Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Vôi hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị cải thiện sớm, tình trạng vôi hóa có thể lan rộng ra những khu vực khác và gây ra những biến chứng khôn lường đe dọa tới sức khỏe.

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Vôi hóa đốt sống cổ khi không điều trị sớm có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm

Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ có nét tương đồng với bệnh gai đốt sống cổ. Theo ly giải của Y học hiện đại, vôi hoa đốt sống cổ là tình trạng lắng đọng canxi nằm giữa các dây chẳng nối từ thân đốt sống cổ đến các mấu nấu lân cận. Từ đó xúc tiến tình trạng vôi hóa và hình thành các gai xương.

Khi các dây thần kinh này bị chèn ép, chức năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng, từ đó gây ra cảm giác đau đớn kéo dài âm ỉ. Vôi hóa đốt sống cổ nằm tại các vị trí đốt sống cổ từ C1 – C7, trong đó tình trạng gai mọc ở đốt sống cổ C4 C5 C6 xảy ra hổ biến nhất.

Người bệnh dễ bị nhầm lẫn vôi hóa đốt sống cổ với đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ nói chung… Bởi vì bệnh không có triệu chứng đặc trưng, đến khi người bệnh sờ vào cổ thấy phần cứng lồi lên trên thì mức độ bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng. Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy vùng cổ cứng, cảm giác hơi đau khi cúi xuống hoặc khi xoay chuyển.

Khi điều trị chậm trễ, sau một thời gian biến chứng chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức đầu ở vùng chẩm, đau ê vùng trán, cơn đau lan rộng từ gáy xuống bả vai, đến dọc cánh tay. Trong một số trường hợp hệ thần kinh và mạch máu bị chèn ép dẫn đến phù nề, người bệnh có thể bị đau đỉnh đầu và tức hốc mắt.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh vôi hóa đốt sống cổ được xác định là do:

– Do người bệnh hoạt động quá sức, thường xuyên mang vác vật nặng trên vai, hoặc ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế.

– Người bệnh bị chấn thương hoặc va đập mạnh trong khi vận động cũng gây ra những ảnh hưởng đến vùng cổ, tổn thương ở dây chằng, dây thần kinh liên quan.

bệnh vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh vôi hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

– Đối tượng người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ, loãng xương cũng có nguy cơ vôi hóa đốt sống cổ kèm theo.

– Vôi hóa đốt sống cổ có diến biến phức tạp hơn khi độ tuổi càng cao, bệnh phát triển nhanh kho các đốt sống cổ và đĩa đệm thoái hóa và phát triển thêm các gai xương.

– Do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là canxi và các khoáng chất cần thiết cho cấu trúc xương khớp.

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia xương khớp cho rằng đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị sớm. Những triệu chứng của vôi hóa đốt sống cổ không đặc trưng, do đó người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác.

Đa số người bệnh không nhận thức được tình trạng bệnh lý cho đến khi cảm nhận có cơn đau nhức và tiến hành chụp X-quang. Đến lúc này thì việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn do đốt sống đã hình thành gai và khó phục hồi hiện trạng ban đầu.

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này gây ảnh hưởng khả năng vận động, và thậm chí khiến người bệnh mất khả năng vận động tạm thời hoặc vĩnh viễn.  

– Rối loạn tiền đình: Do đốt sống cổ là vị trí tập trung các dây thần kinh quan trọng, khi có sự xuất hiện của các tác nhân vôi hóa thì hệ thống dây thần kinh sẽ bị chèn ép, hệ thống mạch máu bị cản trở hoạt động làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Biến chứng rối loạn tiền đình có các biểu hiện nhận biết là: chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, mệt mỏi, kém trí nhớ, mất ngủ triền miên.

– Thiểu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt: Những biến chứng nguy hiểm khi đốt sống cổ chèn ép lên hệ dây thần kinh trung ương. Tình trạng này sẽ gây ra một số vấn đề như chóng mặt, ù tai, đau đầu kinh niên, suy giảm trí nhớ…

– Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là biến chứng nguy hiểm của bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Khi người bệnh bị vôi hóa đốt sống, phần đĩa đệm hai đốt sống cổ cũng sẽ bị ảnh hưởng và giảm độ đàn hồi. Thoát vị đĩa đệm mãn tính khó điều trị và có thể dẫn đến nguy cơ liệt cho người bệnh.

– Hẹp tủy sống: Vôi hóa đốt sống khổ khiến các đốt sống trở nên đặc hơn, và điều này cũng khiến cho không gian trong tủy sống thu hẹp lại. Những thay đổi này là cấu trúc đốt sống cổ bị ảnh hưởng xấu, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, mờ mắt, đau nhức bả vai và cánh tay.

– Chèn ép rễ thần kinh: Khi hệ thần kinh nối từ đốt sống cổ đến các vị trí khác bị đứt quãng, tín hiệu  truyền dẫn thông tin bị gián đoạn. Khi vôi hóa đốt sống cổ tiến triển chèn ép rễ thần kinh tủy sống rất nguy hiểm, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt một trong tứ chi, mất kiểm soát bài tiết…

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Việc điều trị bệnh vôi hóa cột sống càng sớm sẽ bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm kể trên. Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Có chữa được không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cũng như phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. 

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Điều trị vôi hóa đốt sống cổ bằng các phương pháp vật lý trị liệu đem đến hiệu quả cao

Chẩn đoán vôi hóa đốt sống cổ bằng cách nào?

Để có phương pháp điều trị thích hợp, ban đầu bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Những phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống là:

  • Bác sĩ thăm khám triệu chứng trước khi kiểm tra cận lâm sàng.
  • Chụp X-quang: Kiểm tra những tổn thương tại đốt sống cổ và các khớp xương lân cận.
  • Chụp CT: Đưa ra đánh giá về mức độ nghiêm trọng của bệnh để tầm soát biến chứng.
  • Chụp MRI: Thông qua hình ảnh MRI giúp xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Các biện pháp điều trị bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Điều trị vôi hóa đốt sống cổ hiện nay có 2 phương pháp là điều trị bằng  thuốc và điều trị không dùng thuốc.

Phương pháp điều trị dùng thuốc

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau với liều dùng khác nhau. Tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ như: viêm dạ dày, viêm đường ruột, dùng nhiều có thể khiến bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng Aspirin, thuốc tăng cường thần kinh (hoặc vitamin nhóm B), thuốc giãn cơ. Hoặc tùy trường hợp mà bác sĩ khuyến khích người bệnh áp dụng  các liệu pháp như bó nến, chiếu tia cực tím, chạy sóng điện từ… Dù là với phương pháp nào thì bắt buộc, người bệnh nên chấp hành nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp hiệu quả điều trị tích cực hơn.

Điều trị vôi hóa đốt sống cổ không dùng thuốc

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc phù hợp với người bệnh vôi hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu, chưa có biến chứng nghiêm trọng. Theo hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân chỉ cần ăn uống lành mạnh, tập các bài tập vật lý trị liệu kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn có thể chặn đứng quá trình vôi hóa đốt sống.

Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Khi điều trị vôi hóa đốt sống cổ, người bệnh nên tuân thủ chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Cũng cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể người bệnh nên giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng, đi lại thẳng lưng và không nên ngả cổ về phía trước hay phía sau quá mức. Không nên ngủ trong cùng một tư thế, những thói quen này sẽ hạn chế các biến chứng vôi hóa đốt sống cổ.

Người bệnh thực hiện các bài tập yoga tại nhà để giảm nhẹ tình trạng đau đớn. Hoặc bệnh nhân nhờ đến can thiệp châm cứu, chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại,… những tác dụng vật được đánh giá hiệu quả để hạn chế tình trạng sưng viêm hữu hiệu.

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị vôi hóa đốt sống cổ nghiêm trọng, các gai xương đã có dấu hiệu chèn ép vào hệ thần kinh. Các chi tê bì và đau nhức thì giải pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, người bệnh đã có đáp án cho thắc mắc “Bệnh vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?”. Quan trọng trên hết vẫn là người bệnh cần phân bổ hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế những áp lực đè nặng đốt sống cổ. Đồng thời bệnh nhân nên thực hiện khám sớm và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Ngày Cập nhật 15/05/2023

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *