Viêm Gan B Lây Qua Đường Nào? Có Lây Qua Ăn Uống Không?

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm xảy ra do virus viêm gan B tấn công. Vì thế bệnh có khả năng truyền nhiễm và  lây truyền qua một số con đường nhất định. Bệnh không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho, hắt hơi, hay dùng chung đồ dung cá nhân. Bài viết thông tin về vấn đề viêm gan B lây qua đường nào và nguy cơ lây bệnh qua đường ăn uống.

Viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có thể lây truyền từ người sang người qua những con đường tương tự HIV

Virus viêm gan B (HBV) là một loại virus gây ra ra bệnh viêm gan có thể lây nhiễm như tự như HIV. Khi người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B, trong giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng đặc trưng, chỉ một ít trường hợp người bệnh có biểu hiện viêm gan như sốt cao, đau mỏi toàn thân, nước tiểu vàng sẫm, chán ăn, nhạy cảm với các món ăn nhiều chất béo và nhiều đạm (trứng, thịt, cá). Có thể nói viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm vì nếu không điều trị sớm sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B là căn bệnh không lây lan qua những con đường tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho hay hắt hơi. Bệnh cũng không có cơ hội lây nhiễm khi người bệnh và người khỏe mạnh ăn cùng một thực phẩm. Đồng thơi các hoạt động như hôn má, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng chứa dịch tiết nước bọt cũng không phải con đường lây nhiễm bệnh mà nhiều người vẫn lầm tưởng.

Có nhiều bệnh nhân e ngại việc dùng bữa cùng người khỏe mạnh vì lo lắng bệnh viêm gan có thể lây qua đường ăn uống. Nhưng thực tế khoa học đã khẳng định bệnh viêm gan không lây qua con đường này nên người bệnh không cần phải cách ly bản thân. Đồng thời người khỏe mạnh không nên tỏ ra tránh né, kỳ thị người bệnh. Tình trạng viêm gan siêu vi B không lây qua nước uống chung và cũng không có trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận qua các tiếp xúc thông thường.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không
Virus viêm gan B không lây qua đường ăn uống hoặc dùng chung thức ăn

Tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B cần hết sức cẩn thận khi dùng bữa. Bởi chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với người khác sẽ khiến họ bị nhiễm mầm bệnh. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra nếu đối phương cũng có vết thương hở và vùng bị thương có tiếp xúc trực tiếp với virus. Để phòng bệnh, cộng đồng cần chú ý tiêm phòng viêm gan B nếu bản thân chưa có miễn dịch với virus này.

Virus viêm gan B lây qua đường nào?

Hình thức lây nhiễm của virus viêm gan B giống như cách lây truyền của virus HIV, tuy nhiên khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 – 100 lần so với virus HIV. Điều này cho thấy khả năng sống sót của virus viêm gan B là rất cao, nếu nằm trong số những khả năng lây nhiễm thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể lên đến 80%. 

Có 3 con đường chính lây truyền viêm gan B là từ mẹ sang con, lây qua đường quan hệ tình dục và lây qua đường máu (dùng chung kim tiềm). Cụ thể những trường hợp truyền nhiễm bệnh viêm gan B được phân tích như sau:

Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Thực tế có đến 95% khả năng một người mẹ bị viêm gan B mạn tính, hoặc mắc bệnh trong thời gian mang thai sẽ lây truyền sang cho con. Trong quá trình mang thai và chuyển dạ nếu như không được dự phòng tốt, khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm virus là hoàn toàn có thể và mức độ ảnh hưởng là rất cao.

Viêm gan B lây qua đường nào?
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có khả năng lây truyền cho con rất cao

Người mẹ bị viêm gan siêu vi B khi sinh con thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Huyết thanh này có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của virus đối với sự phát triển trong giai đoạn trưởng thành của trẻ chứ không thể loại bỏ được mầm bệnh hoàn toàn.

Đối với trường hợp người mẹ bị viêm gan B mãn tính thì khả năng di truyền virus viêm gan B cho con phát triển thành viêm gan B mãn tính là 90%. Đây cũng là nguyên nhân vì sao việc chẩn đoán tiền sản để tầm soát bệnh là bước quan trọng trong việc ngăn chặn chu kỳ viêm gan B ở trẻ xảy ra.

Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên kiểm tra sức khỏe hôn nhân trước khi người phụ nữ mang thai trước 6 tháng. Ở những người mẹ có lượng virus rất cao cũng có thể được điều trị viêm gan B trong thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền đến thai nhui. Đối với những trường hợp phát hiện muộn, trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B dương tính có thể được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh viêm gan B ngay khi chào đời để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Loại vắc xin này có tác dụng hạn chế nguy cơ viêm gan B phát triển mạn tính ở trẻ đáng kể, chỉ còn xấp xỉ 5%. 

Ngoài ra, viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con nhưng việc cho con bú sữa mẹ vẫn được đánh giá là an toàn do virus không lây truyền qua tuyến sữa. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra nếu người mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú và trẻ sơ sinh ngậm nút trực tiếp núm vú.

Viêm gan B lây truyền qua đường tình dục

Tương tự như con đường lây truyền của virus HIV,  con đường tình dục không an toàn có thể lây truyền bệnh viêm gan B mức độ trên 70%. Virus  viêm gan B có thể lây truyền qua tinh dịch và dịch âm đạo khi các cặp đôi quan hệ tình dục. Các nghiên cứu cho rằng virus viêm gan có thể sinh trưởng trong môi trường chất lỏng từ cơ thể do các cơ quan bài tiết ra ngoài. Các chất lỏng này cũng có nguồn gốc từ dòng máu nên vẫn có sự hiện diện của virus viêm gan B nên khả năng lây bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, khả năng lây truyền virus viêm gan B qua đường tình dục sẽ tăng lên khi người bệnh và đối tác có hành vi tình dục gây tổn thương, chảy máu. Kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác. Khi bộ phần sinh dục bị viêm nhiễm sẽ hình thành các ổ mủ và loét da, điều này sẽ càng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

Do đó việc quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm viêm gan B và nhiều căn bệnh khác mà người bệnh cần chủ động phòng tránh để bảo vệ bản thân và bảo vệ xã hội.

Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B lây qua con đường quan hệ tình dục không an toàn

Viêm gan B lây qua đường tiêm chích 

Việc sử dụng chung ống tiêm với người bị viêm gan B làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn 70%. Thiết bị dùng để sử dụng tiêm chích bao gồm kim tiêm, ống tiêm, tăm bông, ống hút, nước và bộ lọc. Trong khi tiêm chính vì bất kỳ lý do nào, một lượng máu nhỏ trên ngón tay của người bệnh bám vào người khỏe mạnh cũng dẫn đến nguy cơ lây truyền viêm gan B cho người khác. Điều này xảy ra cả khi người bệnh và người bình thường không dùng chung kim tiêm hoặc tái sử dụng kim.

Một số con đường lây viêm gan B hiếm gặp hơn là dùng chung lưỡi dao cạo, sử dụng chung bàn chải đánh răng và các dụng cụ cá nhân khác… Đối người bệnh viêm gan B, các vật dụng cá nhân được dùng cho nhu cầu vệ sinh hàng ngày đều có thể có nguy cơ lây truyền virus viêm gan B cho người khác nếu vật dụng có dính máu của người bệnh.

Chủ động phòng tránh viêm gan B bằng tiêm ngừa vắc-xin

Viêm gan B lây qua đường nào?
Phòng bệnh vêm gan B bằng cạch tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu

Phương pháp phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm vắc – xin ngừa bệnh. Đặc biệt đối với các đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với mầm mống virus như nhân viên y tế, nhân viên làm việc với vật sắc nhọn. Đối tượng có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, trẻ em,… cần chủ động tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Tiêm phòng viêm gan B là cách dự phòng bệnh lý hiệu quả nhất. Vắc xin có thể thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm. Do đặc tính của virus viêm gan có thể lây truyền nhanh chóng và có khả năng ủ bệnh trong thời gian dài, vì thế phòng bệnh hơn chữa bệnh là lời khuyên tốt nhất để đối phó với căn bệnh này. Cộng đồng cần tham khảo một số cách phòng tránh viêm gan B trong cuộc sống như sau:

  • Người bình thường chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nên tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt.
  • Đối tượng trẻ em 2 tháng tuổi có mẹ bị nhiễm viêm gan B cần thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.
  • Thời gian tiêm phòng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh là trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, duy trì sinh hoạt tình dục lành mạnh.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân có khả năng dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, trang sức, kim tiêm,…;
  • Tuyệt đối không tiếp xúc với máu của bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu nếu chưa có biện pháp bảo vệ.
  • Trường hợp có vết thương hở thì nên vệ sinh vết thương, sau đó băng bó cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Người bệnh viêm gan không nên xăm hình, người khỏe mạnh nên chọn những cơ cơ sở đảm bảo an toàn, vệ sinh để tránh lây nhiễm bệnh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “Viêm gan B lây qua đường nào? Có lây qua ăn uống không?”. Tù đó người bệnh có biện pháp tốt hơn để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Viêm gan B là căn bệnh khó hồi phục hoàn toàn, vì thế việc thăm khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp người bệnh sớm kiểm soát bệnh cũng như chuẩn bị tâm lý đối phó với căn bệnh vững vàng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Bài viết liên quan: 5 Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên có trong bữa ăn

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *