Bệnh vẩy nến có di truyền không, làm sao phòng ngừa?

Vẩy nến là bệnh viêm đa đặc trưng bởi các mảng da viêm đỏ, dày và ngứa ngáy. Trong hầu hết các trường hợp, vẩy nến thường xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Vậy bệnh vẩy nến có di truyền không và làm sao để phòng ngừa bệnh? Người bệnh và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thông tin trong bài viết này.

biện pháp phòng ngừa vẩy nến
Tham khảo một số thông tin về việc bệnh vẩy nến có di truyền không

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là tình trạng viêm da gây ngứa, viêm và đỏ trên bề mặt da. Bệnh thường phổ biến ở da đầu, đầu gối, khuỷu tay, bàn tay và bàn chân.

Bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn xảy ra khi các tế bào miễn dịch trong máu tấn công các tế bào da mới được sản xuất. Điều này dẫn đến việc sản xuất quá nhiều các tế bào da mới bên dưới bề mặt da. Những tế bào mới này di chuyển lên bề mặt và loại bỏ các tế bào da hiện có. Điều này dẫn đến việc bong tróc da, vảy, ngứa và viêm da.

Bệnh vẩy nến có di truyền không?

Theo một số nghiên cứu, bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở độ tuổi từ 15 đến 35, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Mặc dù bệnh vẩy nến có thể xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nhưng theo các nghiên cứu thì có khoảng 10% dân số mang một hoặc nhiều gen có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 – 3% dân số thật sự phát triển vẩy nến từ các gen nguy cơ.

vảy nến có di truyền không
Gen di truyền được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến

Nguy cơ mắc bệnh vẩy nến do di truyền thường tăng lên, nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh vẩy nến thì nguy cơ này là khoảng 10%.
  • Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ này là 50%.

Mặc dù các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẩy nến. Ngoài ra, các yếu tố môi trường, hệ thống miễn dịch và tình trạng da cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Do đó, di truyền không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra bệnh vẩy nến.

Các gen nào có liên quan đến bệnh vẩy nến?

Các nhà nghiên cứu cho biết yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến ở một số người. Các gen liên quan đến bệnh vẩy nến chủ yếu đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu có khoảng 25 sự thay đổi gen di truyền có liên quan đến bệnh vẩy nến.

Hai gen phổ biến được cho là có thể gây ra bệnh vẩy nến bao gồm:

  • CARD14:

Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã xác định một đột biến gen có tên là CARD14 có thể dẫn đến các triệu chứng vẩy nến. Những thay đổi trong gen này có thể dẫn đến tình trạng viêm là khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.

Nghiên cứu cũng cho biết việc thay đổi trọng CARD14 cũng dẫn đến bệnh vẩy nến thể mủ và viêm khớp vẩy nến nếu gặp các điều kiện môi trường phù hợp.

đột biến gen làm tăng nguy cơ vẩy nến
Một số đột biến gen được cho là có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến
  • Interleukin:

Những thay đổi trong nhóm gen Interleukin cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm tăng phản ứng viêm. Interleukin có thể gây ra bệnh vẩy nến hoặc làm tăng sự nhạy cảm của một người đối với bệnh. Do đó, các liệu pháp sinh học điều trị vẩy nến thường nhắm vào gen Interleukin.

Mỗi loại bệnh vẩy nến có thể liên quan đến những thay đổi trong một số gen nhất định. Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và xác định các gen có thể dẫn đến vẩy nến.

Các yếu tố góp phần tăng nguy cơ vẩy nến

Hầu hết các trường hợp vẩy nến đều có đợt tái phát định kỳ hoặc tái phát sau thời gian thuyên giảm các triệu chứng. Có khoảng 30% những người bệnh vẩy nến đều trải qua các yếu tố gây bùng phát bệnh bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng
  • Thời tiết lạnh và hanh khô
  • Bệnh HIV
  • Sử dụng các loại thuốc như Lithium, thuốc chẹn beta và thuốc chống sốt rét
  • Thuốc Corticosteroid

Chấn thương da hoặc phần phần da có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả viêm họng, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cũng làm tăng nguy cơ vẩy nến.

Căng thẳng, lô âu có thể gây bệnh vẩy nến
Căng thẳng, lo âu có thể gây bệnh vẩy nến

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao bao gồm:

  • Ung thư hạch
  • Bệnh tim hoặc rối loạn tim
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Hội chứng rối loạn chuyển hóa
  • Trầm cảm và tăng nguy cơ tự tử
  • Uống nhiều rượu
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

Biện pháp phòng ngừa bệnh vẩy nến

Các triệu chứng bệnh vẩy nến có thể tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng này. Các tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng là tránh các tác nhân có thể gây kích thích bệnh. Ngoài ra, điều trị các triệu chứng bệnh cụ thể là thể hỗ trợ cải thiện bệnh.

Một số lưu ý có thể ngăn ngừa vẩy nến tái phát bao gồm:

1. Giảm căng thẳng

Tránh căng thẳng, tâm lý tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Cơ thể có xu hướng phản ứng viêm khi căng thẳng, lo âu. Điều này làm các triệu chứng vẩy nến trở nên nghiêm trọng.

Thiền định ngăn ngừa vẩy nến
Thiền định để thư giãn và ngăn ngừa vẩy nến

Để giảm căng thẳng trong cuộc sống, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:

  • Tâm lý trị liệu: Trò chuyện với bác sĩ tâm lý về tình trạng bệnh hoặc bất cứ vấn đề nào có thể gây suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống.
  • Luyện tập Yoga: Việc này có thể hỗ trợ thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và mệt mỏi cơ thể.
  • Thiền định: Thiền kết hợp hít thở sâu có thể giúp người bệnh tránh khỏi căng thẳng và thư giãn đầu óc.

2. Tránh sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến các phản ứng tự miễn của cơ thể và gây viêm và gây bệnh vẩy nến. Các loại thuốc có thể gây vẩy nến bao gồm:

  • Lithium được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, trầm cảm.
  • Thuốc chống sốt rét, như Chloroquine và Hydroxychloroquine.
  • Inderal được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
  • Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không Steroid dùng để điều trị viêm khớp.

Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Tùy vào trường hợp, bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp để ngăn ngừa các kích hoạt vẩy nến. Ngoài ra, không tự ý ngưng sử dụng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

3. Tránh gây các tổn thương trên da

Chấn thương da có thể gây bùng nổ các triệu chứng vẩy nến ở một số người. Chấn thương này thường bao gồm trầy xước, cháy nắng hoặc tạo ra một vết thương hở.

tổn thương da có thể gây vẩy nến
Tránh gây tổn thương da để phòng ngừa vẩy nến

Chăm sóc tốt cho làn da để ngăn ngừa chấn thương và hạn chế bùng phát bệnh vẩy nến. Ngoài ra, luôn luôn có biện pháp bảo vệ da như:

  • Sử dụng kem chống nắng và đội mũ khi ở ngoài trời.
  • Mặc áo dài tay và đeo găng tay khi làm việc, như làm vườn.
  • Sử dụng kem hoặc sản phẩm chống nắng khi ở ngoài trời trong thời gian dài. Thoa lại sản phẩm chống nắng sau mỗi ba giờ.
  • Thận trọng khi tham gia các hoạt động ngoài giờ.

Đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ điều trị ngay sau khi xuất hiện các chấn thương ngoài da. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa việc tái phát vẩy nến.

4. Tránh các bệnh nhiễm trùng

Nhiễm trùng được xem là có thể kích hoạt vẩy nến. Bởi vì nhiễm trùng gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch và gây ra các phản ứng viêm.

Bệnh viêm họng, đặc biệt là ở trẻ em, có thể là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt. Bên cạnh đó, vẩy nến có thể bùng phát sau khi đau tai, viêm Amidan, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng dưới da.

Viêm họng làm tăng nguy cơ vẩy nến
Viêm họng, đặc biệt là ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến

Do đó, nếu nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng hoặc nếu xuất hiện các vết cắt ở da, hãy làm sạch vết thương sau đó đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, để ngăn ngừa nhiễm trùng, người bệnh vẩy nến có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Rửa tay thường xuyên
  • tránh dùng chung đồ ăn, thức Uống hoặc dụng cụ ăn uống với người khác
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh, đặc biệt là trẻ em

5. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Béo phì và thừa cân có thể làm các triệu chứng vẩy nến trở nên nghiêm trọng. Vì vậy điều quan trọng là kiểm soát cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Một số loại thực phẩm có thể gây viêm và kích hoạt các triệu chứng bệnh vẩy nến. Do đó tránh sử dụng các loại thức ăn như:

  • Thịt đỏ
  • Sản phẩm bơ sữa
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Đường tinh chế và chất tạo ngọt
  • Cà chua, khoai tây, ớt
  • Trái cây có múi
Bệnh vảy nến có di truyền không
Sử dụng nhiều rau lá xanh có thể hỗ trợ chống viêm và phòng ngừa vẩy nến

Thực phẩm có thể hỗ trợ chống viêm bao gồm:

  • Cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ
  • Các loại hạt, bao gồm như hạt lanh, hạt bí ngô, óc chó và hạnh nhân
  • Rau lá xanh, như rau bina và cải xoăn

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung Vitamin và khoáng chất để tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Vảy nến là một bệnh mạn tính và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mắc dù không rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng một số gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến. Yếu tố di truyền không thể phòng ngừa được, tuy nhiên người bệnh có thể thay đổi phong cách sống để làm giảm nguy cơ vẩy nến. Trao đổi với  bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.  

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *