Viêm Nang Lông Da Đầu : Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Thuốc Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Viêm nang lông da đầu là tình trạng nang lông bị tắc nghẽn gây viêm hoặc nhiễm trùng. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng sưng đỏ, nổi mụn trứng cá hoặc mụn mủ ở xung quanh chân tóc. Bệnh có thể được quản lý tốt tại nhà nhưng để ngăn ngừa viêm nhiễm nặng gây biến chứng, bệnh nhân cần điều trị sớm.

Viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu là phản ứng viêm ở một hay nhiều nang tóc

Viêm nang lông da đầu là bệnh gì?

Theo các chuyên gia da liễu, viêm nang lông da đầu là một dạng viêm rối loạn của nang tóc ở da đầu. Tình trạng viêm này còn được gọi là viêm nang lông do Proprionibacterium hay mụn trứng cá necrotica mrangis. Bệnh thường xuất hiện với biểu hiện đặc trưng như nổi mụn mủ nhỏ trên da đầu. Ngoài triệu chứng này ra, bệnh còn gây rụng tóc hoặc ngứa rát và bong tróc da ở chân tóc.

Viêm nang lông da đầu có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những người có da dầu, bệnh nhân bị rối loạn tuyến bã nhờn hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh viêm nang lông tuy lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể chuyển sang mãn tính, gây khó khăn trong chữa trị. Đặc biệt, bệnh có thể gây nhiễm trùng, làm tăng diện tích tổn thương da trên đầu. Khi đó, tình trạng viêm có thể lan rộng sang chân tóc, phía trước tán hoặc sau gáy,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.

Thủ phạm gây viêm nang lông da đầu là gì?

Nguyên nhân gây viêm da đầu chủ yếu là do vi khuẩn và nấm gây nên. Cụ thể:

  • Vi khuẩn: Cutibacterium acnes, Staphylococcus aureus
  • Nấm men: Malassezia, Trichophyton

Ngoài ra, bệnh xảy ra cũng có thể là do các tác nhân sau:

  • Sử dụng dầu gội: Dùng dầu gội không rõ nguồn gốc hoặc chứa hóa chất độc hại, có tính tẩy rửa mạnh có thể khiến lớp caramide bảo vệ da đầu mất đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Thói quen gãi đầu: Ở những đối tượng có thói quen gãi đầu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông da đầu cao hơn những đối tượng khác. Bởi khi gãi đầu, móng tay có thể gây trầy xước và tổn thương da, làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay dẫn đến tình trạng viêm
  • Điều kiện sống thấp: Sống ở môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc nguồn nước bẩn,… tạo điều kiện vi khuẩn phát triển mạnh, tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu

XEM THÊM : 10+ Thuốc Trị Viêm Nang Lông Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Triệu chứng viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu khi bệnh mới khởi phát thường gây tổn thương da ở diện tích nhỏ, sau đó lan rộng ra các vùng da lân cận. Ban đầu bệnh xuất hiện các biểu hiện như viêm đỏ, nổi mẩn gây ngứa và đau ở da đầu.

Sau thời gian phát triển, người bệnh có thể quan sát thấy da đầu xuất hiện những nốt mụn nhỏ, đầu mụn có màu trắng giống như. Đặc biệt, xung quanh nốt mụn có những quầng viêm.

Mụn mủ mọc rải rác ở khắp da đầu nhưng thường mọc nhiều ở hai bên thái dương và sau gáy. Khi mụn mủ vỡ, dịch mủ thoát ra ngoài có mùi hôi tanh. Sau khi khô, miệng mụn đóng vảy vàng tương tự như chốc lở.

Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh còn gây ngứa ngáy và nóng rát ở khu vực da bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tổn thương nông ở phần trên của nang tóc nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây lở loét hoặc rụng tóc.

Theo các chuyên gia, rụng tóc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở da đầu, đồng thời phạm vi rụng tóc thường không quá lớn. Tuy nhiên, nếu không có biện khắc phục tốt, viêm có thể lan rộng, gây rụng tóc trên diện rộng dẫn đến hói đầu.

viêm nang tóc gây nổi mụn mủ
Khi mới khởi phát, viêm nang lông da đầu thường xuất hiện với triệu chứng sưng đỏ, mọc mụn mủ
Triệu chứng viêm lỗ chân lông ở đầu
Mụn mủ sau khi vỡ khô lại đóng vảy vàng

Khi nào nên thăm khám viêm nang lông da đầu?

Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Ngứa diễn ra thường xuyên, kéo dài hơn 2 tuần
  • Ngứa da đầu kèm theo tình trạng nổi mụn nhọt hoặc mụn mủ
  • Da nổi phát ban, viêm sưng và đỏ
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng với biểu hiện lở loét, bong tróc trên da

Điều trị viêm nang lông da đầu

Theo các chuyên gia tư vấn da liễu, viêm nang lông da đầu trong trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau đó vài ngày nếu bệnh nhân có kế hoạch chăm sóc tốt. Bên cạnh đó, để bệnh mau chóng bình phục, đồng thời giúp giảm ngứa và viêm đỏ ở da đầu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, ở những đối tượng bệnh chuyển sang mãn tính, bệnh nhân cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị viêm nang lông da đầu ở mỗi người sẽ không giống nhau. Dưới đây là các biện pháp điều trị viêm nang lông da đầu, bệnh nhân có thể tham khảo để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến trầm trọng.

Chữa viêm nang lông da đầu bằng thuốc

Có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị bệnh viêm nang lông xảy ra ở da đầu:

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Bao gồm gel Acid Fusidic, dung dịch Erythromycin hoặc dung dịch Clindamycin,… Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng viêm do nhiễm khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Đồng thời, thuốc còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây hình thành mụn mủ hoại tử.
  • Kháng sinh đường uống: Thường dùng phổ biến nhất là Tetracycline và Doxycycline. Hai loại thuốc này có tác dụng hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng da. Thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, đồng thời giúp giảm sản xuất gốc tự do và cytokine, hạn chế ngứa trên da. Thuốc có thể dùng lâu dài nhưng để giảm thiểu tác dụng phụ, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về liều lượng trước khi dùng
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Một số loại thuốc histamin được bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng nhằm giảm thiểu tình trạng kích ứng gây ngứa và khó chịu ở da đầu. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là an thần, gây buồn ngủ và chóng mặt. Do đó, người bệnh không nên sử dụng khi đang thực hiện công việc đòi hỏi tinh thần tập trung cao
  • Kem chứa steroid: Kem có tác dụng giảm viêm và giảm ngứa ở giai đoạn bệnh bùng phát. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng 1 – 3 tuần, không lạm dụng tránh gây tổn hại đối với da.
  • Isotretinoin đường uống: Isotretinoin là dẫn xuất của vitamin A, hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá và viêm nang lông. Thuốc được yêu cầu sử dụng với liều lượng thấp. Tùy theo mức độ viêm mà bác sĩ sẽ giới hạn thời gian dùng. Chống chỉ định Isotretinoin ở phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân mắc bệnh gan, mỡ máu cao, trầm cảm hay bị tiểu đường.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân chỉ nên vệ sinh da sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng diệt khuẩn trước khi thoa. Tuyệt đối không cạo hoặc chà xát mạnh bằng chanh hoặc muối vào vị trí viêm. Đặc biệt, không dùng thuốc theo sự mách bảo của người bệnh trước. Bởi việc làm này có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn.

Trị rụng tóc do viêm nang tóc
Chữa viêm nang lông da đầu bằng thuốc kháng sinh, thuốc histamin

Chữa viêm nang lông da đầu bằng dầu gội

Bệnh cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần biết cách chăm sóc da đầu hợp lý để tăng khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh. Để giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu, người bệnh không nên sử dụng dầu gội thông thường mà phải dùng dầu gội có chứa chất chống nấm hoặc diệt khuẩn.

Dưới đây là một số loại dầu gội được chuyên gia da liễu khuyên người bệnh bị viêm nang lông ở đầu sử dụng để đẩy lùi cơn ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Dầu gội Nizoral: Sản phẩm chứa hoạt chất chống nấm Ketoconazole, giúp kháng viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm ở da đầu. Bên cạnh đó, Nizoral còn có tác dụng trị gàu và tăng cường phục hồi tổn thương ở da
  • Dầu gội Selsun: Nhờ chứa thành phần Selenium Sulfide, dầu gội Selsun có tác dụng kháng nấm và diệt khuẩn. Do đó, giúp giảm ngứa và hạn chế viêm nhiễm. Đồng thời, Selsun còn giúp cung cấp dưỡng chất giúp ngăn ngừa rụng tóc.
  • Dầu gội Davines Naturaltech Purifying: Dầu gội có chứa hoạt chất Selenium Sulfide và Phytoceutical, có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng để giảm ngứa và cải thiện tình trạng rụng tóc do viêm nang lông da đầu gây nên

Lưu ý: Khi sử dụng dầu gội điều trị bệnh, người bệnh chỉ nên dùng 2 – 3 lần/ tuần. Không nên gội nhiều lần trong một ngày. Vì dầu gội chứa chất kháng khuẩn và diệt nấm, nếu sử dụng thường xuyên có thể loại bỏ vi khuẩn có lợi khiến da trở nên khô hơn, làm tăng nguy cơ kéo dài bệnh. Bên cạnh đó, khi gội đầu chỉ nên gãi nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước da đầu hoặc tróc nốt mụn.

Điều trị viêm nang lông da đầu bằng tự nhiên

Người bệnh có thể sử dụng các cách điều trị bệnh tại nhà sau đay để kiểm soát triệu chứng ngứa rát, khó chịu ở da đầu:

  • Nén ấm: Để làm dịu tình trạng ngứa ngáy trên da đầu, bệnh nhân có thể dùng một chiếc khăn sách nhúng vào nước ấm rồi vắt hơi ráo và đắp lên đầu. Hơi nước ấm có tác dụng kích thích máu lưu thông, đồng thời giúp giảm sưng và ngứa do bệnh gây nên. Để tăng tính hiệu quả, người bệnh có thể nhỏ vào nước ấm 4 – 5 giọt tinh dầu trà hoặc dầu neem
  • Sử dụng muối: Nước muối biển có chứa chất diệt khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng nguyên liệu này để khắc phục ngứa và giảm viêm nhiễm. Cách làm đơn giản, người bệnh lấy 3 muỗng muối biển hòa tan với nước ấm và gội đầu.
  • Dùng tinh dầu cây phỉ: Chiết xuất từ tinh dầu cây phỉ có tác dụng làm sạch sâu da đầu, đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng để điều trị viêm nang lông da đầu. Người bệnh có thể dùng tinh dầu cây phỉ thoa trực tiếp lên da đầu. Sau khi ủ 15 phút, gội lại đầu bằng nước ấm. Tuy nhiên, tinh dầu cây phỉ có thể gây dị ứng ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Do đó, để giảm thiểu những bất lợi này, bệnh nhân nên trộn tinh dầu với dầu gội hoặc với dầu dẫn khác trước khi sử dụng. Một số loại dầu dẫn được dùng phổ biến như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu ô liu,…

Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các biện pháp chăm sóc tự nhiên này nhưng nếu triệu chứng bệnh không cải thiện sau một tuần hoặc lâu hơn, bệnh nhân nên ngưng sử dụng. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh xuất hiện tình trạng đỏ hoặc nóng rát da sau khi áp dụng, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.

Sấy tóc kiểm soát viêm da đầu
Người bệnh nên sấy khô tóc trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa viêm nang lông da đầu

Viêm nang lông da đầu gây rụng tóc có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông da đầu gây rụng tóc không khó chữa trị nhưng bệnh rất dễ tái phát trở lại. Do đó, để chữa trị dứt điểm bệnh, bệnh cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên thực hiện theo các gợi ý sau để phòng tránh bệnh quay trở lại.

  • Tránh gội đầu bằng nước nóng: Nhiệt độ cao chính là nguyên nhân loại bỏ độ ẩm của da, làm tăng khả năng khô, viêm hoặc đỏ ở da. Vì vậy, để tránh tình trạng kích ứng da và giúp giảm ngứa, bệnh nhân chỉ nên gội đầu hoặc tắm bằng nước ấm trong thời gian ngắn
  • Tránh sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc tóc có mùi: Một số loại dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc tóc có chứa mùi hương nhân tạo hoặc chất phụ gia. Thường xuyên sử dụng không chỉ gây kích ứng, ngứa da mà còn làm tăng nguy cơ viêm hoặc nhiễm trùng ở da đầu. Do đó để phòng ngừa bệnh tái phát và chuyển nặng, bệnh nhân chỉ nên sử dụng các loại dầu gội chuyên biệt. Đặc biệt nên tránh xa thuốc nhuộm tóc hoặc sản phẩm chăm sóc tóc độc hại khác. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế làm đẹp tóc bằng uốn hoặc ép
  • Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân kích hoạt viêm và ngứa ở da đầu. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh nên giũ tinh thần thoải mái. Để giảm căng thẳng, bệnh nhân có thể tham gia các bộ môn thể thao như yoga, thiền chánh niệm hoặc các hoạt động ngoài trời,…
  • Sấy hoặc lau khô tóc trước khi đi ngủ: Đi ngủ với mái tóc ướt tạo môi trường sống lý trưởng cho vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển. Do đó, để cải thiện và kiểm soát triệu chứng, người bệnh nên sấy hoặc lau khô tóc trước khi lên giường ngủ

Viêm nang lông da đầu tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được quản lý tốt có thể để lại sẹo và gây rụng tóc ở khu vực da bị tổn thương. Do đó, trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần sự can thiệp từ y khoa nhằm tránh biến chứng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do ảnh hưởng tâm lý.

10+ Thuốc Trị Viêm Nang Lông Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

KELA Lotion, Gentrisone, Bantrobac, Fucicort, Betadine Ointment,... là những sản phẩm được bác sĩ da liễu khuyên dùng để điều...

Viêm Lỗ Chân Lông Ở Lưng : Nguyên Nhân, Cách Chữa

Viêm lỗ chân lông ở lưng là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở nang lông do vi khuẩn, nấm...