Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không? [Giải đáp]

Theo các chuyên gia, viêm gan B không có khả năng lây qua đường hô hấp. Chủng virus gây bệnh (Hepatitis B virus) chỉ lây qua đường máu, hoạt động tình dục và lây nhiễm từ mẹ sang con.

viêm gan b có lây qua đường hô hấp không
Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?

Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?

Viêm gan B là một dạng tổn thương gan do nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do Hepatitis B virus (HBV). HBV xâm nhập vào cơ thể, sau đó tấn công vào tế bào gan khiến cơ quan này sưng viêm, tổn thương và suy giảm hoạt động.

Khác với các bệnh truyền nhiễm khác, virus gây viêm gan B thường ủ bệnh trong thời gian dài và không phát sinh triệu chứng. Khi có điều kiện thích hợp, virus có thể bùng phát mạnh, gây viêm và tổn thương gan. Hepatitis B virus là một trong những nguyên nhân gây xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan.

Mặc dù có mức độ nguy hiểm nhưng hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện triệu chứng, bảo tồn chức năng gan và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Chính vì mức độ nguy hiểm cao và chưa thể điều trị hoàn toàn nên khá nhiều bạn đọc lo lắng “Liệu viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?”. Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã có giải đáp như sau:

“Viêm gan B là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B và C cao nhất trong khu vực. Qua thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm viêm gan C.

Mặc dù có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng bệnh lý này không có khả năng lây qua đường hô hấp – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy người bị viêm gan siêu vi có thể giao tiếp và ăn uống chung với bạn bè và người thân trong gia đình.”

Đường lây của virus gây viêm gan B

Virus gây viêm gan B (Hepatitis B virus) thuộc họ Hepadnaviridae và có cấu trúc hình cầu. Virus được bao quanh bởi lớp vỏ có chứa đến 8 loại kháng nguyên khác nhau. Chủng virus gây viêm gan B có thể tồn tại trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 100 độ C và có thể sống đến 20 năm ở môi trường có nhiệt độ – 20 độ C.

Với khả năng tồn tại lâu, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc và phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm gan B. Do đó việc phòng ngừa bệnh được xem là biện pháp hữu ích và cần thiết. 

Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, bạn cần nắm bắt đường lây của virus viêm gan B. Theo nghiên cứu, Hepatitis B virus lây qua 3 đường sau:

1. Lây qua đường máu

Hepatitis B virus không chỉ khu trú ở tế bào gan mà còn xâm nhập vào tuần hoàn máu. Do đó virus có khả năng lây qua khi tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh. Ngoài tiếp xúc trực tiếp, bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh do sử dụng kim tiêm, dao cạo hoặc tiếp xúc với vật dụng có dính máu chứa virus gây bệnh.

viêm gan b có lây qua đường hô hấp không
Virus gây viêm gan C có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh

Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus cũng có thể tăng lên nếu thực hiện phẫu thuật, xăm môi, xăm mí mắt và điêu khắc chân mày tại các cơ sở y tế và trung tâm thẩm mỹ kém chất lượng.

2. Lây từ mẹ sang con

Hepatitis B virus ít khi lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong thời gian thai kỳ. Bởi trong thời gian này, trẻ được bao bọc bởi nhau thai nên virus rất khó xâm nhập và gây tổn thương gan. Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 2% trường hợp lây trong quá trình mang thai (chủ yếu là từ tháng thứ 4 trở đi).

Tuy nhiên, trẻ có thể bị lây nhiễm viêm gan B trong quá trình sinh nở do tiếp xúc với máu của người mẹ. Nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn này lên đến 95%. Đối với trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng ngừa và kháng nguyên với Hepatitis B virus cho trẻ trong vòng 12 – 24 giờ sau khi sinh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trong giai đoạn cho trẻ bú, hầu hết đều không có trường hợp nhiễm virus từ sữa mẹ. Tuy nhiên trẻ có thể tiếp xúc máu của mẹ từ đầu núm vú hoặc vết thương hở.

3. Lây qua hoạt động tình dục

Thống kê cho thấy, có khoảng 70% trường hợp nhiễm Hepatitis B virus qua hoạt động tình dục. Virus gây viêm gan B có thể tồn tại trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo, sau đó xâm nhập vào cơ thể khi cơ tiếp xúc và tấn công tế bào gan.

viêm gan b có lây qua đường hô hấp không
Hepatitis B virus còn có khả năng lây qua hoạt động tình dục tương tự virus HIV

Ngoài ra, quan hệ tình dục còn có thể lây nhiễm các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, HIV,… Để giảm nguy cơ lây nhiễm, cần sử dụng bao cao su khi ân ái và nên chung thủy với 1 bạn tình.

Phòng ngừa viêm gan B bằng cách nào?

Do chưa có thuốc điều trị dứt điểm viêm gan B nên bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm Hepatitis B virus hiệu quả, bao gồm:

viêm gan b có lây qua đường hô hấp không
Chích ngừa viêm gan B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay
  • Chích ngừa viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Hepatitis B virus. Vaccine được tiêm cho cả trẻ sơ sinh, trẻ lớn và người trưởng thành.
  • Sau khoảng 5 năm tiêm vaccine, nên xét nghiệm kháng thể và tiêm vaccine bổ sung để đảm bảo khả năng miễn dịch đối với virus gây viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su và nên chung thủy với 1 bạn tình.
  • Sàng lọc tiền sử tình dục của đối tác trước khi quyết định quan hệ.
  • Trước khi kết hôn, có thể sàng lọc và thăm khám tổng quát để kịp thời phát hiện khả năng nhiễm viêm gan B ở vợ và chồng. Trong trường hợp vợ/ chồng nhiễm, người còn lại cần tiêm vaccine phòng ngừa khẩn cấp.
  • Không tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm, dao cạo và các vật dụng có khả năng dính máu.
  • Lựa chọn cơ sở y tế và trung tâm thẩm mỹ uy tín để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus.
  • Người bị viêm gan B nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?”, đồng thời đề cập đến đường lây và cách phòng ngừa bệnh. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tham khảo thêm: Chích ngừa viêm gan B bao lâu thì có thai được?

Ngày Cập nhật 21/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *