Viêm nang lông ở cánh tay và cách chữa trị triệt để

Viêm nang lông ở cánh tay nhìn chung không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Điều trị triệt để bệnh này không khó. Điều quan trọng là bạn phải biết và tuân theo nguyên tắc điều trị chung và một số lưu ý của từng phương pháp.

Viêm nang lông cánh tay rất hay thường gặp và dễ để lại sẹo.
Viêm nang lông cánh tay rất hay thường gặp và dễ để lại sẹo.

Viêm nang lông ở cánh tay là gì?

Viêm nang lông cánh tay là một loại bệnh về da. Nó có thể gây ngứa hoặc không tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Có hai dạng phổ biến:

+ Viêm nang lông nông hay còn gọi là viêm cổ nang lông: Tình trạng viêm chỉ xảy ra ở lỗ chân lông. Bệnh diễn biến thành nhiều đợt. Mỗi đợt kéo dài vài ngày. Các tổn thương trên da không để lại sẹo.

+ Viêm nang lông sâu: Mức độ viêm nhiễm xâm nhập sâu vào cấu trúc nang lông. Bệnh tạo thành các vết sẹo lồi sau khi chữa khỏi.

Dấu hiệu cho thấy cánh tay đang bị viêm nang lông

  • Da ở cánh tay sưng tấy;
  • Nổi mụn đỏ, đầu nốt mụn có chấm vàng. Mụn hình chóp và bên trong chứa mủ. Lâu dần, nốt mụn chuyển sang tím và thâm. Sờ vào rất đau. Các nốt mụn này dễ vỡ, nước dịch tràn ra trên da sẽ gây tình trạng đóng vảy;
  • Nách có mùi hôi khó chịu;
  • Có thể ngứa hoặc không ngứa;
  • Lông nách xoắn tròn xuống dưới, không trồi lên bề mặt da như bình thường. 
Ngứa không phải là dấu hiệu đặc trưng của viêm nang lông cánh tay.
Ngứa không phải là dấu hiệu đặc trưng của viêm nang lông cánh tay.

Biến chứng viêm nang lông cánh tay

Viêm nang lông cánh tay rất dễ tái phát và kéo dài khi có thêm một số yếu tố tác động từ môi trường sống và cách sinh hoạt. Những trường hợp nhẹ thường sẽ không gây biến chứng. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ dễ lan ra những vùng da khác. Đồng thời, nó sẽ gây ngứa và có thể để lại sẹo.

Trường hợp nặng, biến chứng của viêm nang lông cánh tay có thể dẫn đến:

  • Cellulite: Các mô mỡ dưới da bị phình ra và khiến bề mặt da sần sùi. Đồng thời, vùng da bị biến chứng này sẽ chuyển màu đỏ cam;
  • Nhọt: Tích tụ mủ bên trong, gây đau nhức, chảy máu và để lại sẹo;
  • Tiêu hủy nang tóc và lông: Gây rụng tóc và lông suốt đời.

Nguyên nhân khiến cánh tay bị viêm nang lông

Yếu tố di truyền

Một số tài liệu cho biết có đến 60% các trường hợp bị viêm nang lông nói chung có người thân từng mắc bệnh này. Cụ thể, đây là những người hay tiết mồ hôi, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay. Đồng thời, đặc điểm cấu tạo da của họ thuộc loại da dầu và dễ tiết bã nhờn. Việc tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh và da có nhiều bã nhờn sẽ rất dễ gây bít lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng viêm.

Vi khuẩn, nấm hoặc virus ký sinh trên da

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là vi khuẩn chiếm đa số các trường hợp bị viêm nang lông ở cánh tay. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn khác ký sinh trên da cũng có thể gây tình trạng viêm nhiễm như: Proteus, Enterobacter klebsiella, Pseudomonas aeruginosa hoặc vi khuẩn gram âm.

Ngoài ra, cánh tay bị viêm nang lông có thể còn có nguyên nhân từ một số loại nấm men, nấm sợi và virus. Tiêu biểu trong số đó là nấm Candida. Loại này rất thích sống ở những vùng da ẩm nước. Chúng thường ký sinh ở vùng kín của phụ nữ gây viêm nhiễm hoặc ở cánh tay gây viêm nang lông.

Viêm nang lông cánh tay thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.
Viêm nang lông cánh tay thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.

Chăm sóc và vệ sinh da không đúng cách

Nếu làm việc hoặc học tập trong môi trường ô nhiễm, da dễ tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn nhưng không chú ý vệ sinh đúng cách thì tất yếu sẽ dẫn đến bệnh viêm nang lông nói chung. Trong đó, vị trí thường gặp nhất sẽ là ở cánh tay. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi ở đây hoạt động rất mạnh. Đồng thời, vùng da ở đây cũng thường xuyên ẩm ướt và không thoáng khí.

Bên cạnh đó, da không được vệ sinh đúng cách sẽ dễ dẫn đến sự hình thành rất nhiều tế bào chết. Lớp sừng trên da cũng dày hơn. Chúng sẽ là “những kẻ cản đường” đáng lo cho quá trình bài tiết của lỗ chân lông. Các bụi bẩn không được thải ra ngoài sẽ tích tụ ở lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.

Ngoài ra, những người cạo hoặc tẩy lông cánh tay không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Cụ thể, những vết thương tổn trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông.

Một số nguyên nhân khác

Thuốc kháng sinh cũng là một trong những “thủ phạm” gây viêm nang lông cánh tay. Có thể đây là nguyên nhân khiến nhiều người không ngờ nhất. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu người ta sử dụng quá nhiều loại kháng sinh trong một thời gian dài thì một số vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt. 

Điều này dẫn đến 2 vấn đề. Thứ nhất, hoạt động của một số cơ quan và bộ phận (đặc biệt là ruột) có thể bị rối loạn. Thứ hai hệ vi khuẩn lợi – hại bị mất cân bằng. Khi đó, vi khuẩn có hại sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển và gây viêm. Không chỉ những loại có hại “thường trú” trên da mà còn có sự xuất hiện của những “vị khách lạ”.

Ngoài ra, tình trạng viêm nang lông cánh tay còn do một số nguyên nhân khác như: môi trường ô nhiễm; da quá khô; các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể, kem và lăn khử mùi không phù hợp…

Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến cánh tay bị viêm nang lông.
Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến cánh tay bị viêm nang lông.

Nguyên tắc điều trị viêm nang lông ở cánh tay

  • Không được dùng tay hay bất kỳ vật sắc nhọn nặn nốt mụn;
  • Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao;
  • Trường hợp sau 2 tuần tình trạng viêm nang lông cánh tay vẫn không khỏi thì đến cơ sở y tế kiểm tra nguyên nhân và xác định tình trạng bệnh để có hướng chữa bệnh phù hợp;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu vùng da bị sưng đỏ và đau nóng nhiều hơn trong quá trình điều trị.
  • Thực hiện chữa trị viêm nang lông phải đi kèm với cách chăm sóc da, sinh hoạt và ăn uống đúng cách;
  • Dùng bất kỳ loại thuốc tân dược nào cũng cần tham khảo bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc. Nhất là khi dùng dạng uống;
  • Nếu chữa bệnh bằng thảo dược thiên nhiên thì tìm hiểu kỹ cơ sở khoa học. Nên hỏi ý kiến của thầy thuốc. Đồng thời không được tự ý phối hợp các vị thuốc với nhau. 

Các cách chữa viêm nang lông cánh tay tại nhà

Không phải trường hợp nào bị viêm nang lông cánh tay cũng cần đến cơ sở y tế để điều trị. Với những trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chữa triệt để bệnh này bằng các giải pháp tại nhà.

Ưu điểm chung của các cách được trình bày dưới đây là đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Bên cạnh đó, các nguyên liệu rất dễ tìm hoặc dễ mua và chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, khi điều trị viêm nang lông ở cánh tay bằng các loại thảo dược và nguyên liệu tại nhà, bạn cần kiên trì thực hiện một thời gian nhất định mới có được hiệu quả như mong muốn.

+ Chữa viêm nang lông cánh tay bằng muối

Muối có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng muối ăn hằng ngày hoặc nước muối sinh lý để chữa viêm nang lông cánh tay. Sau khi vệ sinh da bằng nước sạch thì bạn rửa lại nó với nước muối. Nhớ dùng khăn lau khô nước và không rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/1 ngày.

Cách chữa viêm nang lông bằng nước muối đơn giản và chỉ chữa được các trường hợp viêm nhẹ. Đối với những trường hợp nặng hoặc nguyên nhân gây viêm do yếu tố di truyền thì cách điều trị này không được đánh giá cao về hiệu quả.

Dùng muối chữa viêm nang lông cánh tay thường chỉ hiệu quả trong trường hợp nhẹ, có nguyên nhân do môi trường và sinh hoạt.
Dùng muối chữa viêm nang lông cánh tay thường chỉ hiệu quả trong trường hợp nhẹ, có nguyên nhân do môi trường và sinh hoạt.

+ Dùng dầu dừa chữa viêm nang lông cánh tay

Cách dùng dầu dừa trị viêm nang lông cánh tay giống như con dao 2 lưỡi. Nó có thể giúp da hết viêm nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và làm ẩm da. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, bệnh có thể nặng hơn. Nguyên nhân là dầu bám vào lỗ chân lông gây bít và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh hơn.

Cách để chữa viêm nang lông cánh tay bằng dầu dừa:

  • Vệ sinh cánh tay sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng dầu dừa sau khi tắm xong (nhớ lau khô nước);
  • Đổ một ít dầu dừa vào lòng bàn tay rồi dùng tăm bông thấm vào vùng da bị viêm. Bạn cần lưu ý là thấm vừa đủ, mỗi lần đổ dầu ra lòng bàn tay không nên nhiều hơn 1 muỗng cà phê;
  • Dùng giấy thấm phần dầu còn dư trên da sau khoảng 5 phút;
  • Để dầu khô tự nhiên trong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ thì vệ sinh lại da bằng xà phòng y khoa;
  • Ngày thoa 2 lần;
  • Tẩy tế bào chết cho da mỗi tuần 2 lần khi áp dụng cách điều trị này.

+ Cách giúp cánh tay hết viêm nang lông với lô hội (nha đam)

Các thành phần trong gel nha đam có tác dụng sát khuẩn và giảm tình trạng sưng đỏ ở vùng da bị viêm. Ngoài ra, nhờ chất làm se, kích thước của nốt mụn và lỗ chân lông sẽ giảm lại.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra thành phần Magnesium lactate trong nha đam có công dụng giảm ngứa ngáy và khó chịu trên da. Điều đặc biệt hơn là nha đam còn có axit salicylic – đây là chất làm sạch lỗ chân lông và giữ vai trò cân bằng độ pH. Nhờ những tác dụng này, nha đam được ứng dụng chữa bệnh viêm nang lông ở cánh tay.

Có hơn 5 cách sử dụng nha đam để chữa bệnh này. Có thể dùng nó dạng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng một số thành phần khác như: giấm táo, mật ong, chanh hoặc nghệ. Bạn chỉ cần chọn một trong số các cách này rồi thực hiện mỗi ngày 2 lần.

Có nhiều cách dùng nha đam chữa viêm nang lông cánh tay.
Có nhiều cách dùng nha đam chữa viêm nang lông cánh tay.
  • Dùng nguyên chất:

Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam. Rửa sạch, bỏ phần vỏ, lấy phần thịt cho vào cối xay nhuyễn. Vệ sinh da sạch sẽ rồi thoa gel. Giữ trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

  • Nha đam và giấm táo:

Cách thực hiện tương tự như khi dùng dạng nguyên chất. Tuy nhiên, khi xay nha đam thì bạn cho vào đó 1 – 2 thìa giấm táo (tương ứng với 1 lá nha đam). Sự có mặt của giấm táo sẽ nâng cao hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, nấm hoặc virus. Đồng thời, vùng da bị viêm cũng được làm sạch, mịn màng và trắng sáng hơn.

  • Nha đam và mật ong:

Mật ong vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Do đó, cách điều trị này đặc biệt thích hợp cho người bị viêm nang lông sâu. Sự kết hợp giữa nha đam và mật ong không chỉ giúp điều trị triệu chứng hiện tại mà còn ngăn bệnh tái phát.

Cách thức tiến hành tương tự như khi dùng nha đam với giấm táo. Về khối lượng từng thành phần, nếu dùng 1 lá nha đam thì cần 2 – 3 muỗng mật ong nguyên chất.

  • Nha đam với chanh:

Chanh có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và làm sạch da. Thực hiện tương tự như khi kết hợp với mật ong. Lưu ý là sau khi thoa hỗn hợp lên da khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm. 

  • Nha đam với bột nghệ:

Hoạt chất Curcumin của nghệ sẽ diệt khuẩn, chống viêm và giảm sưng đau. Khi kết hợp cùng nha đam, vùng da bị viêm nang lông sẽ nhanh chóng được hồi phục lại như bình thường. Cách dùng cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, khi rửa lại da, bạn dùng cần dùng nước mát.

+ Chanh và mật ong giúp trị viêm lỗ chân lông

Sử dụng chanh tươi và mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:3. Tùy vào vùng da bị viêm nhiều hay ít mà lựa chọn khối lượng nguyên liệu phù hợp. Có thể thêm vào hỗn hợp chanh với mật ong một ít muối. Rửa sạch da và thoa hỗn hợp lên. Chờ trong khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm. Nhớ lau khô vùng da bị viêm. Ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Sự kết hợp giữa mật ong và chanh chữa viêm nang lông cánh tay được đánh giá cao về hiệu quả.
Sự kết hợp giữa mật ong và chanh chữa viêm nang lông cánh tay được đánh giá cao về hiệu quả.

+ Dùng mỡ trăn chữa viêm nang lông cánh tay

Mỡ trăn ngoài tác dụng chữa vết bỏng (nhờ công dụng làm mát da), nó còn được dùng để chữa viêm nang lông ở cánh tay. Ứng dụng này đến từ khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và giúp vết thương mau lành.

Để điều trị bằng bệnh, bạn cần hâm nóng một lượng mỡ trăn vừa đủ cho 1 lần thoa. Đợi bớt nóng thì dùng bông y tế thấm dung dịch rồi chấm lên vùng da bị viêm nang lông. Chờ trong 1 – 2 giờ đồng hồ rồi rửa lại da với nước bình thường. Bạn cần lưu ý vệ sinh da trước khi bôi. Đồng thời, chỉ bôi một lượng mỡ trăn mỏng. Mỗi ngày bôi 2 lần.

+ Trị viêm lỗ chân lông từ trà xanh hoặc lá lốt

Ngoài các cách điều trị viêm nang lông ở cánh tay thường dùng như đã trình bày, kinh nghiệm dân gian còn dùng lá trà xanh và lá lốt để chữa bệnh này. Đây đều là những dược liệu có khả năng chống viêm và sát khuẩn tốt.

Cách dùng rất đơn giản. Bạn chọn một trong hai nguyên liệu. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với lửa lớn. Khi nước sôi thì đun tiếp trong khoảng 5 – phút nữa. Dùng nước này để vệ sinh da. Mỗi tuần thực hiện 3 lần.  

Chữa viêm nang lông cánh tay bằng thuốc tân dược

Việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao sẽ tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở cánh tay. Thuốc tân dược điều trị bệnh này chủ yếu là dạng uống và bôi ngoài da. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ dùng đến nước rửa chuyên dụng hoặc xà phòng y khoa. Cụ thể:

  • Thuốc chống nấm: Thường dùng là Ketoconazole, Fluconazole hoặc Lotrimin;
  • Thuốc kháng sinh: Tiêu biểu là: Benzoyl peroxide, Chlorhexidine, Phisoderm, Levofloxacin hoặc Dicloxacillin… Trường hợp nặng sẽ dùng kháng sinh toàn thân (nhóm β-lactamines, nhóm Cephalosporin, Cyclin, Ciprofloxacin hoặc Amoxicillin…);
  • Thuốc làm mờ vết thâm, sẹo: Có thành phần là axit azelaic 15% -20% hoặc hydroquinone 4%;
  • Thuốc bôi chống nhiễm trùng: Cồn (Betadin hoặc Iod); thuốc mỡ (Fucidin hoặc bactroban);
Thuốc tân dược dạng bôi ngoài da thường kết hợp công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa và làm lành vết thương do viêm nang lông gây ra.
Thuốc tân dược dạng bôi ngoài da thường kết hợp công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa và làm lành vết thương do viêm nang lông gây ra.

Đặc biệt Đông cũng là lựa chọn của rất nhiều người. Theo nguyên lý y học cổ truyền, viêm nang lông hình thành do hỏa độc, nhiệt độc tích tụ lâu ngày dẫn tới bộc phát ra bì phu, tấu lý gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra các nguyên nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm, bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông lâu ngày các là tác nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. 

Để loại bỏ chứng bệnh nay, Đông y thường sử dụng nhiều loại thảo dược tự nhiên có khả năng giúp cân bằng cơ thể, đào thải độc tố, thanh nhiệt từ đó trị bệnh từ gốc. Phương pháp này có ưu điểm an toàn, lành tính, không tác dụng phụ do vậy được nhiều người lựa chọn. 

Ứng dụng nguyên lý y học cổ truyền trong bài thuốc trị viêm nang lông của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Nhận thấy những ưu và nhược điểm của các phương pháp trị viêm nang lông hiện nay, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã cho ra đời bài thuốc thảo dược dựa theo nguyên lý y học cổ truyền. 

Bài thuốc thảo dược trị viêm nang lông của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam giúp loại bỏ bệnh từ gốc, an toàn
Bài thuốc thảo dược trị viêm nang lông của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam giúp loại bỏ bệnh từ gốc, an toàn

Bài thuốc gồm 3 chế phẩm sau:

Thảo dược bôi ngoài da

  • Thành phần: Hoắc hương, hoa đào, tinh chất bí đao, tinh chất nghệ, mật ong rừng, cám gạo, tinh chất bạc hà,…
  • Công dụng: Kháng khuẩn, sát trùng, tiêu diệt các vi khuẩn tích tụ ở bề mặt da, ngăn không cho vi khuẩn lây lan và bùng phát. Ngoài ra các dưỡng chất thảo dược còn giúp kích thích quá trình tái tạo mô, tường cường da mềm mịn. 

Thảo dược uống dạng thô

  • Thành phần: Đương quy, sinh địa, huyền sâm, nhân sâm, hoàng liên, diệp hạ châu, bạch thược,….
  • Công dụng: Giúp hoạt huyết, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, làm mát gan. Tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều collagen tự động làm lành vết thương, làm da khỏe mạnh. 

Thảo dược xịt ngoài da

  • Thành phần: Tinh chất chanh, tinh chất nha đam, trà xanh, dầu dừa và một số thảo dược quý khác. 
  • Công dụng: Làm ẩm da, loại bỏ lớp sừng già, giúp lỗ chân lông sạch sẽ và thông thoáng, hỗ trợ quá trình điều trị viêm nang lông.

Nhờ sự kết hợp “3 trong 1” mang lại hiệu quả trị viêm nang lông hiệu quả. Bài thuốc không chỉ loại bỏ các căn nguyên từ bên trong cơ thể bằng việc thanh nhiệt, loại bỏ độc nhiệt, lưu thông khí huyết. Ngoài ra, nhờ sự kết hợp thuốc xịt và bôi ngoài da giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm từ đó làm lỗ chân lông thông thoáng, cung cấp dưỡng chất làm da mềm mịn. 

Thế mạnh khác của bài thuốc thảo dược trị viêm nang lông này nữa là thành phần 100% từ tự nhiên. Nguồn dược liệu hoàn toàn được thu thai từ vùng chuyên canh đạt tiêu chuẩn  bộ y tế và được sơ chế, bào chế ngay trong ngày đảm bảo chất lượng an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng và mức độ khác nhau. 

Ngoài ra, bài thuốc có nhiều ưu điểm khác như:

  • Bài thuốc với nhiều đối tượng, thể viêm nang lông và mức độ khác nhau.
  • Liệu trình điều trị rõ ràng từ 2 – 4 tháng, tùy theo cơ địa từng người.
  • Được bào chế từ Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị da liễu uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. 
  • Ngoài khả năng trị viêm nang lông, bài thuốc còn giúp làm se khít lỗ chân lông, da mềm mịn, loại bỏ tình trạng lông mọc ngược, mụn đỏ,….

Cách phòng tránh cánh tay bị viêm nang lông

Trong chăm sóc và vệ sinh da

  • Tắm mỗi ngày từ 1 – 2 lần;
  • Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt;
  • Sử dụng sữa tắm, sữa dưỡng thể và các loại kem bôi da khác có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc có độ tẩy rửa thấp;
  • Nên tẩy tế bào chết 1 tuần/1 lần;
  • Hạn chế chà xát và gãy, nhất là ở nách;

Xem thêm: Các loại sữa tắm trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay

Trong sinh hoạt và ăn uống

  • Thường xuyên giặt và phơi chăn, gối, gas dưới ánh nắng mặt trời;
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước);
  • Ăn uống đủ chất. Bổ sung thêm các loại rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày;
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích;
  • Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức;
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc khi có biểu hiện bất thường ở da kéo dài hơn 1 tuần.

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *