Bệnh giời leo – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị cấp tốc

Bệnh giời leo là một loại viêm da dị ứng do tiếp xúc. Nó không phải bệnh zona. Bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng các vết thâm sẹo cần đến 6 tháng để phai dần. Nếu được điều trị cấp tốc trong 48 giờ, người bệnh sẽ tránh được nguy cơ này.

Giời leo là bệnh do tiếp xúc với dịch tiết của con dời và một số loại côn trùng khác.
Giời leo là bệnh do tiếp xúc với dịch tiết của con dời và một số loại côn trùng khác.

Bệnh giời leo là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Giời leo là cách gọi của dân gian để chỉ tình trạng viêm da dị ứng do tiếp xúc với con giời leo hoặc một số loại côn trùng khác. Tiêu biểu là kiến ba khoang và sâu ban miêu.

Con giời là một loại rết. Tuy nhiên, nó có kích thước nhỏ và chân cao hơn những loài thuộc họ này. Nó chạy khá nhanh và ưa những nơi ẩm thấp. Dịch tiết của loài động vật này gây bỏng da vì chứa axit.  Vết bỏng thường kéo dài hình dây (theo dấu đường bò của con giời).

Hình ảnh con giời trong thực tế. Nó là một loài thuộc họ rết nhưng nhỏ, chân cao và di chuyển nhanh.
Hình ảnh con giời trong thực tế. Nó là một loài thuộc họ rết nhưng nhỏ, chân cao và di chuyển nhanh.

Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị giời leo là:

  • Giai đoạn giao mùa;
  • Mùa mưa bão;
  • Mùa gặt lúa ở nông thôn;
  • Môi trường ô nhiễm;
  • Những người vệ sinh kém (bản thân và cả môi trường sống của họ).

Rất nhiều tài liệu và quan niệm của nhiều người rằng bệnh giời leo và zona là một. Thực tế, đây lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Sự giống nhau có chăng là ở biểu hiện ban đầu của bệnh. Trong khi giời leo là bệnh xảy ra do tiếp xúc với nọc độc từ côn trùng thì bệnh zona có nguyên nhân từ virus gây bệnh thủy đậu (Varicella). Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến những sai lệch trong phương hướng điều trị.

Xem thêm: Bệnh Zona thần kinh – Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Biểu hiện da bị giời leo

Vị trí bị giời leo thường xuất hiện ở những vùng da hở. Vùng da bị nhiễm nọc độc của côn trùng sẽ có cảm giác đau rát như bị bỏng hoặc trầy xước chảy máu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ còn bị ngứa râm ran.

Tiếp đó, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các nốt nhỏ li ti. Chúng có thể phát triển thành mụn nước và lan ra thành từng mảng. Song song với tình trạng này, người bệnh có thể còn cảm thấy mệt mỏi trong người.

Ngoài ra, một số trường hợp bị giời leo ở mức độ nặng sẽ còn xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như: giảm thính lực, mất vị giác, yếu thị lực; hoa mắt, chóng mặt; nghẹt mũi…

Vùng da bị giời leo sẽ có cảm giác ngứa rát vô cùng khó chịu.
Vùng da bị giời leo sẽ có cảm giác ngứa rát vô cùng khó chịu.

Bệnh giời leo có nguy hiểm không?

Về bản chất thì bị giời leo không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và hoạt động của các cơ quan, bộ phận khác tùy vào vị trí vùng da bị bệnh. Tiêu biểu, nếu bị bệnh này ở gần mắt, nguy cơ bị viêm và loét kết mạc là rất cao. Trường hợp nặng và không điều trị đúng cách có thể dẫn đến mù lòa.

Chính vì thế, người bị giời leo không nên chủ quan. Nếu sau khoảng 1 tuần mà các triệu chứng ban đầu không thuyên giảm thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Hoặc ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bệnh chuyển nặng, bạn cần dừng ngay cách điều trị hiện tại và đến cơ sở y tế kiểm tra.

Cách điều trị cấp tốc bệnh giời leo

Ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh và không mắc bệnh lý gì, khi bị giời leo, thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Họ có thể không cần chữa trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Trường hợp nặng, người bệnh cần được điều trị tích cực trong khoảng nửa tháng hoặc hơn khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, các tổn thương trên da sẽ cần nhiều thời gian hơn để trở lại như bình thường. Nhất là trong trường hợp người bệnh cào xước gây chảy máu vùng da bị nhiễm nọc độc của côn trùng. Thông thường, các vết thâm sẽ cần từ 3 – 6 tháng để phai dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu da bị nhiễm trùng nặng thì có thể dẫn đến sự hình thành của các vết sẹo lồi hoặc lõm. Nó có màu trắng hoặc thâm sậm và rất khó để xóa đi.

Bệnh ở dạng nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra. Mục đích:

  • Không nhầm lẫn với bệnh zona;
  • Xác định chính xác tình trạng bệnh;
  • Kiểm tra các yếu tố liên quan;
  • Đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất (dựa trên cơ địa, tình trạng bệnh và một số yếu tố khác…).
Nếu các dấu hiệu ban đầu của bệnh giời leo không thuyên giảm trong khoảng 1 tuần thì bạn nên đi gặp bác sĩ.
Nếu các dấu hiệu ban đầu của bệnh giời leo không thuyên giảm trong khoảng 1 tuần thì bạn nên đi gặp bác sĩ.

Những loại thuốc tân dược điều trị giời leo

Việc sử dụng thuốc tân dược chữa giời leo cần có chỉ định của bác sĩ. Nhất là đối với kháng sinh. Ngoài ra, việc dùng thuốc giảm đau và giảm ngứa cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên nhà thuốc (kể cả những loại không kê đơn).

Nguyên nhân là tùy vào tình trạng bệnh sẽ có một loại thuốc điều trị hoặc liều lượng dùng khác nhau. Nếu tự ý sử dụng thuốc, chẳng những nguy cơ gặp tác dụng phụ mà còn dễ khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng.

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng điều trị bệnh giời leo là:

  • Thuốc giảm đau: Gabapentin, Pregabalin hoặc Prednisone…;
  • Thuốc kháng viêm: Ibuprofen hoặc Naproxen….
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng.
Thuốc tân dược có thể giúp người bị giời leo cải thiện cấp tốc các triệu chứng. tuy nhiên, việc sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc tân dược có thể giúp người bị giời leo cải thiện cấp tốc các triệu chứng. tuy nhiên, việc sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp dân gian chữa giời leo

Hiệu quả các phương pháp dân gian chữa giời leo khác nhau tùy từng trường hợp. Như đã trình bày, hầu hết các cách điều trị này chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ. Bên cạnh đó, điểm chung của phương pháp dân gian chữa bệnh là có thể thực hiện tại nhà, nguyên liệu dễ tìm, khá an toàn, dễ thực hiện và chi phí thấp. Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh giời leo sử dụng các nguyên liệu như: mật ong, atiso đỏ và cam thảo.

Bạn có thể chọn một trong số các phương pháp được trình bày dưới đây hoặc phối hợp xen kẽ chúng trong quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi điều trị, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Nguyên nhân là những cách này dù hiệu quả với số đông nhưng có thể không phù hợp với trường hợp của bạn.

Cách dùng mật ong chữa giời leo

Cách chữa bệnh này đến từ khả năng giải độc, sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn tình trạng lở loét của mật ong. Ngoài ra, một số vitamin trong mật ong còn giúp các tổn thương trên da nhanh chóng được hồi phục. Mỗi ngày bạn thoa mật ong lên vùng da bị bệnh từ 2 – 3 lần/1 ngày. Chờ khoảng 20 phút để mật ong thấm vào da thì vệ sinh lại bằng nước sạch. Lưu ý vệ sinh da đúng cách và nhớ lau khô nước trước khi thoa.

Atiso đỏ chữa giời leo

Atiso đỏ còn được biết đến với tên gọi là bụp giấm. Hoa của loại cây này được ứng dụng chữa bệnh giời leo nhờ vào khả năng thải độc tố và hoạt động như một loại kháng sinh. Bên cạnh đó, hoa atiso đỏ khá dễ mua và giá không quá cao nên được nhiều người sử dụng.

Để chữa giời leo, bạn lấy những cánh hoa atiso đỏ rửa sạch. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn với một ít nước. Dùng phần bã và nước đắp lên vùng da bị bệnh. Chờ khoảng vài 1 – 2 giờ đồng hồ thì rửa lại bằng nước sạch. Nếu da đang bị các nốt mụn đỏ, bạn sẽ thấy chúng xẹp xuống, bớt đỏ và giảm ngứa rõ rệt.

Dùng hoa atiso đỏ chữa giời leo là phương pháp dân gian được đánh giá cao về hiệu quả.
Dùng hoa atiso đỏ chữa giời leo là phương pháp dân gian được đánh giá cao về hiệu quả.

Khắc phục hậu quả giời leo bằng cam thảo

Công dụng nổi bật nhất của cam thảo là làm mờ các vết thâm sạm. Bên cạnh đó, nó còn giúp các tổn thương trên da mau lành. Chính vì thế, loại thảo dược này cũng được ứng dụng trong điều trị giời leo. Tuy nhiên, nó thường được dùng để “giải quyết” những vết sẹo và thâm do bệnh gây ra.

Bạn có thể dùng cam thảo sắc lấy nước uống để thanh mát cơ thể và làm lành vết thương từ bên trong. Kết hợp với đó, nên dùng bột của loại thảo dược này pha với nước thành hỗn hợp sệt và đắp lên vùng da bị bệnh. Tiến hành cùng lúc hai cách này sẽ giúp các triệu chứng và di chứng bệnh nhanh chóng được cải thiện, da sớm được phục hồi lại như bình thường.

Những lưu ý quan trọng nâng cao hiệu quả điều trị giời leo

Cách nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng giời leo

Ngoài phương pháp dùng thuốc tân dược hoặc thảo dược thiên nhiên theo kinh nghiệm dân gian chữa giời leo, bạn có thể chườm lạnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh này.

Bạn chỉ cần dùng khăn thấm nước mát và sạch rồi chườm vào vùng da bị giời leo trong khoảng 20 phút. Vết thương sẽ được dịu đi, bớt ngứa, giảm châm chích và giảm sưng.

Việc chườm mát vào vùng da bị giời leo sẽ giảm được đáng kể tình trạng đau rát và ngứa ngáy khó chịu.
Việc chườm mát vào vùng da bị giời leo sẽ giảm được đáng kể tình trạng đau rát và ngứa ngáy khó chịu.

Ăn uống đúng cách khi bị giời leo

Người bệnh giời leo nên kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà và một số loại sữa. Điều đặc biệt quan trọng là không được sử dụng các đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, những món ăn nhiều tinh bột hay chứa ngũ cốc đã qua xử lý; các món ăn nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế.

Để cải thiện tình trạng bệnh, người bị giời leo cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Lưu ý ưu tiên những thực phẩm có tính mát (bí xanh, khổ qua, rau má…). Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít mỗi ngày). Lượng nước này nên bao gồm cả nước ép từ các loại trái cây thuộc họ nhà cam. Chúng sẽ giúp người bệnh có hệ miễn dịch tốt hơn.

Sinh hoạt hằng ngày trong quá trình điều trị giời leo

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt;
  • Không được cào hoặc gãy vùng da đang bị nhiễm bệnh;
  • Hạn chế để các nốt mụn va chạm gây vỡ;
  • Không tự ý đắp đỗ xanh, gạo hoặc dùng muối chà xát vết thương. Bởi điều này có thể gây bội nhiễm và để lại những vết sẹo rất khó điều trị;
  • Luyện tập thể dục vừa sức và điều đặn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng;
  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là vùng da bị bệnh và môi trường sống sạch sẽ.
Hãy luôn đảm bảo môi trường sống của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát để phòng và cải thiện hiệu quả điều trị giời leo.
Hãy luôn đảm bảo môi trường sống của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát để phòng và cải thiện hiệu quả điều trị giời leo.

Bệnh giời leo khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng bệnh có một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

  • Vùng da bị tổn thương tạo thành một dải dài kèm cảm giác đau nhiều;
  • Vị trí bị giời leo ở gần mắt hoặc mũi.

Biện pháp phòng tránh bệnh giời leo

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ;
  • Giữ cho không gian sống luôn thoáng mát, ánh sáng đầy đủ;
  • Thường xuyên giặt và phơi chăn, gối, ga giường dưới ánh nắng mặt trời;
  • Hạn chế đi chân đất hoặc nằm ngủ dưới sàn nhà khi thời tiết nóng ẩm hoặc trong giai đoạn chuyển mùa;
  • Ăn uống và sinh hoạt khoa học để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh.

Ngày Cập nhật 26/07/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *