Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Tránh Cho Trẻ Hiệu Quả

Viêm tai giữa có lây không, cần làm gì để phòng tránh bệnh? Là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Bởi, viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn và virus rất phổ biến ở trẻ. Đặc biệt, khi bệnh không được điều trị tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ và có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa có lây không? Tại sao bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ?

Viêm tai giữa là căn bệnh nhiễm trùng tai phổ biến nhất ở trẻ em. Ít nhất một lần trong đời trẻ sẽ mắc phải bệnh viêm tai giữa, dễ thấy nhất là ở độ tuổi sơ sinh hoặc trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Vậy viêm tai giữa ở trẻ có phải căn bệnh dễ lây lan hay không? Vì sao trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trưởng thành và tỷ lệ lại ngày càng gia tăng?

Thực tế, viêm tai giữa hình thành khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào ống vòi nhĩ gây nhiễm trùng và khiến tai bị ứ đọng, không thoát được dịch. Virus và vi khuẩn có thể tiếp xúc với tai giữa bằng cách xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua mũi và họng.

Trẻ là đối tượng dễ bị viêm tai giữa
Trẻ là đối tượng dễ bị viêm tai giữa

Con đường hình thành bệnh ở trẻ chủ yếu là do:

  • Cấu trúc tai bẩm sinh: Vòi nhĩ của trẻ ngắn và nhỏ song khẩu kính lại to hơn so với người trưởng thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân vi sinh xâm nhập và gây bệnh.
  • Biến chứng từ các bệnh khác: Trẻ gặp biến chứng kế cận từ các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm… Các vi khuẩn có thể đi từ mũi, họng di chuyển sang tai gây viêm nhiễm.
  • Môi trường tai ẩm: Trẻ hay sử dụng bình bú dễ bị trào sữa từ mũi họng vào tai, đôi khi cha mẹ tắm gội cho trẻ không cẩn thận khiến nước rơi vào tai, tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Từ con đường hình thành bệnh ở trẻ có thể thấy được viêm tai giữa không phải là căn bệnh nhiễm trùng có thể lây lan từ người sang người. Sở dĩ bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ là do cơ địa bẩm sinh và trẻ cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên dẫn đến biến chứng kế cận là viêm tai giữa.

Với hệ miễn dịch còn chưa phát triển hoàn thiện, trẻ không có đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại nên dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ mắc viêm tai giữa ngày càng tăng chủ yếu đến từ sự chủ quan của cha mẹ trong phòng tránh bệnh. 

Cách phòng tránh hiệu quả bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa mặc dù không phải là căn bệnh dễ lây nhiễm nhưng một khi trẻ mắc phải bệnh sẽ rất khó để điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Bệnh có khả năng tái phát trở lại cao do những đợt cảm cúm, nhiễm siêu vi, viêm họng, viêm mũi… Đồng thời trẻ cũng có khả năng gặp phải biến chứng viêm màng não, làm suy giảm trí tuệ và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ nhỏ

Để hạn chế khả năng mắc viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

  • Luôn giữ ấm cho trẻ đầy đủ để phòng ngừa các căn bệnh viêm đường hô hấp trên, dẫn đến biến chứng viêm tai giữa.
  • Khi mắc các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… cần nhanh chóng điều trị dứt điểm để hạn chế vi khuẩn từ mũi họng xâm nhập vào tai.
  • Hạn chế cho trẻ bú sữa bình, khi bú nên cho trẻ gối cao đầu hoặc bế ngồi để trẻ không bị trào sữa vào tai.
  • Nên cho trẻ bú nhiều sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ
  • Khi tắm rửa, gội đầu cho trẻ cần đặc biệt thận trọng để tránh nước rơi vào tai trẻ.
  • Khi bơi lội hoặc tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi… nên dùng dụng cụ để bảo vệ tai của trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với nơi có khói thuốc lá.
  • Chú ý ý vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ bằng bông tẩm nước muối sinh lý, vệ sinh nhẹ nhàng để niêm mạc tai không bị trầy xước.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề viêm tai giữa có lây không và biết cách phòng tránh bệnh cho trẻ một cách hiệu quả. Khi nhận thấy trẻ khóc quấy thường xuyên và tai có chảy dịch, cần đưa trẻ đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị kịp thời.

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *