Viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Nhận biết và điều trị

Viêm mũi vận mạch thể hiện cho tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm tồn tại trong niêm mạc mũi gặp vấn đề và phản ứng quá mức. Bệnh này được biểu hiện qua những triệu chứng giống với bệnh viêm mũi như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Bệnh xảy ra phổ biến nhưng không có nguyên nhân rõ rệt. Những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài nhưng không tác động và không làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Nhận biết và điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch là bệnh xảy ra ở dường hô hấp. Bệnh xuất hiện do những tác nhân bên ngoài (nấm mốc, vi khuẩn, thời tiết…) tác động, tạo ra phản ứng xảy ra giữa hệ thân kinh và bộ phận giao cảm trong niêm mạc mũi. Từ đó gây kích ứng mũi và hình thành những biểu hiện như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi….

Bệnh viêm mũi vận mạch còn có tên gọi khác là bệnh viêm mũi vô căn. Bởi đây là một bệnh lý xảy ra phổ biến nhưng không có nguyên nhân rõ ràng, không thể tìm thấy những tế bào viêm đặc hiệu dù đã sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán. Bao gồm xét nghiêm máu tìm IgE, tiêm dị nguyên dưới da, xét nghiệm tế bào học.

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch tương tự như những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể phân biệt được hai loại bệnh này bằng cách dựa trên những dấu hiệu điển hình của bệnh. Cụ thể hắt xì hơi và ngứa mũi ít hơn, tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi nhiều hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có rất ít hoặc không có nghẹt mũi. Chảy nước mũi là triệu chứng chính.

Chữa viêm mũi dị ứng sai cách khiến quá trình điều trị ngày càng khó khăn và gia tăng nguy cơ gặp biến chứng ở người bệnh. XEM NGAY những cảnh báo quan trọng của chuyên gia!

Dấu hiệu chận biết bệnh viêm mũi vận mạch

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm mũi vận mạch có thể xuất hiện dai dẳng từ vài ngày cho đến vài tuần nếu không sớm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của bệnh sẽ nặng nề hơn vào mỗi buổi sáng hoặc có thể liên quan đến cảm xúc như buồn phiền, khóc lóc…

Dấu hiệu nhận biết của bệnh gồm:

  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Có dịch nhầy chảy vào hệ thống xoang mũi
  • Nghẹt mũi…

Trong một số trường hợp không phát hiện sớm và không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển mạnh và chuyển sang bệnh viêm mũi vận mạch bội nhiễm. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này thông qua biểu hiện: Không đáp ứng với thuốc điều trị, những triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể xảy ra những phản ứng phụ từ việc sử dụng thuốc chữa bệnh…

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị. Bởi nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển mạnh và gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang, polyp mũi.

Dấu hiệu chận biết bệnh viêm mũi vận mạch
Dấu hiệu chận biết bệnh viêm mũi vận mạch gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, có dịch nhầy chảy vào hệ thống xoang mũi…

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch

Nguyên nhân chính khiến bệnh viêm mũi vận mạch hình thành và phát triển vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bệnh có khả năng khởi phát khi một hoặc nhiều mạch máu trong mũi mở rộng, lưu lượng máu chảy bất thường kèm theo chất lỏng khiến niêm mạc mũi bị làm đầy.

Đầu dây thần kinh mũi phản ứng quá mức cũng được cho là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát. Điều này tương tự như cách thức hoạt động và phản ứng của phổi trong hen suyễn.

Ngoài ra một số tác nhân khác có khả năng nâng cao nguy cơ xuất hiện bệnh viêm mũi vận mạch, đó là:

  • Môi trường: Bụi bẩn, nấm mốc, ô nhiễm ô trường, khói bụi, độ ẩm và sự thay đổi về thời tiết… là những tác nhân phổ biến khiến bệnh hình thành và phát triển.
  • Khí hậu: Chuyển mùa, khí hậu thay đổi từ nóng sang lạnh dễ tác động và gây kích ứng niêm mạc mũi. Đặc biệt là khi thời tiết khô khiến cho độ ẩm không khí bị ảnh hưởng và thay đổi một cách đột ngột.
  • Rối loạn nội tiết: Một số yếu tố chuyển hóa và rối loạn nội tiết như thay đổ nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt, sử dụng thuốc ngừa thai, chứng suy tuyến giáp và những tình trạng về hormone khác… có khả năng kích thích sự hình thành và phát triển của bệnh.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có khả năng tác động và gây bệnh viêm mũi vận mạch như thuốc tâm thần, thuốc dùng trong điều trị cao huyết áp, thuốc giảm đau, rượu bia…
  • Các yếu tố khác: Khói thuốc, mùi hôi, ăn đồ cay nóng, nước hoa, thay đổi cảm xúc hoặc cơ thể nhiễm virus đều là những tác nhân phổ biến có thể khiến bệnh viêm mũi vận mạch xuất hiện.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những tác nhân gây bệnh nêu trên, một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng được cho là có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Giới tính: Viêm mũi vận mạch là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới.
  • Độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 20 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những độ tuổi khác. Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, khí thải, khói bụi, chất kích thích cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Mang thai: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, viêm mũi bội nhiễm có thể khiến mũi tắc nghẽn thường xuyên hơn khi có kinh nguyệt hoặc đang mang thai.
  • Căng thẳng: Những người thường xuyên stress, căng thẳng, cảm xúc lẫn lộn có nguy cơ cao bị viêm mũi.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc xịt mũi hoặc một số loại thuốc điều trị khác trong một thời gian dài có thể khiến tình trạng tắc nghẽn mũi diễn ra nghiêm trọng hơn. Trường hợp này được gọi là tắc nghẽn hồi phục.
  • Vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh do virus gây ra, bệnh mãn tính như mệt mỏi mãn tính, hội chứng suy giáp, cảm cúm, cảm lạnh… có thể tác động và khiến bệnh lý trở nên xấu đi.
Yếu tố nguy cơ
Sự thay đổi hormone trong cơ thể, viêm mũi bội nhiễm có thể khiến mũi tắc nghẽn thường xuyên hơn khi có kinh nguyệt hoặc đang mang thai

Bệnh viêm mũi vận mạch được chẩn đoán như thế nào?

Quá trình chẩn đoán bệnh viêm mũi vận mạch dựa vào yếu tố gây bệnh, triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra thể chất. Đồng thời đặt một vài câu hỏi về tiền sử mắc bệnh và các triệu chứng.

Để quá trình chẩn đoán bệnh lý trở nên chính xác hơn, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm. Để loại trừ nguyên nhân gây bệnh là do dị ứng, bệnh nhân cần thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp người bệnh đo lường, kiểm tra phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với những tác nhân gây dị ứng thông thường. Mẫu máu lấy từ cơ thể của bạn sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra mức độ nhạy cảm của cơ thể bệnh nhân đối với những chất gây dị ứng cụ thể.
  • Kiểm tra da: Bác sĩ sẽ cho da của người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng tồn tại trong không khí thông thường. Vùng da được thử nghiệm thường sẽ có dấu hiệu phát ban hay đỏ lên nếu có phản ứng.

Để loại trừ những vấn đề, bệnh lý về xoang gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn áp dụng những phương pháp chẩn đoán sau:

  • Nội soi mũi: Nội soi mũi bằng máy nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát những dấu hiệu bất thường xảy ra bên trong đường mũi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thông qua thiết bị là ống nội soi sợi quang ở mũi để kiểm tra xoang và đường mũi.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Chụp cắt lớp vi tính là một kỹ thuật X-quang được vi tính hóa nhằm giúp bác sĩ quan sát rõ hơn những vấn đề đang diễn ra ở đường mũi và xoang. Phương pháp chẩn đoán này sẽ đưa ra kết quả chi tiết hơn so với những kỹ thuật X-quang thông thường.

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi vận mạch

Quá trình điều trị bệnh viêm mũi vận mạch thường phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và những tổn thương nếu có.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch

Thông thường để điều trị bệnh viêm mũi vận mạch, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng viêm dạng xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng histamine dạng xịt như azelastine
  • Thuốc làm co mạch máu pseudoephedrine
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic giúp chống rò rỉ như ipratropium
  • Trong trường hợp chảy mũi nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm những loại thuốc chống chảy mũi đặc hiệu.

Ngoài những loại thuốc được chỉ định sử dụng, bệnh nhân cần loại trừ thêm những yếu tố tác nhân, thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý tránh những điều sau đây để phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch tái phát:

  • Nếu thời thời tiết thay đổi thất thường, trời trở lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, không đến gần những nơi ô nhiễm, mang khẩu trang khi ra đường
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho  cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch
Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch

Sử dụng phương pháp plasma chữa bệnh viêm mũi vận mạch

Phương pháp plasma sẽ sử dụng nhiệt độ thấp tự động để tìm kiếm chính xác những vị trí đang bị viêm và đánh tan những ổ viêm trong khoang mũi. Đây là một biện pháp điều trị bệnh an toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả thì căn bệnh này vẫn có khả năng tái phát nhiều lần.

Chữa bệnh viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật

Khi những phương pháp chữa bệnh nêu trên không thể mang đến hiệu quả khắc phục bệnh lý như mong đợi, bệnh viêm mũi vận mạch và những triệu chứng xảy ra dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nặng hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi. Đồng thời phục hồi những vách ngăn đang bị lệch.

Việc phẫu thuật sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả điều trị bệnh của phương pháp đốt cuống mũi dưới hoặc những loại thuốc chống viêm mũi vận mạch, cắt bán phần cuống mũi giữa hoặc cuống mũi dưới.

Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi, phục hồi vách ngăn có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như viêm mũi teo, chảy máu tại vết mổ… Ngoài ra thời gian hồi phục của bệnh nhân cũng kéo dài.

Hiện tại phương pháp mổ phổ biến nhất và khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch chính là phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, dù có mang đến hiệu quà điều trị như mong đợi nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ đối mặt với những rủi ro gồm: Giảm tiết nước mắt khiến mắt khô, bị dị cảm mặt, đau mắt kéo dài sau phẫu thuật.

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi nặng nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ dây thần kinh vidien.

Chữa bệnh viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật
Chữa bệnh viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi thời tiết trở lạnh, bạn nên tắm nhanh cùng với nước ấm. Bên cạnh đó, bạn cần tắm trong phòng kín gió, lau khô cơ thể trước khi mặt quần áo.
  • Bạn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và mũi khi thời tiết giao mùa.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm. Khi ra đường bạn cần mang khẩu trang để tránh sự xâm nhập của những loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Nếu nhận thấy niêm mạc mũi bị kích ứng khi bạn sử dụng một số loại thuốc Tây như thuốc thần kinh, thuốc cao huyết áp… bạn cần báo ngay triệu chứng này với bác sĩ điều trị.
  • Bạn cần tránh để áp lực công việc gây căng thẳng, stress, hãy giữ tinh thần luôn thoải mái.
  • Không gian sống và nơi làm việc cần được vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tồn tại của các loại virus, vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác trong không gian sống.
  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Bạn cần hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thuốc lá, rượu, bia…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh viêm mũi vận mạch.
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý hoặc sử dụng một dụng cụ đặc biệt như ống tiêm bóng đèn, chậu neti… để vệ sinh mũi sạch sẽ, loại bỏ được chất kích thích. Đồng thời giúp đường thở thông thoáng hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Bao gồm cả nước lọc, sinh tố, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây, nước hầm xương, nước canh… 
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi vận mạch
Uống nhiều nước mỗi ngày bao gồm cả nước lọc, sinh tố, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây, nước canh… để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch và những triệu chứng của bệnh có thể kéo dài nhưng không tác động và không làm ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và thích hợp, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị, các hoạt động sinh hoạt thường ngày bị cản trở. Đồng thời gây viêm mũi vận mạch bội nhiễm, viêm xoang, nhiều trùng tai giữa và nhiều biến chứng khác. Vì thế, người bệnh nên tiến hành điều trị ngay khi những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện.

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *