Vảy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh? Cách điều trị

Vảy nến ở bộ phận sinh dục là các tổn thương ở lớp biểu bì. Vì thế nó không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lại đe dọa vô sinh. Thực tế này khiến không ít người hoang mang.

Một số trường hợp bị bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Một số trường hợp bị bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết cơ quan sinh dục bị vảy nến

Bệnh vảy nến có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Khi nó xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì thường là do thói quen mặc đồ bó sát, ra mồ hôi nhiều ở bộ phận này nhưng không chú ý vệ sinh đúng cách.

Dấu hiệu chung của người bị vảy nến ở bộ phận sinh dục là sự xuất hiện các nốt đỏ bóng và tạo vảy. Nó có thể gây ngứa ngáy khó chịu nhưng không đến mức gây đau. Tình trạng này sẽ diễn ra với mức độ nhiều hơn nếu vào mùa nắng nóng hoặc trong giai đoạn chuyển mùa.

Nếu gãy, vùng da bị bệnh có thể bị trầy xước và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các nốt đỏ này rất dễ bị viêm và gây sưng đỏ. Những điều này ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin trong chuyện “chăn gối”.

Đối với nam giới, vùng da ở cơ quan sinh dục thường xuất hiện vảy nến là xung quanh dương vật, mu và vùng da quanh háng. Còn với nữ giới, bệnh thường xuất hiện ở âm hộ, mu và hậu môn.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục gây ngứa nhưng thường không đến mức đau.
Bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục gây ngứa nhưng thường không đến mức đau.

Vảy nến ở bộ phận sinh dục có gây vô sinh không?

Vảy nến là bệnh ngoài da. Các tổn thương thường chỉ xuất hiện ở lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng). Nó không làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong. Và do đó, bệnh không ảnh hưởng đến hoạt động của âm đạo hoặc tử cung (đối với nữ) hoặc dương vật, tinh hoàn (đối với với nam).

Dù vậy, nếu bạn không điều trị, không chú ý vệ sinh đúng cách và làm trầy xước da (do gãy) sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục do tình trạng nhiễm trùng. Cụ thể, nó có thể gây viêm nhiễm âm đạo; viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn…

Đối với người phụ nữ, tình trạng viêm âm đạo có thể gây viêm nhiễm ở tử cung. Và điều này khiến cho hoạt động của nội tiết tố bị rối loạn. Trứng có thể không đảm bảo chất lượng hoặc cổ tử cung không tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng bơi vào.

Còn đối với nam giới, những viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Chẳng những số lượng mà chất lượng của tinh trùng cũng sẽ suy giảm. Nếu tỷ lệ tinh trùng khỏe mạnh ít hơn 30% thì người đó rất dễ bị vô sinh và hiếm muộn.

Tóm lại, về bản chất, bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn khiến da bị nhiễm trùng và không điều trị đúng cách sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chăm sóc và điều trị đúng cách thì vảy nến ở cơ quan sinh dục không gây vô sinh.
Chăm sóc và điều trị đúng cách thì vảy nến ở cơ quan sinh dục không gây vô sinh.

Nguyên tắc điều trị vảy nến ở cơ quan sinh dục

  • Đến cơ sở y tế kiểm tra

Mục đích là xác định các tổn thương trên da ở bộ phận sinh dục có phải là vảy nến hay không. Bởi thực tế có khá nhiều bệnh dễ nhầm tưởng với vảy nến. Tiêu biểu là sùi mào gà, giang mai hoặc tình trạng hăm da thông thường.

Ngoài ra, dựa vào kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân gây, loại bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại. Xác định rõ các yếu tố này rất quan trọng. Bởi có đến 8 dạng bệnh vảy nến khác nhau. Mỗi loại lại có phương pháp điều trị riêng. Bên cạnh đó, mức độ và nguyên nhân bệnh cũng là những yếu tố quyết định đến loại thuốc hoặc phương pháp điều trị.

  • Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao

Vảy nến ở bộ phận sinh dục là nỗi niềm thầm kín của không ít người. Bạn nên bỏ qua cảm giác ngại ngùng và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Bởi điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Đồng thời, bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức. Bệnh nếu để lâu không những khó chữa mà còn dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị bệnh vảy nến càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro không cho sức khỏe sinh sản.
Cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị bệnh vảy nến càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro không cho sức khỏe sinh sản.
  • Không có thuốc đặc trị tận gốc vảy nến

Tin buồn là y học hiện tại chưa nghiên cứu ra thuốc đặc trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà bi quan. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc và phương pháp có thể giảm nhẹ các triệu chứng và kiểm soát bệnh. Điều quan trọng là cần thực hiện đúng phác đồ điều trị và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau

Điều trị bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục có thể dùng thuốc tân dược hoặc từ các loại thảo dược thiên nhiên. Dù là thuốc nào thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kể cả những loại thuốc tân dược không kê đơn hoặc từ thảo dược lành tính của Đông y. Nếu tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp các loại với nhau, người bệnh rất dễ gặp phải các tác dụng phụ và tương tác thuốc khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Cách điều trị vảy nến ở cơ quan sinh dục

Điều trị tại chỗ

Mục đích của phương pháp điều trị này là giảm nhanh các triệu chứng cho bệnh vảy nến gây ra ở cơ quan sinh dục. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi chứa các thành phần như:

  • Corticosteroid: Chống dị ứng và viêm;
  • Retinol: Là vitamin A1 với công dụng chống lão hóa và kháng khuẩn;
  • Vitamin D3: Hạn chế các tổn thương trên da do ánh sáng mặt trời;
  • Nhựa đường hoặc anthralin: Kiểm soát tình trạng viêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng Protopic hoặc Elidel. Cả hai loại đều là kem bôi dùng cho trường hợp bị viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc sinh học.

Điều trị bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục bằng thuốc mỡ để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.
Điều trị bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục bằng thuốc mỡ để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.

Điều trị bằng ánh sáng tia UVB

UVB là tia tử ngoại B. Đây là tia sáng có bước sóng ngắn dùng để điều trị vảy nến ở cơ quan sinh dục mức độ nhẹ đến trung bình. Người ta còn gọi phương pháp này là quang trị liệu. Chiếu tia UVB thường được tiến hành ở cơ sở y tế. Hoặc người bệnh có thể mua các hộp phát ra tia sáng này và thực hiện tại nhà sau khi được hướng dẫn kỹ từ bác sĩ.

Điều trị toàn thân

Trường hợp bệnh vảy nến ở cơ quan sinh dục chuyển nặng, bác sĩ sẽ dùng đến phương pháp điều trị toàn thân. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm cả dạng viên uống và tiêm qua mạch máu. Loại thuốc thường dùng là Methotrexate. Thuốc này có tác dụng làm chậm chu kỳ tế bào. Nhờ đó, nó sẽ tạm ngưng quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể còn được chỉ định điều trị bằng thuốc sinh học. Thuốc sẽ can thiệp trực tiếp vào hệ miễn dịch và ngăn cản quá trình sản xuất dư thừa tế bào và cơ chế gây viêm nhiễm.

Điều trị kết hợp

Trong nhiều trường hợp, người bị vảy nến ở cơ quan sinh dục sẽ cần kết hợp tất các giải pháp điều trị. Khi đó, liều lượng của từng loại thuốc sẽ được giảm. Tùy vào mức độ bệnh và yếu tố thể trạng từng người, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp nào là phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn có ý định điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. 

Những lưu ý khi bộ phận sinh dục bị vảy nến

Vấn đề quan hệ tình dục khi bị vảy nến

Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm. Nó không lây lan qua tiếp xúc thông thường, thậm chí qua đường tình dục. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục bình thường khi mắc bệnh này. Ngay cả khi vùng da bị vảy nến ở cơ quan sinh dục. 

Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục cần hết sức lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh ma sát quá mức. Bởi điều này có thể gây trầy xước và tổn thương da nhiều hơn. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra và khiến cho vùng da bị vảy nến lan rộng. Vì thế, bạn vẫn nên hạn chế quan hệ tình dục khi bị vảy nến ở bộ phận này. Thay vào đó, hãy tích cực điều trị cho đến khi bệnh được kiểm soát.

Tình dục không phải là vấn đề cấm kỵ khi bị vảy nến ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế và "thao tác" thật nhẹ nhàng.
Tình dục không phải là vấn đề cấm kỵ khi bị vảy nến ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế và “thao tác” thật nhẹ nhàng.

Những lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày

Để các phương pháp điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục phát huy hiệu quả và để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Tránh mặc đồ lót quá chặt. Nên chọn loại có chất liệu thấm hút và co giãn tốt. Đồ bên ngoài cũng cần rộng rãi và thoáng mát;
  • Giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ. Vệ sinh đúng cách. Có thể dùng nước lá trầu không pha với nước muối để rửa vùng da bị vảy nến hằng ngày;
  • Bôi thuốc điều trị vảy nến sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ;
  • Trong ăn uống hằng ngày, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng và không được dùng chất kích thích;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi; suy nghĩ tích cực;
  • Cuối cùng, bạn hãy luôn theo dõi tình trạng hồi phục trên da trong suốt quá trình điều trị. Tái khám đúng lịch hẹn hoặc ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường.

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *