Cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà không dùng thuốc
Thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị đúng cách và đúng thời điểm, bệnh có thể biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà theo các biện pháp sau đây.

Thoát vị đĩa đệm khi nào có thể điều trị tại nhà?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu của nó gây chèn ép dây thần kinh. Hầu hết các tình trạng thoát vị đều gây đau nhức hoặc tê bì tay chân. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị mà triệu chứng nhận biết bệnh ở mỗi người thường không giống nhau. Ở một số trường hợp, bệnh không gây bất kỳ biểu hiện khác thường nào. Vì thế, bệnh nhân không hề hay biết sự tồn tại của bệnh.
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đa phần trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều không cần điều trị bằng phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu hoặc châm cứu theo hướng dẫn từ chuyên gia xương khớp sẽ giúp kiểm soát bệnh sau đó vài tuần. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh mới khởi phát, triệu chứng bệnh ở mức độ không nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể giảm đau và tự chữa bệnh tại nhà bằng các biện pháp hoặc mẹo dân gian.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức ở lưng, cổ hoặc cánh tay, chân kéo dài kèm theo triệu chứng tê bì hoặc yếu cơ, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Tại đây, nhân viên y tế sẽ chỉ định các thủ thuật chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp này nếu người bệnh chần chừ, bệnh có thể chuyển nặng và dây thần kinh bị chèn ép nhiều, gây các biến chứng nguy hiểm như rối loạn chức năng ruột, mất khả năng vận động hoặc hội chứng mất cảm giác yên ngựa.

Các phương pháp tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu không muốn phụ thuộc vào thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chữa trị sau đây để kiểm soát tình trạng đau nhức và khó chịu do bệnh gây nên.
1. Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng làm giảm chèn ép lên các cơ, dây chằng và hệ xương khớp, từ đó giúp giảm đau nhức. Thêm vào đó, biện pháp này còn giúp cải thiện lưu thông máu đến các khu vực tổn thương, giúp chống viêm và thúc đẩy chữa lành bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng bất kỳ vật nóng nào, bao gồm khăn nóng, túi nước nóng hoặc thảo dược sao nóng,… để chườm lên vị trí đau do thoát vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau:
- Nhiệt độ chườm nóng không quá cao hoặc quá thấp, tốt nhất nên nằm trong khoảng 60 – 70 độ C. Thời gian chườm không quá 15 – 20 phút. Việc chườm nóng quá lâu với thời gian quá dài có thể gây kích ứng và làm tổn thương vi mạch máu và dây thần kinh cảm giác dưới da. Ngược lại, nhiệt độ chườm thấp cộng thời gian ngắn thường không giúp phát huy tác dụng giảm đau.
- Mỗi ngày chỉ nên chườm 1 lần trước khi đi ngủ. Khi chườm nên kê dụng cụ chườm tại vị trí bị thoát vị cao lên khoảng 5 – 7 cm.
- Trong quá trình chườm nóng nên giữ nguyên tư tế chườm và ngủ. Bởi khi chườm đốt sống giãn nở, việc nằm với tư thế kê lưng hay cổ sẽ giúp đĩa đệm chạy về vị trí ban đầu. Khi nhiệt độ thấp xuống và hết nóng, cơ lưng sẽ co lại và ngăn chặn thoát vị trở lại.
- Không nên đứng lên hoặc hoạt động sau khi chườm nóng. Vì lúc này đốt sống và cơ lưng đang giãn ra, vận động sẽ làm tăng nguy cơ lệc đốt sống khiến bệnh thêm trầm trọng.

2. Yoga giúp tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Yoga được xem là một trong những liệu pháp trị liệu kết hợp giữa vận động và hơi thở, thiền định, giúp giảm nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm tại nhà. Với các động tác uốn lượn nhẹ nhàng, các bài tập từ môn thể thao này giúp kéo giãn cột sống và thúc đẩy máu lưu thông nuôi dưỡng. Từ đó giúp giảm đau, chống viêm và tăng cường khả năng chữa lành bệnh.
Dưới đây là các bài tập yoga giúp kéo giãn cột sống, giảm đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà:
+ Tư thế cây cầu (Bridge Pose)
Tư thế cây cầu thường tập trung vào vị trí lưng và thắt lưng dưới với mục đích tăng cường độ đàn hồi của cột sống. Đồng thời, chúng giúp chỉnh sửa các chấn thương sâu bên trong đĩa đệm. Do đó, nếu áp dụng đều đặn và thường xuyên mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng đau và hỗ trợ thúc đẩy bệnh mau khỏi.
Tư thế yoga cây cầu là một trong những tư thế đơn giản có độ khó không cao. Vì vậy, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng tư thế này theo các bước hướng dẫn sau:
- Nằm ngửa trên thảm tập, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi
- Sau đó, gập đầu gối lại và dùng hai tay nắm lấy cổ chân sao cho khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai
- Hít sâu rồi từ từ nâng lưng lên cho đến khi cảm nhận phần cơ ở lưng và cổ căng
- Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, hít thở đều
- Cuối cùng từ từ thở ra và đưa cơ thể về lại vị trí ban đầu
- Thư giãn 5 giây và lặp lại động tác 3 – 5 lần
+ Tư thế con châu chấu
Tư thế châu chấu có tác dụng kích thích máu lưu thông và giúp giảm đau nhức ở phần eo và xương cùng. Cách thực hiện đơn giản sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân nằm sấp trên thảm tập với hai chân duỗi ra phía sau sao cho lưng hai bàn chân sát sàn và cách nhau một khoảng bằng chiều rộng của hai bắp đùi
- Sau đó, đặt hai tay xuống sàn dọc theo thân, lòng bàn tay úp xuống. Trong khi đó, cằm cũng được đặt xuống sát sàn
- Tiếp đó, duỗi chân ra sau, từ từ hít vào rồi nâng hai chân lên phía trên. Đồng thời đan hai tay lại phía sau lưng và nâng lên cao
- Giữ nguyên tư thế này từ 5 – 30 giây rồi sau đó thở chậm và quay về lại tư thế ban đầu
- Thư giãn vài giây và lặp lại động tác

+ Bài tập duỗi cổ
Bài tập này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Cách thực hiện như sau:
- Bệnh nhân ngồi gập gối lên gót chân
- Sau đó hít vào và từ từ ngả người về phía sau. Khi đó, hai tay chống sàn sao cho các đầu ngón tay hướng ra ngoài
- Tiếp đó, nâng ngực lên và uốn cong lưng đồng thời ngửa đầu và hạ thấp ra phía sau
- Giữ tư thế này trong vòng 5 – 10 giấy, hít thở đều
- Cuối cùng nâng đầu, thở ra và trở lại vị trí ban đầu
- Lặp lại động tác 3 – 4 lần
Tùy thuộc vào vị trí thoát vị tại cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh áp dụng các bài tập trị liệu khác nhau. Để giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trị liệu về động tác tập luyện phù hợp. Tuyệt đối không tự ý luyện tập tránh gây tổn thương cột sống khiến đĩa đệm thoát vị ngày càng nghiêm trọng.
3. Thiền định giúp kiểm soát thoát vị đĩa đệm tại nhà
Thiền định là một trong những phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả. Theo các chuyên gia nghiên cứu thiền định, thiền giúp điều chỉnh trạng thái mất cân bằng giữa ức chế thần kinh và hưng phấn. Từ đó giúp giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh.
Không những thế, thiền định còn giúp giảm đau thông qua việc thả lỏng cơ thể và tập trung vào hơi thở. Đặc biệt, đối với một số đối tượng bệnh, liệu pháp trị liệu này giúp làm giảm sự phụ thuộc vào thuốc theo thời gian.
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận thiền định nhưng chung quy vẫn là giúp người tập tập tập trung vào một điểm ở bên ngoài hoặc bên trong cơ thể hoặc tập trung vào một đề tài,… để đưa cơ thể tiến nhập vào sự tĩnh. Để kiểm soát triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm gây ra bằng thiền, bệnh nhân có thể luyện tập thiền định theo các bước thông thường sau:
- Chuẩn bị: Theo các chuyên gia thiền định, trước khi bắt đầu thiền, người bệnh cần hoàn thiện các công việc hàng ngày để khỏi những vướng bận khi nhập thiền. Quần áo tập thiền nên thoải mái, địa điểm tập cần yên tĩnh và thoáng mát
- Tư thế: Người bệnh có thể ngồi thiền theo tư thế kiết già hoặc bán già với lưng thẳng, cằm hơi đưa vào nhằm giúp cột sống thẳng. Hai tay thả lỏng trên đùi hoặc đan chéo đặt trước bụng. Đầu lưỡi hơi chạm nhẹ lên nướu răng trên.
- Tập trung tâm ý: Nhắm hai mắt lại để loại bỏ thị giác, hít thở sâu và chậm. Trong quá trình hành thiền, bệnh nhân nên tập trung kiểm soát tâm bằng cách quan sát hơi thở kết hợp với việc tập trung vào Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Khi hít vào bụng hơi phồng ra và thở ra bụng xẹp lại
- Xả thiền: Sau khi hành thiền xong, trước khi đứng dậy, bệnh nhân cần làm một số động tác như buông thõng hai chân hoặc xoay cổ, hông nhiều lần. Đồng thời, xoa hai lòng bàn tay lại với nhau và vuốt nhẹ vùng sống mũi. Sau đó vuốt từ đầu mũi xuống cằm và vành tai, xoa hai tay và áp lên mắt hoặc bóp dọc theo hai chân. Những hành động này giúp khí huyết lưu thông bình thương, giảm tê mỏi.
Lưu ý: Để tập thiền đúng cách và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân nên tham gia các khóa hoặc lớp học thiền để được chuyên gia hướng dẫn cụ thể và chính xác.

4. Bổ sung thực phẩm chức năng chữa thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh nhân có thể tự chữa thoát vị tại nhà bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm chức năng chứa protein collagen hoặc các protein làm từ xương. Những loại chất bổ sung này có chứa lượng lớn hoạt chất có lợi cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm như acid amin glycine, glucosamine, arginine hoặc proline. Khi bổ sung vào cơ thể, chúng thúc đẩy sản xuất collagen và giúp sửa chữa, chữa lành những tổn thương ở mô và nhân nhầy đĩa đệm.
Một số chất bổ sung có tác dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng tại nhà như:
- Dầu cá omega – 3: Có tác dụng chống viêm, giúp giảm triệu chứng đau nhức. Dầu cá có thể được xem là sự thay thế an toàn hơn thuốc kháng viêm không chứa steroid khi dùng lâu dài với mục đích kiểm soát cơn đau. Liều lượng bổ sung mỗi ngày từ 1000 – 2000 miligam
- SMS (methylsulfonylmethane): Là hợp chất chứa lưu huỳnh hữu cơ tự nhiên giúp giảm viêm và cải thiện tính linh hoạt của xương khớp. Chưa kể đến, SMS còn giúp thúc đẩy sản xuất collagen, hình thành các mô liên kết giúp sửa chữa gân, dây chằng, khớp và đĩa đệm. Bổ sung sản phẩm này với liều lượng phù hợp mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp.
- Glucosamine: Hợp chất tự nhiên được tìm thấy nhiều trong sụn khớp. Thuốc có tác dụng giảm đau, đồng thời thúc đẩy tái tạo sụn, ngăn ngừa gãy xương, giảm làm tổn thương ở đĩa đệm và cột sống. Liều dùng mỗi ngày từ 800 – 1500 miligam
- Chondroitin: Được tìm thấy ở cơ thể con người là thành phần chính của sụn. Đây cũng được xem là một trong những chất bổ sung giúp hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm được chuyên gia khuyên dùng. Việc sử dụng Chondroitin đều đặn mỗi ngày giúp kiểm soát triệu chứng đau và cứng khớp vào buổi sáng, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ xương khớp. Liều dùng mỗi ngày là 800 miligam
Ngoài các chất bổ sung có lợi nêu trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược như nghệ, lá ngải cứu hoặc lá lốt,… để điều trị bệnh. Những dược liệu này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp chữa lành và sửa chữa đĩa đệm bị tổn thương. Từ đó giúp thúc đẩy bệnh mau chóng bình phục.
Với các cách tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà nêu trên, người bệnh có thể áp dụng nhằm giúp kiểm soát triệu chứng đau nhức, tê bì hoặc co cứng khớp ngay tại nhà. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần thăm khám sớm và nhận trị liệu từ bác sĩ chuyên khoa.
→ Có thể bạn quan tâm: 10 Bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm giúp hồi phục nhanh
Ngày Cập nhật 10/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!