Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không là một vấn được nhiều người quan tâm khi căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh thì cần căn cứ vào giai đoạn cũng như đối tượng mắc bệnh. Vậy ở mỗi trường hợp, viêm thanh quản ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như thế nào? 

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm của viêm thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn cũng như độ tuổi mắc bệnh. Viêm thanh quản được chia thành hai giai đoạn là viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính. Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và những người có nghề nghiệp đặc thù là sử dụng giọng nói nhiều (giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch, MC, ca sĩ, diễn giả…).

Viêm thanh quản có nguy hiểm không
Mức độ nguy hiểm của viêm thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn cũng như độ tuổi mắc bệnh

Tình trạng cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp tính là giai đoạn bệnh mới khởi phát và thường không nguy hiểm đối với người trưởng thành. Ở giai đoạn này, dây thanh quản bị tổn thương ở mức độ nhẹ, người bệnh thường có triệu chứng khàn tiếng và đau rát cổ họng. 

Các triệu chứng này chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và hầu như không ảnh hưởng hay gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Viêm thanh quản ở người trưởng thành
Viêm thanh quản cấp không nguy hiểm ở người trưởng thành

Trẻ em bị viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp tính có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm hoặc chủ quan trong điều trị ở giai đoạn ban đầu. Giai đoạn viêm thanh quản mãn tính khá nguy hiểm đối với người bệnh vì ngoài những biểu hiện như sung huyết phù nề dây thanh quản, khó thở, khó nuốt, người bệnh còn có khả năng bị biến chứng sang các tình trạng nghiêm trọng khác:

  • Nhiễm trùng dây thanh quản
  • Viêm khí phế quản
  • Hạt xơ thanh quản
  • Polyp dây thanh
  • Ung thư thanh quản

Bệnh ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ bị viêm thanh quản rất nguy hiểm dù bệnh ở giai đoạn cấp tính hay là giai đoạn mãn tính. Trẻ em có đường thở nhỏ và ngắn, hệ miễn dịch yếu nên căn bệnh thường có diễn tiến khá phức tạp và khả năng biến chứng rất nhanh. 

Trẻ bị viêm thanh quản thường gặp biến chứng nhanh
Trẻ bị viêm thanh quản tương đối nguy hiểm vì có thể gây khó thở

Có nhiều dạng viêm thanh quản ở trẻ em và mỗi dạng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mức độ khác nhau:

  • Viêm thanh quản hạ môn: chủ yếu gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, có thể phát triển từ các bệnh tai mũi họng khác. Bệnh thường khiến trẻ khó thở, thở chậm, sốt hoặc thay đổi giọng nói nhưng hầu như không gây nguy hiểm.
  • Viêm thanh quản co thắt: có thể gây ra ho và thở rít, các cơn khó thở từ ban đêm về sáng. Cơn khó thở thường hết sau nửa giờ nên không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ.
  • Viêm thanh nhiệt: thanh quản bị sưng, khó nuốt nên ảnh hưởng đến việc ăn uống, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, ngoài ra không gây biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm thanh quản bạch hầu: thường gây phù nề, lở loét, bít tắc dây thanh quản, đường thở của trẻ, nặng thì có thể dẫn tới tử vong.

Điều trị viêm thanh quản như thế nào?

Viêm thanh quản có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau: dân gian, đông y hay tây y. Với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị bằng các nguyên liệu từ tự nhiên như tỏi, hẹ, gừng, khế, giá đỗ…

Với những trường hợp bệnh cấp tính nhưng có nhiều triệu chứng hơn hoặc bệnh đã phát triển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh nhân nên áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như đông y hoặc tây y. Bệnh nhân điều trị tích cực thì có thể khỏi bệnh sau khoảng 7-10 ngày.

Điều trị viêm thanh quản theo tây y, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, kích thích niêm mạc dạ dày…nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng và cách dùng.

Điều trị viêm thanh quản theo tây y
Điều trị viêm thanh quản theo tây y

Cũng có nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc đông y để điều trị viêm thanh quản. Bởi thuốc đông y vừa trị được bệnh tận gốc lại sử dụng các thảo dược tự nhiên nên an toàn với tất cả mọi người, ngay cả với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Theo đông y, viêm thanh quản là chứng “hầu âm”, liên quan mật thiết đến sự suy yếu của hai tạng phế và thận, khiến ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt xâm nhập hoặc đàm trọc úng trệ gây bế tắc thanh khiếu. Do đó đông y sẽ chủ trị bệnh bằng cách phục hồi chức năng tạng phủ suy yếu, thanh nhiệt tả hỏa, tiêu viêm, thanh hầu. 

Điều trị viêm thanh quản theo đông y
Điều trị viêm thanh quản theo đông y

Mặc dù viêm thanh quản mãn tính có thể chữa khỏi nhưng khả năng tái phát bệnh cũng rất cao. Bệnh nhân cần cẩn trọng, phát hiện sớm ở giai đoạn cấp tính và chữa trị dứt điểm ngay từ đầu. Đối với trẻ em, diễn tiến bệnh thường xảy ra rất nhanh. Có những trường hợp bệnh nhân khỏi ngay sau 5-7 ngày điều trị. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị khó thở nặng, tắc nghẽn hô hấp dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời. 

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về dấu hiệu, triệu chứng viêm dây thanh quản ở trẻ. Khi nhận thấy trẻ thở rít ngay cả khi nằm yên, nhịp thở nhanh dần, có biểu hiện há miệng khi thở, môi khô, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai…thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm bắt được vấn đề “viêm dây thanh quản có nguy hiểm không” cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh. Viêm dây thanh quản nếu được điều trị tích cực ngay từ đầu sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần được phát hiện sớm để đưa ra phác đồ điều trị dứt điểm. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *