Viêm Ống Tai Ngoài Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm ống tai ngoài có mủ là giai đoạn tiến triển đến nặng của bệnh viêm ống tai ngoài. Bệnh lý này có thể diễn ra và nhanh chóng phát triển do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc một số loại virus, thường gây tổn thương ở những tổ chức liên kết nằm dưới da. Nếu không sớm điều trị, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, hình thành nên những ổ áp xe, viêm tai ngoài ác tính. Thậm chí gây thủng màng nhĩ và làm mất khả năng nghe của người bệnh.

Viêm ống tai ngoài có mủ nguy hiểm không? Cách điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm ống tai ngoài có mủ nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, hướng dẫn phòng ngừa và điều trị

Viêm ống tai ngoài có mủ là gì?

Ống tai ngoài là bộ phận nằm ngay tại phía ngoài tai, giữa màng nhĩ và vành tai. Bộ phận này có thể bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của virus hoặc các chủng vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm và gây bệnh viêm ống tai ngoài.

Khi không được kiểm soát, viêm nhiễm có thể nhanh chóng phát triển đến mức độ nặng kèm theo biểu hiện chảy mủ từ ống tai. Khi đó, tình trạng này còn được gọi là viêm ống tai ngoài có mủ. Viêm ống tai ngoài làm phát sinh triệu chứng đau tai và ngứa tai. Bệnh thường tiến triển ở những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc bị nước ứ đọng trong tai do đi bơi hay do một số nguyên nhân khác.

Ngoài ra bệnh cũng dễ tiến triển ở những trẻ có tiền sử hoặc đang bị thủng màng nhĩ, viêm tai, giải phẫu ống tai làm phát sinh những bất thường khiến nước dễ dàng ứ đọng bên trong. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như hình thành ổ áp xe, thủng màng nhĩ, viêm mô tế bào, mất khả năng nghe…

Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài có mủ

Bệnh viêm ống tai ngoài có mủ xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên bệnh chủ yếu xảy ra do ống tai nằm ở vị trí dễ tiếp xúc với bên ngoài. Điều này khiến các chủng vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

Ngoài ra bệnh cũng dễ xảy ra do sự tác động của một số yếu tố sau:

  • Tắm rửa hoặc bơi lội ở sông, ao, hồ hoặc những nơi có nguồn nước không sạch khác. Vì những khu vực này có nhiều vi khuẩn, không đảm bảo an toàn, ống tai dễ dàng bị tấn công và bị viêm nhiễm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi có những vết trầy xước xuất hiện bên trong ống tai.
  • Bề mặt của ống tai nằm phía ngoài nên dễ dàng tiếp xúc với những yếu tố xung quanh. Điều này khiến ống tai ngoài dễ bị các hóa chất bắn vào tai và dính các hóa chất, cùng với đó là sự có mặt của những chất lỏng khác trong tai dẫn đến viêm nhiễm và tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nhanh.
  • Sử dụng tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng chung tai nghe với những người bị viêm nhiễm ống tai. Hoạt động này sẽ khiến vi khuẩn được đưa thẳng vào trong ống tai.
  • Vệ sinh ống tai bên trong hoặc vệ sinh tai không đúng cách. Điều này khiến cho tai dễ dàng bị nhiễm khuẩn và viêm.
  • Vệ sinh tai bằng dụng cụ không sạch sẽ, cố gắng vệ sinh mạnh và sâu bên trong tai hoặc đưa vật thể lạ vào tai khiến ống tai bị trầy xước khiến số vi khuẩn từ ráy tai nhanh chóng xâm nhập vào vết xước và gây viêm ống tai ngoài. Lâu ngày dẫn đến bệnh viêm ống tai ngoài có mủ.
Bôi lội ở những nơi có nguồn nước bẩn, không đảm bảo an toàn
Bôi lội ở những nơi có nguồn nước bẩn, không đảm bảo an toàn khiến ống tai dễ dàng bị tấn công và gây viêm nhiễm

Viêm ống tai ngoài có mủ nguy hiểm không?

Bệnh viêm ống tai ngoài có mủ là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm ống tai ngoài, có mức độ nghiêm trọng cao và dễ gây biến chứng hơn so với thông thường, nhất là khi không có biện pháp can thiệp thích hợp.

Một số biến chứng có thể phát sinh từ bệnh viêm ống tai ngoài có mủ không được điều trị:

  • Áp xe: Việc không sớm xử lý tình trạng viêm nhiễm và hút mủ có thể khiến nhiều ổ áp xe hình thành trong ống tai. Đây là hệ quả của tình trạng viêm nhiễm lan rộng và tiến triển.
  • Ống tai bị thu hẹp: Sự tích tụ của dịch mủ sẽ khiến ống tai bị thu hẹp. Từ đó gây ù tai, mất thính giác tạm thời, thậm chí là điếc ở một số trường hợp nghiêm trọng.
  • Thủng màng nhĩ: Không chỉ khiến ống tai bị thu hẹp, sự ứ đọng dịch mủ lâu ngày còn làm tăng nguy cơ thủng màng nhĩ và gây điếc vĩnh viễn.
  • Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm ống tai ngoài có mủ. Khi biến chứng này xuất hiện người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhức và đỏ ngay tại lớp biểu bì da. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác buồn nôn và thường xuyên rùng mình.
  • Viêm tai ngoài ác tính: Việc không sớm điều trị sẽ khiến tình trạng viêm ống tai ngoài có mủ tiến triển và gây viêm tai ngoài ác tính. Đây là một biến chứng nguy hiểm có khả năng gây áp xe não, viêm màng não, liệt dây thần kinh và tử vong khi bệnh ở trong giai đoạn nặng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống tai ngoài có mủ

Bệnh viêm ống tai ngoài có mủ thường đi kèm với những triệu chứng khó chịu sau:

  • Thường xuyên có cảm giác đau tai. Cơn đau sẽ nghiêm trọng khi bị va chạm hoặc dùng tay ấn vào tai hay kéo dái tai
  • Xuất hiện những cơn ngứa ngáy trong tai
  • Sốt nhẹ
  • Có dịch mủ chảy ra từ trong tai
  • Xuất hiện mụn nhọt hoặc cục u có kích thước nhỏ trong khoang tai kèm theo cảm giác đau đớn. Cơn đau thường xuất hiện ở mức độ trung bình đến nặng khiến bệnh nhân khó chịu và gây mất tập trung. Mủ hoặc máu sẽ chảy ra từ trong tai khi nhọt vỡ
  • Mất thính lực tạm thời.
Có dịch mủ chảy ra từ trong tai
Có dịch mủ chảy ra từ trong tai, đau tai, ngứa ngáy là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống tai ngoài có mủ

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài có mủ

Bệnh viêm ống tai ngoài có mủ có thể dễ dàng được chẩn đoán thông qua những biểu hiện lâm sàng và tổn thương thực thể thông qua kết quả kiểm tra và soi ống tai. Cụ thể:

  • Kiểm tra ống tai: Kiểm tra ống tai bằng cách sử dụng máy nội soi gắn đèn cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát bên ngoài và tận sâu bên trong bên trong ống tai. Từ đó kiểm tra triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của những tổn thương thực thể.
  • Quan sát màng nhĩ: Bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành kiểm tra và quan sát màng nhĩ để xác định những tổn thương, mức độ rách hoặc thủng màng nhĩ nếu có.
  • Đo áp suất không khí trong màng nhĩ và ống tai: Kỹ thuật đo áp suất không khí trong màng nhĩ và ống tai được thực hiện với mục đích kiểm tra khả năng vận động của những cơ quan trong ống tai.
  • Kiểm tra dịch mủ: Bác sĩ thường sử dùng bông y tế để lấy một lượng dịch mủ thích hợp, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm và kiểm tra. Kết quả kiểm tra dịch mủ cho phép bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) và đề ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Phương pháp điều trị viêm ống tai ngoài có mủ

Thông thường để điều trị viêm ống tai ngoài có mủ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Trong đó có hai dạng kháng sinh được sử dụng. Cụ thể: Kháng sinh dạng thuốc nhỏ tai (điều trị viêm tại chỗ) và kháng sinh dạng viêm uống (kiểm soát triệu chứng và điều trị viêm toàn thân).

Ở một số trường hợp ít gặp, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus khi viêm nhiễm xảy ra do sự xâm nhập của tác nhân này. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được yêu cầu chữa bệnh với những loại thuốc sau:

1. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được kê trong đơn thuốc điều trị viêm ống tai ngoài có mủ với mục đích kiểm soát cơn đau ở tai, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Ngoài ra loại thuốc này cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm nhiễm ở mức độ nhẹ và không thể dùng kháng sinh do dị ứng.

Một số loại thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng gồm:

  • Paracetamol
  • Acetaminophen
  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Naproxen (Aleve)
  • Aspirin.
Điều trị viêm tai ngoài có mủ bằng thuốc giảm đau
Điều trị viêm ống tai ngoài có mủ bằng thuốc giảm đau với mục đích kiểm soát cơn đau ở tai và giảm viêm nhẹ

2. Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh

Hầu hết các trường hợp bị viêm ống tai ngoài có mủ đều được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng ức chế hoạt động và loại bỏ các loại vi khuẩn gây viêm ở ống tai. 

Ngoài ra những loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh còn có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn lây lan, hạn chế phát sinh biến chứng và làm giảm triệu chứng chảy mủ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày. 

3. Corticoid dạng kem bôi

Corticoid dạng kem bôi sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân không có đáp ứng tốt với thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh, trường hợp viêm nhiễm nặng có nguy cơ gây biến chứng. Việc sử dụng Corticoid có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhiễm trùng và viêm trong thời gian ngắn. Đồng thời chống dị ứng và kiểm soát tình trạng ngứa tai.

Tuy nhiên Corticoid không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài hoặc hoặc sử dụng với liều cao. Nguyên nhân là do hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng của Corticoid. Điển hình như teo da, chậm lành vết thương, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mắt dẫn đến đục thủy tinh thể… 

Chính vì thế việc cân nhắc và sử dụng Corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi dể tránh gây nguy hiểm.

4. Kháng sinh toàn thân

Đối với những trường hợp nặng, vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm có biểu hiện lây lan làm tăng nguy cơ gây biến chứng hoặc việc điều trị tại chỗ với kháng sinh không mang đến hiệu quả như mong đợi, người bệnh sẽ được cân nhắc về việc sử dụng kháng sinh toàn thân. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, kháng sinh toàn thân sẽ được sử dụng với hai dạng chủ yếu là kháng sinh dạng viên uống và kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.

Đối với kháng sinh, thuốc thường được sử dụng điều trị trong thời gian ngắn, khoảng 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên nếu viêm nhiễm nặng, có nguy cơ hoặc đã gây biến chứng đến những cơ quan lân cận, người bệnh có thể được điều chỉnh liều dùng và hướng dẫn sử dụng kháng sinh toàn thân liên tục trong 3 tháng hoặc lâu hơn tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây viêm ống tai ngoài có mủ, người bệnh có thể dùng một loại kháng sinh hoặc kết hợp kháng sinh với nhiều loại thuốc khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể điều trị viêm nhiễm bằng cách sử dụng kết hợp kháng sinh với liệu pháp oxy cao áp.

Tuy nhiên bản chất của kháng sinh là một loại thuốc dễ gây tác dụng phụ, ngay cả khi dùng đường toàn thân hoặc bôi điều trị tại chỗ. Vì thế người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa bệnh của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều và đúng cách.

Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân
Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân cho những trường hợp nặng, viêm nhiễm có biểu hiện lây lan làm tăng nguy cơ gây biến chứng

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm ống tai ngoài có mủ

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ống tai ngoài có mủ, bạn có thể lưu ý và áp dụng một số biện pháp được liệt kê dưới đây:

  • Giữ ống tai luôn sạch và khô ráo, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm.
  • Sử dụng nút tai hoặc những dụng cụ bảo vệ tai khác khi tắm hoặc khi đi bơi.
  • Nếu không may để nước ứ đọng trong ống tai khi gội đầu hoặc khi đi bơi, bạn cần nhanh chóng nghiêng đầu để nước từ trong ống tai có thể chảy xuống. Ngoài ra để đảm bảo ống tai được khô ráo, bạn cần sử dụng que bông gòn sạch để thấm hết lượng nước còn đọng trong tai.
  • Hạn chế sử dụng tăm bông làm sạch tai. Nguyên nhân là do việc dùng tăm bông làm sạch tai không đúng cách có thể vô tình đẩy chất bẩn và vi khuẩn từ tai ngoài vào sâu bên trong ống tai. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh tiến triển.
  • Khi bị nhiễm nấm hay bị viêm ống tai ngoài thì phải điều trị sớm. Đồng thời sử dụng thuốc và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa bệnh tiến triển, tái phát và gây viêm ống tai ngoài có mủ.
  • Tránh cố gắng làm sạch hoặc gãi bên trong ống tai dẫn đến trầy xước. Đồng thời không mang tai nghe bẩn, không sử dụng vật nhọn để lấy ráy tai.
  • Hạn chế sinh sống và làm việc ở những nơi có nhiều chất hóa học, nấm móc, khói bụi, chất thải công nghiệp. Ngoài ra không nên tắm hay đi bơi ở những hồ bơi có nước bẩn hoặc sông rạch, ao hồ.
  • Giảm nguy cơ viêm và nhiễm trùng bằng cách chú trọng đến việc nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng của hệ miễn dịch. Cụ thể, để giảm nguy cơ bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục, tham gia vào các hoạt động thể chất. Ngoài ra bạn cần ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, thịt, cá, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa…
  • Trong thời gian điều trị viêm tai ngoài, người bệnh cần tránh ăn đồ nếp, tránh sử dụng rượu bia, thức uống chứa cồn hay chất kích thích, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo… Bởi những loại thực phẩm và thức uống có thể làm nặng thêm bệnh viêm tai ngoài và khiến bệnh chuyển sang giai đoạn viêm ống tai ngoài có mủ và viêm ống tai ác tính.
Duy trì thói quen luyện tập thể dục, tham gia vào các hoạt động thể chất
Duy trì thói quen luyện tập thể dục, tham gia vào các hoạt động thể chất để cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm và nhiễm trùng

Nhìn chung, bệnh viêm ống tai ngoài có mủ là một tình trạng nghiêm trọng, xảy ra do bệnh nhân bị nhiễm trùng ống tai ngoài do virus hoặc vi khuẩn nhưng chủ quan, điều trị không đúng cách hoặc không sớm điều trị. Vì thế người bệnh nên nhờ đến nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy tai bị đau hoặc có những biểu hiện bất thường khác. Nếu được chẩn đoán viêm ống tai ngoài có mủ, bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng ngừa bệnh gây biến chứng.

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *