Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm tuyến tiền liệt là một trong những bệnh nam khoa thường gặp ở đối tượng trong độ tuổi trung niên. Nếu để bệnh kéo dài, nó có thể gây ung thư tiền liệt tuyến – loại ung thư gây tử vong đứng hàng thứ 2 về ung thư cho nam giới. Bởi vậy, phái mạnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu để từ đó biết cách phòng tránh và điều trị triệt để nhất. 

Viêm tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là bộ phận chỉ có ở nam giới, nằm ngay khu vực phía dưới bàng quang và bao quanh phần đầu của niệu đạo. Chức năng chính của bộ phận này là sản xuất tinh dịch, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó giúp cho tình trùng khỏe mạnh, đồng thời hoạt động thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tuyến tiền liệt còn có nhiệm vụ kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch.

Theo các chuyên gia nam khoa, tuyến tiền liệt là bộ phận tương đối nhạy cảm chính vì thế khả năng bị tổn thương cũng rất cao. Một trong những bệnh lý về tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới là viêm tiền liệt tuyến. Đây là tình trạng tuyến tiền liệt của nam giới bị sưng viêm do sự tấn của vi khuẩn hoặc bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào đó.

Thời gian đầu mắc bệnh, có thể sức khỏe của nam giới không bị ảnh hưởng gì nên họ thường chủ quan trong việc đi thăm khám và điều trị. Các chuyên gia y tế chia bệnh thành viêm tiền liệt tuyến cấp tính (giai đoạn nhẹ) và viêm tiền liệt tuyến mãn tính (giai đoạn nặng).

Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Đối tượng nào dễ bị viêm tuyến tiền liệt? – Trả lời câu hỏi, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) khẳng định bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên trường hợp nam giới ở độ tuổi trung niên là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người dưới 40 tuổi nếu không chú ý chăm sóc sức khỏe thì cũng khó tránh khỏi việc trở thành đối tượng tấn công của bệnh.

Ngoài ra, bệnh viêm tiền liệt tuyến còn thường xuất hiện ở:

  • Người mới bị viêm bàng quang hoặc mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu
  • Người đang phải dùng đặt ống thông dẫn lưu bàng quang 
  • Nam giới mắc bệnh tiểu rắt, thường xuyên gặp tình trạng đang đi tiểu lại bị ngừng đột ngột
  • Đối tượng phải làm các công việc có chấn động mạnh hoặc thường xuyên rung lắc cơ thể nhiều như thợ khoan, đầm máy
  • Trường hợp có tuyến tiền liệt to, hẹp bao quy đầu
  • Nam giới bị sỏi thận cũng có nguy cơ đối mặt với viêm tuyến tiền liệt
  • Người hay đi xe đạp

Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh, đồng thời dấu hiệu của nó ra sao? Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất. 

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh như thế nào?

Nam giới bắt buộc phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu điển hình nhất để biết cách phòng tránh và có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến tiền liệt

Theo các chuyên gia nam khoa trong và ngoài nước, có nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, trong đó phải kể đến:

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Việc quan hệ tình dục không an toàn qua hậu môn, quan hệ với quá nhiều người, không sử dụng biện pháp bảo vệ,… đã vô tình khiến cho một số loại vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Tuyến tiền liệt bị chấn thương: Đây là bộ phận nằm gần với bàng quang và niệu đạo, do đó nếu có va chạm mạnh xảy ra sẽ làm cho tuyến tiền liệt bị tổn thương, dần dần sinh ra bệnh. 
  • Bị viêm đường tiết niệu: Nam giới bị viêm niệu đạo hoặc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công ngược lên tuyến tiền liệt và gây viêm.  
  • Rối loạn hệ thống dây thần kinh: Theo các bác sĩ nam khoa, ở vị trí dương vật có rất nhiều các dây thần kinh cảm giác. Bởi vậy nếu như phái mạnh bị rối loạn hệ thống dây thần kinh tại đây cũng sẽ có khả năng phải đối mặt với bệnh viêm tiền liệt tuyến.
  • Thủ dâm quá nhiều: Thủ dâm không phải là hành động xấu tuy nhiên nếu tần suất thực hiện quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng xung huyết tuyến tiền liệt, ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này và cuối cùng là gây viêm.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ: Cũng giống như “vùng kín” của phụ nữ, khu vực bộ phận sinh dục của nam giới nếu không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, lâu dần bị nhiễm khuẩn ngược từ niệu đạo vào tuyến tiền liệt.
  • Do lối sống sinh hoạt: Việc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, ngồi nhiều, ít vận động cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tiền liệt tuyến. 

Đây là những nguyên nhân điển hình dẫn đến căn bệnh này. Bệnh có những biểu hiện  nhận biết cụ thể, chính vì thế nam giới cần phải đặc biệt chú ý.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến rất nhiều, điển hình là:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhưng không thể tiểu ngay được, đôi khi phải rặn tiểu
  • Có lẫn máu trong nước tiểu
  • Đôi khi xuất tinh không kiểm soát được, cảm giác đau buốt khi xuất tinh, lẫn máu trong tinh dịch
  • Rối loạn trong quá trình cương cứng
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đặc biệt ở vùng thắt lưng, vùng bẹn, vùng xương chậu nhỏ

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ thấy một số triệu chứng như:

  • Đau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, đau phần bụng dưới
  • Số lần đi tiểu trong ngày càng tăng nhiều
  • Giảm hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục
  • Sốt nhẹ
  • Thường xuyên đi tiểu đêm
  • Màu sắc nước tiểu thay đổi sang màu nâu đỏ, kèm theo máu

Các triệu chứng bệnh viêm tuyến tiền liệt cũng tương tự như dấu hiệu bệnh viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo. Chính vì thế, khi thấy cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục có biểu hiện bất thường, nam giới cần sắp xếp thời gian đi khám càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh
Triệu chứng điển hình của bệnh

Viêm tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Có gây vô sinh không?

Tuyến tiền liệt, đường tiết niệu (gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo) và tinh hoàn là các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, các chuyên gia nam khoa cho biết khi tuyến tiền liệt bị tổn thương và không được điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến một loạt các hệ lụy cho các bộ phận lân cận xung quanh. Cụ thể là:

  • Gây nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm có thể làm tăng áp lực ở bàng quang, khiến nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài một cách kịp thời, lâu dần dẫn đến hiện tượng bí tiểu cấp tính và viêm đường tiết niệu. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với vấn đề áp xe, vôi hóa tuyến tiền liệt.
  • Ảnh hưởng đến chức năng của thận: Nam giới cần biết rằng căn bệnh này có thể gây rối loạn chức năng bài tiết, từ đó ức chế các hoạt động của thận. 
  • Dẫn đến viêm tinh hoàn: Như đã đề cập đến ở trên, tuyến tiền liệt và tinh hoàn là 2 bộ phận có liên hệ mật thiết với nhau, Do đó, khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, vi khuẩn sẽ tấn công cơ quan sinh dục và gây ra các bệnh về nam khoa như viêm tinh hoàn, viêm túi tinh.
  • Gây hiếm muộn, vô sinh: Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không? – Câu trả lời là có. Bệnh sẽ dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, giảm ham muốn tình dục, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
  • Truyền bệnh cho bạn tình: Nếu người mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến không sử dụng “áo mưa” trong quá trình “ân ái” có thể làm cho vi khuẩn gây bệnh truyền sang cho bạn tình và khiến họ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • U xơ, ung thư tuyến tiền liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ngoài các biến chứng viêm tiền liệt tuyến kể trên, bệnh có thể gây suy nhược thần kinh, giảm sức khỏe, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Vậy bệnh viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không, có chữa được không?

Trước thắc mắc này của không ít bệnh nhân, hầu hết các chuyên gia nam khoa khẳng định bệnh không thể tự khỏi được. Nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh đơn giản nên có xu hướng xem nhẹ, nhưng thực tế các biến chứng nêu trên đã đủ minh chứng rõ ràng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Nhưng điều đáng mừng là bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới có thể chữa khỏi được.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Một số phương pháp chữa viêm tiền liệt tuyến phổ biến hiện nay

Phương pháp chữa viêm tuyến tiền liệt là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đấng mày râu. Với sự phát triển của y học như hiện nay, có lẽ không khó để chúng ta tìm ra cách thức điều trị bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Dưới đây là một biện pháp “đánh bại” bệnh viêm tiền liệt tuyến được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên áp dụng.

Dùng thuốc chữa viêm tiền liệt tuyến

Thuốc kháng sinh, thuốc giảm hormone tuyến tiền liệt, thuốc giảm đau thường là những loại thuốc Tây được sử dụng để chống lại và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể. Thuốc cho tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa đi thăm khám cụ thể tại bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín.

Hơn nữa, việc dùng thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm thiểu triệu chứng mà không thể loại bỏ bệnh một cách hoàn toàn, do đó nguy cơ tái phát là rất cao. Trong khi đó, việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây là điều cấm kỵ với mọi đối tượng vì thế mọi người nên cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh khác.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng kết hợp cả liệu pháp vật lý trị liệu bằng cách xoa bóp tuyến tiền liệt để giảm sung huyết, thông mạch hạn chế đau. Việc xoa bóp cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm. Phương pháp này thường được áp dụng cho tình trạng viêm tuyến tiền liệt cấp tính, ở mức độ nhẹ. 

Ngoài ra, nam giới nên duy trì thói quen tập thể dục với các bộ môn đi bộ, tập dưỡng sinh, bơi lội, yoga cũng giúp lưu thông khí huyết, cân bằng tĩnh mạch, giảm căng thẳng stress và tăng tuần hoàn máu, từ đó giảm áp lực đối với bàng quang và tuyến tiền liệt.

Chữa bệnh bằng các phương pháp ngoại khoa

Nong niệu đạo, thủ thuật dẫn lưu mủ, cắt đốt tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo (TURP),… là các phương pháp chữa bệnh theo xu hướng hiện đại đang được nhiều người tin tưởng thực hiện. Các biện pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.

Những phương pháp này có ưu điểm:

  • Điều trị, sát khuẩn, chống viêm và phục hồi trực tiếp vùng tổn thương do bệnh
  • Thông niệu đạo, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh 
  • Kỹ thuật xâm lấn không đau, an toàn và cho tác dụng nhanh chóng
  • Kích hoạt và điều chỉnh trung khu thần kinh, giải tỏa áp lực của tuyến tiền liệt 

Chi phí thực hiện việc điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa tương đối tốn kém do đó nam giới nên cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định làm.

Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà

Từ cổ chí kim đến giờ, dân gian vẫn lưu truyền nhiều mẹo hay giúp chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến. Điển hình như:

  • Rửa sạch 30g quả sung, cho vào nồi nước cùng với đường phèn, đun sôi để lấy nước uống một lần/ngày
  • Rửa sạch 5-6 lá trầu loại bánh tẻ, cho vào máy xay, thêm 1 ít nước lọc rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi uống 2 lần/ngày. Sau khi uống cần súc miệng lại thật sạch để không bị nhiệt miệng
  • Cho 60g râu ngô, 60 vỏ dưa hấu khô, 3 quả chuối tiêu đã bỏ vỏ vào nồi, thêm 4 bát nước. Đun đến khi nước còn khoảng 1 bát thì cho thêm đường phèn vào. Uống 2 lần/ngày

Các mẹo dân gian chữa viêm tuyến tiền liệt tuy đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện nhưng nó chỉ thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ. Theo đó với những người bị viêm tiền liệt tuyến mãn tính, các bạn cần tìm phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chữa viêm tiền liệt tuyến bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt là do rối loạn chuyển hóa khí ở bàng quang kết hợp với tình trạng ứ trệ, bí tắc khí huyết nặng lượng trong cơ thể. Ngoài ra, thận suy yếu, chức năng tỳ vị giảm cũng làm tắc ách sự lưu thông của dòng khí huyết trong cơ thể và gây ra bệnh. 

Theo đó, để điều trị dứt điểm bệnh, các bài thuốc nam được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên sẽ ngấm sâu vào bên trong cơ thể sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi thấp, dưỡng âm, thanh hỏa, kết hợp bổ thận, hóa ứ, hoạt huyết và bổ thận dương. Ngoài ra, bên cạnh việc uống thuốc nam, người bệnh có thể kết hợp với châm cứu để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn.

Phác đồ điều trị viêm tiền liệt tuyến còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, do đó nam giới nên chủ động tìm đến các nhà thuốc uy tín, chất lượng để được các lương y, thầy thuốc chẩn đoán bệnh và kê liệu trình thuốc thích hợp nhất.

Thuốc Nam có tác dụng trị bệnh viêm tuyến tiền liệt từ gốc đến ngọn
Thuốc Nam có tác dụng trị bệnh viêm tuyến tiền liệt từ gốc đến ngọn

Viêm tiền liệt tuyến nên kiêng gì, ăn gì?

Ngoài việc chú trọng tìm phương pháp điều trị hiệu quả, người bị viêm tuyến tiền liệt cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống lẫn chế độ sinh hoạt mỗi ngày. Vậy người bệnh nên ăn gì, kiêng gì?

Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, người bệnh nên tích cực ăn, uống một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Hoa quả: dưa hấu, đu đủ, quả lựu, các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi
  • Các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu nành
  • Một số loại cá: cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ,…
  • Các loại rau xanh
  • Sữa chua
  • Hàu biển
  • Uống nhiều nước

Bị viêm tiền liệt tuyến nên kiêng gì?

Trong quá trình điều trị bệnh, mọi người cần nhớ:

  • Kiêng ăn đồ cay nóng 
  • Tránh ăn mỡ động vật và đồ ăn có hàm lượng đạm lớn như thịt bò, vừng, lạc,…
  • Nói không với rượu, bia và các chất kích thích
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn mặn
  • Không nhịn tiểu
  • Tránh ngồi quá lâu ở một chỗ
  • Không quan hệ tình dục với quá nhiều bạn tình

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới. Theo số liệu của Bộ y tế, bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng ở mọi đối tượng, kể cả các nam thanh niên. Chính vì thế, mọi người cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như hướng điều trị thích hợp.

Ngày Cập nhật 06/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *