêm trọng được chỉ định thêm corticoid đường uống.

Dùng thuốc bôi giảm viêm da cơ địa
Dùng thuốc bôi giảm tình trạng ngứa, khô da

Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y

Phương pháp Đông y có ưu điểm điều trị cả phần nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa, hiệu quả lâu dài, an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ đến chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong điều trị. Đồng thời, để đạt được hiệu quả, người bệnh nên chọn đơn vị đông y chính thống uy tín. Một số bài thuốc Đông y áp dụng đối với bệnh viêm da cơ địa như:

  • Bài thuốc 1: Vị thuốc Bồ công anh, Sài đất, Thương nhĩ tử, Cam thảo, Kim ngân… gia giảm theo liều lượng phù hợp đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Đan sâm, Trúc diệp, Rau má, Mạch Đông, Sài đất, Ngân Hoa… Sắc kĩ lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 3: Lấy 40h lá đinh lăng đun sôi với 2 lít nước và dùng nước đó để uống hàng ngày thay nước.

Ngoài ra, Đông y có sử dụng các bài thuốc ngâm rửa và bôi ngoài da để giảm các triệu chứng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng viêm da cơ địa, cách điều trị hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong quá trình nhận biết và điều trị bệnh, chăm sóc da.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 11/01/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *