Viêm da cơ địa có để lại sẹo trên da không?

Viêm da cơ địa có thể dẫn đến sự hình thành các nốt mụn nước. Chúng chứa dịch nhầy bên trong, gây chảy máu và rát da. Điều này khiến nhiều người lo lắng là viêm da cơ địa có để lại sẹo không. 

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi. Nhiều người bị sẹo trên da khi mắc bệnh lý này.
Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi. Nhiều người bị sẹo trên da khi mắc bệnh lý này.

Bản chất viêm da cơ địa không để lại sẹo

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là hội chứng viêm da mạn tính. Nó gây ngứa, sưng và nứt da. Vùng da bị viêm có thể tiết dịch. Ngoài ra, người bệnh có thể còn phát ban toàn cơ thể với sự xuất hiện của rất nhiều những nốt đỏ li ti và ngứa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và diễn biến theo đợt. Nó thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. 

Một số trường hợp bị sẹo trên da sau khi mắc phải bệnh này. Thực tế đó khiến không ít người mặc định rằng viêm da cơ địa sẽ để lại các vết sẹo sau khi điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết về bản chất thì viêm da cơ địa không để lại sẹo. Chúng xuất hiện là do thói quen sinh hoạt và chăm sóc da trong và sau quá trình điều trị không đúng cách. Nói cách khác, viêm da cơ địa có để lại sẹo không là do thói quen sinh hoạt và chăm sóc da của bạn.

Viêm da cơ địa để lại sẹo khi nào?

Gãy quá mức để lại sẹo

Người bị viêm da cơ địa sẽ luôn cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu. Trong sinh hoạt thường ngày, họ có thể kiềm chế không gãy. Tuy nhiên, khi ngủ, hành động gãy trong vô thức có thể khiến da bị trầy xước và chảy máu.

Những tổn thương trên da do móng tay hoặc vật sắc nhọn gây ra trong khi bị viêm da cơ địa có thể gây nhiễm trùng da. Tình trạng này không chỉ do các vi sinh vật thường trú gây ra mà còn có cả sự “góp mặt” của các “vị khách không mời mà tới”. Chúng cư trú và phát triển trên các vết xước, loét ở da và khiến cấu trúc da bị phá hủy. Đến khi bệnh được chữa khỏi thì các thương tổn này sẽ để lại sẹo.

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc quý chữa viêm da cơ địa giúp cho hơn 3695 bệnh nhân viêm da cơ địa thoát các triệu chứng ngứa rát, lành tổn thương trên da... Tìm hiểu ngay!

Ngoài ra, nếu người bệnh gãy quá mức trong một thời gian dài, sẽ có nguy cơ bị Lichen xơ hóa. Đặc biệt là khi tình trạng viêm da xảy ra gần vị trí của cơ quan sinh dục. Lichen xơ hóa là bệnh lý về da không phổ biến. Nó thường ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bệnh này còn ảnh hưởng đến ngực và cánh tay.

Bản chất viêm da cơ địa không gây sẹo nhưng nếu bạn gãy quá mức sẽ để lại những vết sẹo trên da khi hết bệnh.
Bản chất viêm da cơ địa không gây sẹo nhưng nếu bạn gãy quá mức sẽ để lại những vết sẹo trên da khi hết bệnh.

Thay đổi sắc tố gây thâm và đổi màu da

Tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố là một trong những tác động phổ biến của các bệnh lý về da. Trong đó có viêm da cơ địa. Đối với những người mắc bệnh lý này thì xu hướng tăng sắc tố phổ biến hơn. Thực tế có trường hợp sắc tố da tăng quá mức gây thâm sạm.

Tuy nhiên, tình trạng trên không phải là hậu quả tất yếu của viêm da cơ địa. Nói cách khác, nó chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định. Các cuộc khảo sát cho thấy, thâm da thường xảy ra khi tái phát bệnh nhiều lần hoặc những trường hợp cần điều trị bệnh liên tục trong một thời gian dài.

Giải pháp chữa các vết sẹo và thâm do viêm da cơ địa

Thời điểm tốt nhất để chữa các vết sẹo hoặc thâm do viêm da cơ địa là ngay khi nó mới hình thành. Càng để lâu thì khả năng xóa sẹo, thâm càng thấp. Bạn nên sử dụng vaseline (loại dùng cho y khoa) bôi lên da để vừa trị sẹo, thâm vừa làm mềm da.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm trị có thành phần như: vitamin E, methylparaben, sorbic acid, silicone và các loại hydrocortisone. Bạn cần lưu ý là kể cả việc sử dụng trong hoặc sau khi điều trị viêm da cơ địa đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nguyên nhân là một số thành phần trong sản phẩm có thể gây tương tác với thuốc đang điều trị hoặc không phù hợp với làn da nhạy cảm của bạn.

Cuối cùng, nếu bạn quyết định tìm đến các cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ để trị sẹo thâm, hãy nói cho họ biết tiền sử mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc tình trạng nhạy cảm của da. Mục đích là để bác sĩ áp dụng cách thức phù hợp nhất, hạn chế thấp nhất các kích ứng đối với da.

Khi bị viêm da cơ địa, bạn nên dùng vaseline hoặc tinh dầu từ thiên nhiên dể dưỡng ẩm, hạn chế ngứa và xóa sẹo trên da.
Khi bị viêm da cơ địa, bạn nên dùng vaseline hoặc tinh dầu từ thiên nhiên dể dưỡng ẩm, hạn chế ngứa và xóa sẹo trên da.

Những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc da để hạn chế bị sẹo và thâm

Thay vì dành quá nhiều thời gian quan tâm đến việc viêm da cơ địa có để lại sẹo không, bạn cần dành một ít quỹ thời gian đó tìm hiểu các cách hoặc những lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống và chăm sóc da khi bị viêm da cơ địa. Những kiến thức này không chỉ giúp bạn hạn chế thấp nhất tình trạng sẹo và thâm mà còn giúp hiệu quả điều trị viêm da cơ địa tốt hơn.

Sinh hoạt và ăn uống đúng cách:

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Từ 1,5 – 2 lít nước (lượng nước này bao gồm trong cả thực phẩm);
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng và có nhiều mủ. Ví dụ như thịt gà, hải sản và rau muống…;
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá;
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ hằng ngày, bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng: lông động vật, thú nhồi bông, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá… Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, giặt hoặc phơi chăn, gối và ga giường.
Bạn cần kiêng một số thực phẩm dễ gây sẹo và thâm khi da bị tổn thương.
Bạn cần kiêng một số thực phẩm dễ gây sẹo và thâm khi da bị tổn thương.

Lưu ý trong chăm sóc da:

  • Tránh để vùng da bị viêm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài vào lúc nắng gắt;
  • Vệ sinh da đúng cách;
  • Giữ cho da luôn khô thoáng, hạn chế tiếp xúc với nước quá lâu, nhất là những chất tẩy rửa;
  • Không chà xát quá mạnh, cào gãy hoặc dùng vật sắc nhọn nặn nốt mụn hoặc gỡ lớp da bong tróc. Hãy để nó tự rỉ dịch hoặc bong ra;
  • Khi tắm, bạn cần lưu ý là không nên tắm quá 20 phút. Ngay cả khi ngâm cơ thể trong nước từ thảo dược thì cũng không nên quá khoảng thời gian này. Đồng thời, nước sử dụng để tắm không nên quá lạnh hoặc quá nóng;
  • Chỉ nên dùng xà phòng tắm có chất tẩy nhẹ, tốt nhất là dùng loại chuyên cho da nhạy cảm;
  • Nên cắt ngắn móng tay và móng chân để hạn chế gãy và cào da trong vô thức;
  • Cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt vào mùa hè;
  • Luôn nhớ giữ ấm và ẩm cho da vào mùa đông.

Xem thêm

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *