Viêm phế quản có lây không? Con đường lây nhiễm và cách phòng tránh

Chúng ta đều biết, hầu hết các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, lao.. đều rất dễ lây lan. Viêm phế quản cũng là bệnh đường hô hấp rất có tỉ lệ bệnh nhân khá cao hiện nay. Vậy viêm phế quản có lây không? Làm thế nào để phòng tránh bệnh lý này hiệu quả? 

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc ống phế quản, gây bít tắc, phù nề, cản trở sự lưu thông không khí từ ngoài vào phổi, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở khò khè, ho, đờm, đau tức ngực. Người bệnh có thể bị viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn, ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng không gây nguy hiểm nếu điều trị kịp thời. Viêm phế quản mãn tính mang tính chất nghiêm trọng hơn, có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh viêm phế quản có lây không, để trả lời câu hỏi này trước hết người bệnh cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm phế quản?

Nguyên nhân gây bệnh là yếu tố luôn cần được xác định rõ trước khi điều trị không chỉ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp mà còn giúp xác định bệnh lý đó có khả năng lây truyền từ người sang người hay không. Tùy từng cấp độ viêm phế quản, nguyên nhân gây bệnh thường khác nhau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Thường xảy ra do virus, xuất hiện sau các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Đôi khi, tác nhân gây bệnh có thể là do bội nhiễm vi khuẩn, hay gặp nhất là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.Influenza…
  • Viêm phế quản mạn tính: Phần lớn là do tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại… 

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê phương, Nguyên phó giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông, mầm bệnh của viêm phế quản cấp có thể lây lan từ người sang người. Bởi vì tác nhân gây viêm phế quản cấp phần lớn là do virus và một số ít là vi khuẩn.

Vào đợt cấp của quá trình viêm, các chất nhầy và đờm tràn vào phổi mang theo rất nhiều virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Chúng có thể lây lan dễ dàng trong không khí, từ người qua người, đặc biệt là đối với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị hen suyễn, người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Viêm phế quản có thể lây từ người qua người qua sự phát tán virus
Viêm phế quản có thể lây từ người qua người qua sự phát tán virus

Tuy nhiên cần lưu ý là người bị bệnh viêm phế quản chỉ lây lan virus gây bệnh cho người khác chứ không lây bệnh. Tức là người bình thường có thể bị lây nhiễm virus nhưng chưa chắc đã mắc bệnh ngay nếu hệ miễn dịch đủ mạnh. Tất cả phụ thuộc vào cách cơ thể phản ứng với virus và những yếu tố nguy cơ xung quanh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng mới bùng phát gây nên bệnh.

Đối với viêm phế quản mãn tính, nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố môi trường, khói thuốc nên nhìn chung không lây nhiễm. Tuy vậy bệnh mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Con đường lây nhiễm của bệnh viêm phế quản

Virus gây bệnh viêm phế quản rất dễ phát tán, thậm chí nếu không được kiểm soát chặt chẽ và điều trị kịp thời có thể thành dịch bệnh. Thông thường có 2 con đường lây lan chính:

  • Lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản hoặc sống trong môi trường có dịch bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Virus có thể lây lan từ người bệnh sang người bình thường thông qua dịch tiết hô hấp như ho, hắt hơi, qua cử chỉ bắt tay hoặc hít thở trong vùng không gian nhỏ khi đang nói chuyện với người bị bệnh.

Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người viêm phế quản, bạn cũng có thể bị bệnh.
Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người viêm phế quản, bạn cũng có thể bị bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân

Virus gây bệnh viêm phế quản có thể sống sót ngoài môi trường từ 3 – 4 tiếng trên các đồ dùng sinh hoạt cá nhân hoặc các vật dụng như mặt bàn, đồ chơi hay quần áo. Do vậy, nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mắc bệnh như bát, chén, khăn mặt thì khả năng bị lây nhiễm rất cao.

Các giai đoạn của quá trình lây nhiễm viêm phế quản

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài từ 2 – 6 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì.
  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Các biểu hiện đặc trưng thường là đau rát họng, ho, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, mệt mỏi. Đây là giai đoạn người bệnh dễ lây nhiễm cho người khác vì phát tán nhiều virus gây bệnh ra môi trường xung quanh.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: Ho, ho khan, ho có đờm là những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh. Người bệnh có thể ho dữ dội, có thể ho ra máu cùng với đau rát xương ức sau khi ho. Đờm của bệnh nhân viêm phế quản có màu sắc khác nhau, có thể là mùa trắng đục, màu vàng, màu xanh tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.
  • Giai đoạn hồi phục: Vào giai đoạn này, các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và hồi phục trong khoảng  7 – 10 ngày. Với những người có sức đề kháng yếu hơn, triệu chứng bệnh có thể kéo dài và trầm trọng hơn

Xem thêm: Nỗi ám ảnh điều trị viêm phế quản cho con đằng đẵng suốt 3 năm trời của bà mẹ 9x

Điều trị viêm phế quản tận gốc bằng bài thuốc y học cổ truyền

Trong trường hợp đã mắc viêm phế quản, người bệnh cần điều trị sớm và triệt để căn bệnh này nhằm ngăn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Một trong những phương pháp chữa tận gốc cặn bệnh này được nhiều người áp dụng hiện nay là bài thuốc Y học cổ truyền Thanh hầu bổ phế thang.

Bài thuốc được nghiên cứu dựa trên hàng trăm bài thuốc cổ phương điều trị phế trong dân gian. Chắt lọc những thành phần tinh túy nhất, đội ngũ nghiên cứu đã chọn lựa được những thành phần chủ đạo như: Kha tử, cát cánh, cương tàm, liên kiều, phật thủ, hạnh nhân, bạch nghệ, tang diệp… Các thành phần đều đã được thẩm định, phân tích dược tính, kiểm tra độc tính cấp diễn và bán trừ diễn kỹ càng.

Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Những thành phần được lựa chọn đáp ứng nguyên tắc điều trị là BỔ CHÍNH KHU TÀ, dễ dàng quy vào các tạng phủ bên trong, làm lành tổn thương và tăng cường chức năng các cơ quan bên trong. Từ đó bài thuốc giúp cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc, loại bỏ viêm nhiễm, tan mủ, trừ đờm, giảm ho và cải thiện niêm mạc phế.

Đặc biệt Thanh hầu bổ phế thang có khả năng nâng cao sức đề kháng tốt, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và tác nhân gây viêm phế quản. Vì thế hiệu quả đạt được lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát sau này.

Kết quả thực nghiệm của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Kết quả thực nghiệm của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Khi kiểm nghiệm thực tế, Thanh hầu bổ phế thang đã giúp hơn 80% người bệnh loại bỏ viêm phế quản sau 2 – 4 tháng điều trị. Thành phần thuốc cũng an toàn, có nguồn gốc từ các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Bắc Kan, Hà Giang, Hưng Yên, Gia Lâm… Vì vậy, người bệnh không bị ngộ độc khi sử dụng thuốc.

Hiện nay bài thuốc sử dụng để điều trị cho nhiều bệnh nhân viêm phế quản và các bệnh nhân mắc bệnh lý đường hô hấp khác tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Người bệnh có thể liên hệ đến hotline Trung tâm để được tư vấn kỹ càng hơn về bài thuốc: (024) 710 99 838 – 0974 026 239 hoặc (028) 710 99 838 – 0964 129 962.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản chống lây nhiễm

Bạn có thể bị viêm phế quản cấp tính bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi trời lạnh. Để giảm nguy cơ bị lây nhiễm viêm phế quản, hãy thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên: Cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm trùng là rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi xì mũi, hắt hơi, trước và sau khi chăm sóc người bệnh… Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa lây bệnh cho mình và người khác.
  • Ngừng hút thuốc: Bỏ hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động là biện pháp bảo vệ đường hô hấp tốt nhất. Hút thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến việc chống nhiễm khuẩn trở nên khó khăn hơn.
  • Đeo khẩu trang để ngừa tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, không khí ô nhiễm và tác nhân gây bệnh
  • Tiêm vắc xin: Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng ngừa cúm hằng năm, cùng với đó là tiêm định kỳ các loại vắc xin phòng bệnh ho gà…
Tiêm phòng định kỳ là giải pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phế quản hiệu quả
Tiêm phòng định kỳ là giải pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phế quản hiệu quả
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Để tránh lây nhiễm virus, tốt nhất bạn nên hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, hắt hơi. Hạn chế nắm, bắt tay và các cử chỉ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu trong gia đình có người bị viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên để người bệnh sử dụng riêng đồ dùng sinh hoạt cá nhân.
  • Giữ gìn nơi ở và môi trường sinh hoạt luôn sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp.
  • Áp dụng chế độ ăn hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hạn chế các thực phẩm có hại và không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Tập luyện thể dục hằng ngày, thường xuyên, tránh luyện tập quá sức để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Đến đây, có lẽ hầu hết mọi người đều có câu trả lời cho câu hỏi “viêm phế quản có lây không”. Đây là căn bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu và tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng xung quanh. Virus gây bệnh viêm phế quản dễ dàng lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa viêm phế quản để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Thông tin tham khảo:

Viêm phế quản nên ăn gì kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa?

Bác sĩ Lê Phương chỉ rõ những sai lầm thường gặp khi điều trị viêm phế quản cho trẻ em

Ngày Cập nhật 23/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *