Viêm đau khớp mắt cá chân và cách điều trị

Viêm đau khớp mắt cá chân gây đau đớn, sưng tấy khiến khả năng vận động, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển. Đồng thời gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại xương khớp. Cụ thể như biến dạng khớp, khả năng vận động và đi lại bị hạn chế.

Viêm đau khớp mắt cá chân và cách điều trị
Tìm hiểu viêm đau khớp mắt cá chân, triệu chứng, nguyên nhân gây đau và cách điều trị

Viêm đau khớp mắt cá chân là gì?

Viêm đau khớp mắt cá chân là một trong những dạng phổ biến của bệnh viêm khớp. Bệnh thể hiện cho tình trạng phần mô mềm tổn tại xung quanh khớp mắt cá chân bị sưng viêm và bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vùng da quanh khớp bị viêm cũng có biểu hiện nóng, sưng và viêm đỏ.

Khớp mắt cá chân đau, viêm cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp như bệnh gout (bệnh thống phong), viêm xương khớp… Ngoài ra bệnh còn là triệu chứng của tình trạng tổn thương sụn khớp do tai nạn hay do va chạm. 

Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Biến dạng khớp
  • Khả năng vận động bị hạn chế
  • Mất khả năng đi lại.

Triệu chứng của bệnh viêm đau khớp mắt cá chân

Khi khớp mắt cá của bạn bị viêm đau, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại khu vực này xuất hiện những triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau âm ỉ tại khớp cổ chân hoặc đau theo từng đợt dữ dội
  • Triệu chứng cứng khớp xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi người bệnh ngồi lâu mà không vận động
  • Khớp ở cổ chân sưng to rõ rệt. Đồng thời xuất hiện tình trạng viêm và cảm giác nóng
  • Cơn đau xảy tại khớp mắt cá chân sẽ dữ dội và nặng nề hơn khi người bệnh di chuyển. Bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác như xương vỡ vụn ra
  • Vùng da quanh khớp bị viêm thay đổi thành màu hồng hoặc màu đỏ. So với vùng da sưng xung quanh, vùng da lõm sẽ tối màu hơn. Ở nhiều trường hợp, người bệnh chỉ cần nhấc bàn chân cao ở mức vượt qua vị trí của tim, khu vực sưng sẽ biến mất hoàn toàn sau vài giờ.
Triệu chứng của bệnh viêm đau khớp mắt cá chân
Triệu chứng của bệnh viêm đau khớp mắt cá chân

Bệnh viêm đau khớp mắt cá chân xuất hiện do đâu?

Bong gân mắt cá chân được đánh giá là một trong những chấn thương phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm đau khớp mắt cá chân. Theo kết quả thống kê được thực hiện gần đây, nguyên nhân này chiếm khoảng 85% trường hợp mắt cá chân mắc bệnh hoặc xuất hiện những thương tích.

Tình trạng bong gân sẽ xuất hiện khi các mô nối xương của bạn (dây chằng) bị căng quá mức hoặc bị rách do té ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc khi chơi thể thao quá sức. Khi bị bong gân mắt cá, mắt cá chân của người bệnh sẽ thường sưng, viêm, bầm tím. Bên cạnh đó khả năng chịu lực của chân bị chấn thương cũng bị suy giảm, người bệnh không thể đứng vững.

Theo thống kê cho thấy có khoảng 11% trường hợp người bênh có mắt cá chân bị viêm là do yếu tố di truyền. Ngoài ra tình trạng viêm đau khớp mắt cá chân còn hình thành và phát triển khi bạn mắc phải những bệnh lý, vấn đề liên quan đến xương khớp. Trong trường hợp này, nếu không sớm điều trị, khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm, thậm chí là mất khả năng đi lại.

Mắt cá chân thường bị viêm do các bệnh xương khớp sau:

  • Viêm xương khớp: Nhiều loại viêm khớp có thể khiến vùng xương khớp tồn tại ngay tại mắt cá chân bị viêm và gây đau. Tuy nhiên bệnh viêm xương khớp là nguyên nhân xuất hiện phổ biến nhất. Bệnh thường xảy ra do khớp bị bào mòn hoặc bị nhiễm khuẩn. Tuổi càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm xương khớp hình thành và phát triển.
  • Bệnh gout (bệnh thống phong): Bệnh gout là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng viêm đau khớp mắt cá chân hình thành và phát triển mạnh trong một thời gian ngắn. Đồng thời kéo theo tình trạng co cứng, sưng và viêm khớp nghiêm trọng. Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric bên trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó bệnh còn tích tụ những tinh thể tồn tại ngay tại mắt cá chân. Từ đó dẫn đến đau nhức. Triệu chứng điển hình của bệnh là đỏ, sưng và đau dữ dội tại mắt cá chân.
  • Tắc mạch máu: Hiện tượng tắc mạch máu hình thành chứng thiếu máu ở hai chi dưới. Điều này khiến cho khớp mắt cá chân không nhận đủ lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng dẫn đến viêm và đau. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có tiền sử hoặc đang bị xơ vữa động mạch, có mỡ máu cao.

Việc nhận dạng và xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị viêm đau khớp mắt cá chân trở nên thuận lợi hơn, điều trị đúng cách, không mất nhiều thời gian và không mất nhiều công sức, tiền bạc của người bệnh.

Bệnh viêm đau khớp mắt cá chân xuất hiện do đâu?
Bệnh viêm đau khớp mắt cá chân xuất hiện do chấn thương, bệnh viêm xương khớp, bệnh gout, di truyền…

Phương pháp điều trị bệnh viêm đau khớp mắt cá chân

Khi khớp mắt cá chân của bạn bị sưng và viêm, người bệnh nên áp dụng ngay những phương pháp điều trị bệnh dù bệnh hình thành và phát triển do bất kỳ nguyên nhân nào. Người bệnh không nên chủ quan, tránh để bệnh xuất hiện kéo dài. Bởi điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý mà còn cản trở khả năng vận động, khả năng đi lại và thay đổi đời sống của bệnh nhân khi khi bệnh phát triển.

Thời gian đầu mắc bệnh, cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ, tình trạng viêm và sưng mắt cá chân không quá nghiêm trọng, người bệnh nên thử áp dụng một số phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài quá 3 ngày, không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được khám bệnh và điều trị.

Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh viêm đau khớp mắt cá chân tại nhà

Khi tình trạng viêm và đau nhức mắt cá chân vừa mới xuất hiện, bệnh đang trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một trong những phương pháp chăm sóc và điều trị dưới đây:

Nghỉ ngơi

Để tránh tình trạng viêm sưng phát triển mạnh, hạn chế trọng lượng đè lên mắt cá chân, người bệnh cần nghỉ ngơi ngay khi cơn đau xuất hiện. Bạn cần tránh vận động, hạn chế di chuyển trong vài ngày đầu. Nếu bạn cần phải di chuyển hoặc cần phải đi bộ, bạn nên sử dụng gậy hoặc sử dụng nạng để hỗ trợ.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Để giảm đau, giảm sưng và viêm tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một lượng nước đá vừa đủ, cho vào túi vải và chườm lên vị trí đang vị sưng, viêm 20 phút/lần. Mỗi ngày nên bạn thực hiện biện pháp chườm lạnh từ 1 – 2 lần. Áp dụng liên tục trong 3 ngày sẽ nhận thấy khả năng vận động và khả năng đi lại hồi phục. Bên cạnh đó tình trạng sưng, viêm và đau nhức thuyên giảm đáng kể.

Tương tự như biện pháp chườm lạnh, nhiệt độ cao từ biện pháp chườm nóng cũng có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức, viêm và sưng hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên nếu mắt cá chân của bạn có dây chằng đang căng cứng, bạn không nên áp dụng biện pháp chườm nóng. Bởi nhiệt độ nóng sẽ khiến cho tình trạng căng giãn dây chằng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để thực hiện biện pháp chườm nóng, bạn có thể sử dụng nước đun sôi với nhiệt độ vừa phải hoặc rang nóng gừng và muối cho vào bình thủy tinh hoặc túi vải. Sau đó áp chúng vào mắt cá chân.

Sử dụng băng gạc cố định mắt cá chân

Sử dụng băng gạc cố định mắt cá chân sẽ giúp bạn hạn chế được một số tác động xấu từ bên ngoài đến vị trí đang bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn nên nới lỏng băng gạc, không nên quấn chúng quá chặt. Bởi việc quấn mắt cá chân quá chặt có thể khiến cho khớp mắt cá chân của bạn không nhận đủ lượng máu cần thiết, quá trình lưu thông máu bị cản trở. Đồng thời gây nên tình trạng tê cứng khó đi lại.

Sử dụng băng gạc cố định mắt cá chân
Sử dụng băng gạc cố định mắt cá chân để giảm sưng, đau, viêm và hạn chế được một số tác động xấu từ bên ngoài đến vị trí đang bị tổn thương

Đưa chân lên cao

Trong lúc ngủ, bạn hãy giữ cho chân của mình cao lên một chút. Để làm được điều này, bạn hãy kê một chiếc gối dưới chân. Việc áp dụng biện pháp đưa chân lên cao sẽ giúp bạn tránh được hiện tương đau nhức, sưng tấy ở mắt cá chân.

Luyện tập

Khi tình trạng sưng, đau và viêm khớp mắt cá có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, kiểm soát tốt bệnh lý và những triệu chứng bằng cách tập luyện với một số bài tập nhẹ nhàng. Mỗi ngày bạn có thể xoay khớp cổ chân theo hai hướng, xoay theo vòng tròn từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên nếu mắt cá chân có dấu hiệu đau nhiều ngay sau khi luyện tập, bạn nên dừng ngay các động tác.

Ngoài bài tập xoay khớp, bạn có thể dùng lực từ bàn tay nhẹ nhàng uốn cong khớp mắt cá chân theo hướng lên và xuống. Việc thường xuyên áp dụng những bài tập này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tái thương tích, ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp. Đồng thời giảm đau và giảm sưng.

Sử dụng giày dép phù hợp

Theo chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khi bị viêm đau khớp mắt cá chân, người bệnh không nên mang giày cao gót, không đi chân đất. Bởi điều này có thể khiến áp lực diễn ra trên mắt cá chân tăng cao. Đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu huyết tại khu vực này.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Để tình trạng viêm sưng không phát triển, người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm mặn, thức ăn đóng hộp. Bởi những loại thực phẩm này không chỉ kích thích phản ứng viêm mà còn khiến trọng lượng của bạn tăng cao. Từ đó khiến mắt cá chân chịu nhiều áp lực, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay vì sử dụng những loại thực phẩm có hại, bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại trái cây, rau củ quả, thực phẩm giàu canxi, sữa, thực phẩm giàu vitamin. Đây đều là những loại thực phẩm không chỉ mang lợi ích đối với hệ thống xương khớp và còn rất có ít cho sức khỏe tổng thể.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Bệnh nhân bị viêm đau khớp mắt cá chân nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại trái cây, rau củ quả, thực phẩm giàu canxi, sữa, thực phẩm giàu vitamin

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm đau khớp mắt cá chân

Nếu tình trạng viêm đau khớp mắt cá chân không thể thuyên giảm sau vài ngày sử dụng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hoặc nguyên nhân gây viêm đau mắt cá chân là do bệnh viêm khớp, bệnh gout… người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, loại bỏ hoàn toàn cả bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi chẩn đoán nguyên gây gây đau và mức độ tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Dưới đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đau khớp mắt cá chân:

Thuốc giảm đau tại chỗ

Để kiểm soát tình trạng viêm sưng và triệu chứng đau nhức, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau tại chỗ. Cụ thể như gel bôi hoặc thuốc viên sử dụng đường uống (Efferalgan, Paracetamol…).

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Motrin, Naprosyn, Advil… thường được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức, viêm khớp mắt cá. Bởi những loại thuốc này có khả năng giảm đau, cải thiện tốt tình trạng sưng tấy. Đồng thời phòng tránh sự xuất hiện của những phản ứng viêm.

Tuy nhiên những người có tiền sử hoặc đang có vấn đề, bệnh lý về tim mạch, bệnh cao huyết áp, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh suy thận cần đặc biệt thận trọng trước quyết định sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng những loại thuốc thích hợp hơn.

Thuốc làm giảm axit uric trong máu

Thông thường, để cải thiện tình trạng viêm đau khớp mắt cá chân do bệnh thống phong (bệnh gout), bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng kết hợp thuốc làm giảm axit uric trong máu cùng với thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.

Những loại thuốc làm giảm axit uric trong máu được sử dụng là Febuxostat, Pegloticase, Colchicine, Allopuronol…

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm đau khớp mắt cá chân
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm đau khớp mắt cá chân

Điều trị viêm đau khớp mắt cá chân bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân bị viêm đau khớp mắt cá chân nặng kèm theo hiện tượng mưng mủ, sưng tấy, những phương pháp điều trị ngoại khoa không thể kiểm soát được bệnh… bệnh nhân cần phải điều trị bệnh cũng như can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và những tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng phương pháp ngoại khoa phù hợp với tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Tiểu phẫu, đốt điện, sử dụng tia laser, chấm azote lỏng… là những phương pháp chữa bệnh thường được sử dụng.

Viêm đau khớp mắt cá chân là bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không có những phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể phát triển mạnh và gây ra biến chứng như suy giảm khả năng vận động, mất khả năng di chuyển, biến dạng khớp… Đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do bệnh viêm xương khớp, bệnh gout. Do đó, ngay khi cơn đau và tình trạng viêm mắt cá chân xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành thăm khám. Đồng thời xử lý bệnh lý và triệu chứng bằng những phương pháp phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 06/07/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *