Bệnh Viêm Tai Ngoài Có Tự Khỏi Không? Giải Đáp

Viêm tai ngoài là một bệnh về tai có thể bắt gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn. Căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như chức năng nghe nếu không được quan tâm và xử lý đúng cách. Vậy, bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi không? Cần làm gì để khắc phục? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi không là thắc mắc của không ít người đang mắc phải đi tìm câu trả lời
Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi không là thắc mắc của không ít người đang mắc phải đi tìm câu trả lời

Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Viêm tai ngoài (hay còn được gọi là viêm ống tai ngoài) là tình trạng ống tai bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Căn bệnh này có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng ở phần tai ngoài như xuất hiện mủ màu trắng đục có thể lẫn mùi hôi khó chịu, đau nhức ở tai, có cảm giác ù tai, thính lực giảm, nghe không còn rõ, thậm chí mất thính lực tạm thời. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Thông thường, bệnh viêm tai ngoài chỉ xuất hiện ở một tai. Căn bệnh này có thể tái phát nhiều lần do không được điều trị kịp thời, nguy hiểm hơn, bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các tác nhân từ môi trường hay việc vệ sinh tai không đúng cách cũng có thể là yếu tố khiến bệnh chuyển sang giai đoạn xấu.

Thói quen vệ sinh ống tai không đúng cách cũng có thể là yếu tố khiến bệnh viêm tai ngoài trở nên nghiêm trọng hơn
Thói quen vệ sinh ống tai không đúng cách cũng có thể là yếu tố khiến bệnh viêm tai ngoài trở nên nghiêm trọng hơn

Theo nhận định từ các chuyên gia tai mũi họng, viêm tai ngoài không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Song với những trường hợp bệnh xuất hiện do các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên xấu đi. Nghiêm trọng hơn, các cấu trúc mô mềm có thể bị phá hủy và dẫn đến hoạt tử lan rộng hơn.

Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi không?

Các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hàng đầu cho biết, bệnh viêm tai ngoài là bệnh không thể tự khỏi nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm được bác sĩ chỉ ra như;

  • Áp xe: Áp xe có thể hình thành trong tai gây đau và có khả năng lan rộng sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, trường hợp này có thể tự khỏi hoặc người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để hút mủ ra bên ngoài;
  • Liệt dây thần kinh ở mặt: Là một trong những biến chứng khá nghiêm trọng. Các đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc có tiền sử điều trị bệnh bằng hóa trị sẽ có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn các đối tượng khác. Biểu hiện điển hình như đau tai nặng, đau đầu, đau phần dây thần kinh bị liệt ở mặt;
  • Viêm hoặc thủng màng nhĩ: Bệnh viêm tai ngoài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Điều này làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến màng nhĩ thông qua việc tình trạng viêm nhiễm lan đến màng nhĩ khiến dịch tích tụ trong tai bị vỡ hoặc thủng màng nhĩ. Việc màng nhĩ bị thủng khiến thính lực bị suy giảm nghiêm trọng;
  • Có khả năng điếc vĩnh viễn: Phần da ở tai có thể bị dày lên khi bị viêm tai ngoài. Không những vậy, dịch viêm khô dần tích tụ dẫn đến tình trạng hẹp ống tai. Điều này gây ra tình trạng bất lợi cho việc nghe. Trường hợp hiếm gặp có thể bị điếc vĩnh viễn.
Điếc vĩnh viễn có thể sẽ gặp ở bạn nếu bệnh viêm tai ngoài không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Điếc vĩnh viễn có thể sẽ gặp ở bạn nếu bệnh viêm tai ngoài không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Nếu không mong muốn gặp phải các biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Trước hết, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có phác đồ điều trị tích cực.

Tuy nhiên, bệnh viêm tai ngoài cũng có khả năng tự khỏi nếu ở trường hợp cấp tính, bệnh chưa chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và có cách chăm sóc phù hợp. Phần lớn, bệnh viêm tai ngoài ở giai đoạn cấp tính thường có những triệu chứng cơ bản như đau nhức tai, ù tai, chảy dịch mủ,… Giai đoạn này chỉ cần người bệnh tiến hành điều trị duy trì trong khoảng 10 – 14 ngày là có thể tự khỏi.

Phương pháp điều trị bệnh viêm tai ngoài hiệu quả

Việc điều trị bệnh viêm tai ngoài cần dựa trên triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn, bác sĩ sẽ điều trị căn bệnh này thông qua việc loại bỏ cơn đau nhức tai, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như cơ địa của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm tai ngoài phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

1. Dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc giảm đau là nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để hỗ trợ làm giảm đau. Toa thuốc có thể bao gồm các loại thuốc nhỏ tai, thuốc xịt và thuốc giảm đau kháng viêm. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với các trường hợp ống tai ngoài bị viêm nhiễm nặng hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng, lây lan ra ngoài ống tai, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng không vượt quá 10 ngày để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Sử dụng thuốc nhỏ tai trị viêm tai ngoài

Song song với việc sử dụng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc nhỏ tai hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai ngoài. Hiện có khá nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị, trong đó bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Phần lớn là thuốc có chứa kháng sinh và thuốc steroid. Lộ trình sử dụng thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày liên tục.

Sử dụng thuốc nhỏ tai trị viêm tai ngoài theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc nhỏ tai trị viêm tai ngoài theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

3. Chườm ấm – Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai ngoài

Chườm ấm là một trong những mẹo vặt dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai ngoài. Với nhiệt độ nóng từ khăn chườm có tác dụng lên các dây thần kinh quanh vùng tai từ đó giúp làm giảm viêm, giảm đau nhức và mang lại cảm giác dễ chịu.

Bạn cần chuẩn bị một khăn bông sạch cùng với một chậu nước nóng. Cho khăn vào trong chậu nước nóng ngâm khoảng 10 – 15 giây cho nóng dần rồi vắt khô. Tiếp đến, đặt khăn nóng tại bên tai bị viêm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Chườm ấm tai là mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai ngoài
Chườm ấm tai là mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai ngoài

4. Mẹo chữa viêm tai ngoài bằng tinh dầu tỏi

Chữa viêm tai ngoài bằng tinh dầu tỏi là một trong những mẹo vặt hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người quan tâm và biết đến. Cách điều trị này được đánh giá tương đối lành tính, an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ.

Một số tài liệu y học cho biết, trong tinh dầu tỏi có chứa lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương và phòng ngừa trường hợp bệnh tình chuyển biến nặng. Vì những lợi ích mang lại của loại nguyên liệu này, các đối tượng bị viêm tai ngoài hoàn toàn có thể tận dụng nguyên liệu này để khắc phục các triệu chứng đang gặp phải.

Chữa viêm tai ngoài bằng tinh dầu tỏi hiệu quả tại nhà
Chữa viêm tai ngoài bằng tinh dầu tỏi hiệu quả tại nhà

Một số lời khuyên từ chuyên gia có các đối tượng bị viêm tai ngoài

Song song với việc điều trị bệnh viêm tai ngoài bằng thuốc uống, thuốc nhỏ tai hay mẹo vặt dân gian, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác như chế độ ăn uống, việc vệ sinh tai để hỗ trợ đẩy nhanh thời gian hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho các đối tượng bị viêm tai ngoài:

  • Luôn giữ cho ống tai được sạch sẽ và khô thoáng thông qua việc vệ sinh định kỳ;
  • Không nên bơi lội trong khoảng thời gian điều trị bệnh viêm tai ngoài, nhất là bơi ở vùng nước không đảm bảo độ vệ sinh;
  • Trong khi tắm rửa, cần thận trọng khi nước vào trong lỗ tai. Nếu vô tình bị nước tràn vào tai, bạn có thể khắc phục bằng cách đổ một ít nước vào bên tai bị nghẹt, sau đó nghiêng người cho nước tràn ra ngoài. Cuối cùng, sử dụng tăm bông để vệ sinh tai thêm lần nữa;
  • Tránh lấy ráy tai trong khi tai bị viêm cũng như tổn thương vừa mới khỏi;
  • Nên sử dụng nước muối sinh lý và tăm bông để vệ sinh tai;
  • Chỉ sử dụng tăm bông để vệ sinh tai. Tuyệt đối không sử dụng những vật dụng sắt nhọn để lấy ráy tai. Bởi chúng có thể làm trầy xước ống tai và vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm;
  • Hạn chế đeo tai nghe quá lâu hay nghe với âm lượng quá lớn. Không nên nghe khi không thực sự cần thiết;
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và chất xơ có trong các loại rau xanh, củ quả, hoa quả tươi, thịt nạc, cá,… Đồng thời, hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa các chất kích thích,… bởi đây đều là những thực phẩm có khả năng làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm;
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng quá mức;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng viêm tai ngoài.
Thăm khám định kỳ để bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài cũng như phát hiện sớm các bệnh lý bất thường khác
Thăm khám định kỳ để bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài cũng như phát hiện sớm các bệnh lý bất thường khác

Tóm lại, bệnh viêm tai ngoài có thể tự khỏi đối với trường hợp nhẹ. Nhưng đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ, chúng không có khả năng tự khỏi, thậm chí có xu hướng chuyển biến nặng. Do đó, bạn cần sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để. Đồng thời, thăm khám tại các đơn vị y tế có chuyên khoa tai mũi họng uy tín để được chẩn đoán. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị tích cực và cho bạn một số lời khuyên hỗ trợ quá trình đẩy nhanh bệnh tật.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Bạn đọc tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *