Bệnh Hắc Lào: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Hắc lào là bệnh ngoài da gây ra những cơn ngứa ngáy nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn và nấm. Khi không điều trị sớm, làn da có nguy cơ bội nhiễm khiến việc điều trị thêm khó khăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Chính vì vậy người bệnh nên kịp thời lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp, ưu tiên các biện pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ và đem lại hiệu quả tận gốc. 

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào được biết đến với tên gọi khác là chứng nấm da. Đây là bệnh thường gặp tại những vùng nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém với những biểu hiện nổi bật là những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa.

Bệnh Hắc Lào là gì
Đặc điểm nhận diện là các đốm tròn nổi rõ trên da

Hắc lào  do nhiều loại vi khuẩn gây ra, chúng có thể ảnh hưởng tại nhiều vùng khác nhau của cơ thể. Hắc lào được chia thành nhiều dạng tùy thuộc vào bộ phận mà bệnh xuất hiện. Cụ thể và thường gặp nhất là bệnh hắc lào toàn thân, hắc lào ở da đầu, hắc lào da chân , hắc lào da đùi và hắc lào móng tay..

Điều kiện thời tiết nóng nóng làm tăng nguy cơ phát bệnh và lây lan trên cơ thể. Theo đánh giá, hắc lào nằm trong số những bệnh da liễu thường gặp nhất và triệu chứng có xu hướng tái phát nhiều lần khi không được điều trị đúng cách. Đặc biệt khi chữa sớm, bệnh sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát trở lại.

Bệnh hắc lào có lây không?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc: “ Hắc lào là căn bệnh có tính lây nhiễm rất cao. Người bệnh không chỉ dễ dàng mắc hắc lào bởi các yếu tố xung quanh mà còn lây từ người sang người trong quá trình sinh hoạt chung cùng người bệnh. Vì đặc tính này mà hắc lào dễ hình thành vùng viêm nhiễm mới, khiến cho việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn”

Nguyên nhân gây nên chủ yếu là do vi khuẩn
Hắc Lào gây ra những cơn ngứa âm ỉ khiến người bệnh khó chịu

Hắc lào có tính lây lan, các con đường truyền bệnh bao gồm:

  • Khi dùng chung đồ dùng với người bệnh hắc lào.
  • Tiếp xúc trực tiếp vùng da với người bị hắc lào.
  • Khi người bình thường tiếp xúc với động vật nhiễm nấm
  • Thông qua tiếp xúc với vùng đất, nguồn nước nhiễm nấm

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Như đã đề cập ở trên, hắc lào là triệu chứng phát sinh khi người bệnh nhiễm nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh. Những dị nguyên này chỉ nhìn được dưới kính hiển vi, chúng có tên gọi chung là dermatophytes. Trong đó những loại nấm phổ biến gây bệnh ngoài da như malassezia furfur, trichophyton, epidermophyton và microsporum cũng là nguyên nhân gây ra hắc lào chủ yếu.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào thường phát triển tốt trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Đặc biệt là người có cơ địa da dầu hoặc có thay đổi về hormone khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dễ dàng mắc bệnh hắc lào so với những người bình thường.

Trong đó những đối tượng có nguy cơ cao mắc cao gồm có:

  • Người sinh sống trong môi trường nóng ẩm, thường đến hồ bơi và phòng thay đồ công cộng
  • Người thường sử dụng chung khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng thể thao với người khác có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với động vật hoặc vật nuôi bị nhiễm vi khuẩn gây hắc lào.

Triệu chứng bệnh hắc lào – Cẩn thận nhầm lẫn

Những triệu chứng lâm sàng của hắc lào dễ bị nhầm lẫn với chàm hoặc viêm da cơ địa, lang ben. Thông thường, ban đầu người bệnh chỉ bị ngứa tại một chỗ, sau đó xảy ra tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc tại vùng da đó.

Diễn biến của bệnh

Khi người bệnh bắt đầu gãi mới xuất hiện những mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục. Vòng tròn này có viền đậm hơn và nổi rõ trên vùng da. Trên bề mặt vòng còn có vảy nổi, da khô và cạnh sắc cứng kèm theo các mụn nước nhỏ phồng rộp. Nếu như các mụn nước này vỡ ra, vùng da viêm nhiễm lan rộng và người bệnh có nguy cơ đối diện với chứng nhiễm trùng máu.

Hắc Lào có nguy hiểm không
Thông thường bệnh gây ra những vết sẹo mất thẩm mỹ

Trong thời gian xuất hiện các vết tròn đỏ và vảy da kể trên, bệnh nhân có thể lây truyền bệnh cho những người khác. Với nhiều trường hợp bội nhiễm nghiêm trọng, tại vùng da này có tình trạng sưng, chảy nước và để lại sẹo tròn sau khi lành.

Nhận biết triệu chứng hắc lào tại các vị trí

Ở mỗi bộ phận trên cơ thể, hắc lào có những biểu hiện tương đối giống nhau. Bệnh hắc lào thường phát triển ở chân, mông, tay hoặc thân trên. Những triệu chứng cơ bản như sau:

  • Hắc lào vùng kín: triệu chứng thường xuất hiện ở phía gần bộ phận sinh dục. Hắc lào ở vùng kín gây ra những cơn đau nhức và ngứa nặng, người bệnh có dấu hiệu phát ban đỏ kèm theo, vùng da khô bong tróc tạo ra nếp gấp trong phạm vi cố định. Với những trường hợp nghiêm trọng xuất hiệu vết sưng u và màu da nổi bật hẳn so với các vùng da khác.
  • Hắc lào ở mông: do hình thành ở vị trí khuất, nên thường phát hiện khi đã tiến triển ở giai đoạn nhất định. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa ngáy, đau rát khó chịu khi ngồi hoặc mặc đồ quá bó.
  • Hắc lào ở chân, tay: Triệu chứng hắc lào ở tay, chân thường xuất hiện ở các kẽ ngón và mặt mu bàn chân, tay. Tương tự như các vị trí hắc lào khác, tình trạng hắc lào ở da chân gây ra những cơn ngứa liên tục, kèm theo da chết, nóng rát, phồng nhẹ khiến người bệnh rất khó chịu. Cơn ngứa nghiêm trọng nhất tại vị trí kẽ ngón chân, tay, cánh tay.
  •  Hắc lào ở mặt, cổ: Dấu hiệu ban đầu là tình trạng nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở da mặt, cổ. Tại một số nơi có thể xuất hiện mụn mủ kết thành dạng tổ ong, ngoài da phồng rộp, chảy nước. Nếu hắc lào ở cổ, mặt nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng máu và gây ra viêm hạch bạch huyết, để lại sẹo xấu.
  • Bệnh hắc lào đa sắc: Triệu chứng không có biểu hiện cụ thể, ban đầu là những cơn ngứa nhẹ và người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Kèm theo đó, vùng bị hắc lào sẽ có nhiều màu sắc khác nhau (màu trắng hồng hoặc màu nâu sậm), các đốm hắc lào có hình tròn viền rõ. Những vị trí chủ yếu bị bệnh là vùng ngực, lưng, cổ và đôi khi ở mặt. Tại vùng da bị nhiễm bệnh có màu sắc khác biệt hẳn so với những vùng da còn lại.

Kỹ thuật chẩn đoán hắc lào

Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, bác sĩ thực hiện chẩn đoán bằng cách kiểm tra da. Bác sĩ lấy một mẫu da nhỏ tại vùng bệnh để xét nghiệm và phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả phân tích chẩn đoán hắc lào thường có sau vài ngày.

Bệnh hắc lào có tự khỏi được không? có nguy hiểm?

Hắc lào là bệnh lý da liễu không nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) cho biết: Hắc lào có thể tái phát lại nhiều lần, bệnh chỉ thực sự hết khi các vi nấm bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.

Vì thế người bệnh không nên chủ quan để bệnh tự khỏi mà bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phù hợp. Những hệ lụy khi không điều trị bệnh sớm sẽ khiến biến chứng lào nặng, lan rộng ra những vùng da khác và gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti. Ngoài ra khi các vết hắc lào biến chứng thành vết thương hở sẽ dễ bị nhiễm trùng, vùng da bị chàm hóa và tái phát liên tục.

Vì thế người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ khi nhận thấy sự xuất hiện của các mảng da gây ngứa, đỏ, kèm theo các vết tròn đỏ có viền, vùng da bị phồng rộp. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh hắc lào, người bệnh nên thăm khám sớm trong vòng 1 – 2 tuần đầu để được hướng dẫn điều trị bằng thuốc không kê toa.

Đối với những trường hợp vùng hắc lào bị nhiễm trùng, bệnh nhân nên liên lạc sớm với bác sĩ để tránh nguy cơ bội nhiễm. Các dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn cần cảnh giác bao gồm:

  • Tình trạng đau nhức, sưng, mẩn đỏ, nóng rát và hoạt tử có diễn biến phức tạp.
  • Vùng da phồng rộp lan rộng, các vết đỏ lan ra ngoài khu vực nhiễm bệnh
  • Tình trạng chảy mủ, có dịch ngoài da, phát ban vẫn còn lan rộng sau khi điều trị.
  • Sốt cao hơn 38°C và không rõ nguyên nhân (dấu hiệu nhiễm trùng máu).

Phương pháp điều trị bệnh hắc lào

Mặc dù hắc lào là một bệnh lý đơn giản, nhưng việc điều trị bệnh tương đối mất nhiều thời gian để có thể loại bỏ hoàn toàn các vi nấm gây bệnh. Thời gian điều trị kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của người bệnh. Trong chữa bệnh hắc lào, có những nguyên tắc điều trị cần được tuân thủ là:

  • Người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc uống, thuốc bôi do bệnh dễ tái phát
  • Người bệnh không sử dụng chung vật dụng và quần áo cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm triệu chứng ngứa trong giai đoạn bệnh mới khởi phát.

Hắc lào bôi thuốc gì theo Tây y?

Điều trị thuốc không kê toa được chỉ định cho những trường hợp nhẹ, bao gồm các loại kem, thuốc mỡ bôi da, thuốc dưới dạng bột trị nấm. Tuy nhiên các loại kem trị nấm kê toa bắt buộc phải được chỉ định bởi bác sĩ. Thời gian điều trị bằng thuốc bôi ngoài da trong 7 ngày, sau thời gian này mà bệnh không cải thiện thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác.

cách chữa bệnh Hắc Lào
Điều trị bệnh Hắc Lào bằng các loại thuốc bôi ngoài da là chủ yếu

Đối với các loại thuốc uống trị nấm được chỉ định cho những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. Người bệnh chủ yếu được chỉ định sử dụng các loại thuốc uống trị hắc lào (thường là griseofulvin hoặc terbinafine). Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc đầy đủ trong suốt quá trình điều trị như bác sĩ đã chỉ định. Tự ý chấm dứt liều dùng sớm sẽ khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn trong những lần sau.

Đối với một số trường hợp hiến, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng những loại thuốc gây biến đổi chức năng gan. Một số xét nghiệm diễn ra dùng để đảm bảo rằng gan đang hoạt động bình thường. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi liều lượng thuốc để đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng gan.

Dựa vào từng vị trí hắc lào trên da mà thời gian tác dụng của thuốc thay đổi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh nhân bị nấm toàn thân có xu hướng tiến triển tốt hơn trong tháng đầu điều trị. Sau đó là hắc lào ở da đùi thường có tiến triển tốt sau 2 – 8 tuần điều trị. Và thời gian điều trị nấm da chân thường có cải thiện lâu nhất trong 1 – 2 tháng điều trị.

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị hắc lào đa sắc, thời gian chữa bệnh bằng thuốc kéo dài từ 1 đến 2 tuần, nhưng có trường hợp kéo dài đến 1 tháng.  Việc sử dụng thuốc điều trị có thể mang đến hiệu quả khi bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các rủi ro xấu (kích ứng da, dị ứng, viêm da,…) có thể xảy ra.

Cách chữa hắc lào tại nhà theo mẹo dân gian 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị hắc lào không phải là giải pháp duy nhất, có không ít người bệnh thường có xu hướng áp dụng các mẹo  theo dân gian để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các chuyên gia Da liễu cho rằng, việc điều trị bằng thảo dược chỉ mang tính tạm thời vì không thể loại bỏ được hoàn toàn các vi nấm ký sinh gây bệnh.

điều trị Hắc Lào
Chữa Hắc Lào bằng tỏi được ứng dụng phổ biến trong dân gian

Hiện nay trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc chữa hắc lào từ các nguyên liệu thân thuộc. Phổ biến được áp dụng gồm có:

  • Chữa hắc lào bằng kem đánh răng: Sử dụng một lượng vừa phải kem đánh răng, hòa cùng 1 thìa giấm táo vào khuấy đều. Bôi hỗn hợp này lên da khoảng 30 – 40 phút và rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa nhanh chóng.
  • Dùng muối chữa hắc lào: Muối được dùng chữa hắc lào thường là muối sinh lý, muối biển hoặc muối Epsom. Sau khi vết thương được làm sạch, người bệnh sử dụng hỗn hợp nước muối thấm vào khăn bông và đắp lên da. Áp dụng ngày 3 đến 4 lần sẽ thấy hiệu quả.
  • Chữa hắc lào bằng chuối xanh: Người bệnh sử dụng chuối xanh thái thành lát mỏng rồi đem chà xát trực tiếp lên vùng da bị hắc lào. Cố định miếng chuối xanh tại vùng da bệnh để nhựa chuối tác dụng khử vi khuẩn tự nhiên.
  • Cách chữa hắc lào bằng cồn iot: Người bệnh sử dụng loại cồn iot dưới 5%.Trước tiên phải rửa sạch vùng da bị hắc lào, đợi da khô rồi dùng cồn iot bôi lên. Thực hiện mỗi ngày 3 lần trong 2 đến 3 tuần, kiên trì thực hiện hàng ngày đến khi triệu chứng cải thiện.
  • Cách chữa bằng tỏi: Sử dụng từ 2 – 3 nhánh tỏi đem đi giã nát, sau đó đắp lên vùng da bị hắc lào. Người bệnh nên sử dụng băng gạc quấn cố định thuốc trên da trong khoảng vài tiếng. Cố định hỗn hợp khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Khi áp dụng điều trị hắc lào theo cách dân gian, người bệnh sẽ nhận thấy những ưu điểm chính là giảm ngứa nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn. Tuy nhiên, điều trị theo cách này chỉ mang tính tạm thời chứ không trừ bệnh tận gốc. Do đó trong đa số các trường hợp, sau khi ngừng sử dụng bài thuốc thì các vết hắc lào vẫn có dấu hiệu tái phát và tiến triển nặng hơn.

Điều trị dứt điểm hắc lào bằng phương pháp Đông y 

Theo quan niệm của Đông y, bệnh hắc lào xuất phát từ yếu tố bên trong cơ thể. Khi can thận hư âm, khí huyết ứ trệ, cơ thể suy nhược sẽ dẫn đến tích tụ độc tố. Dần dần gây suy yếu hệ miễn dịch, trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh như phong tà, độc tà, sẽ khiến độc tố phát bên ngoài da, hình thành biểu hiện bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị nhằm loại bỏ các triệu chứng bên ngoài đều không đem lại tác dụng triệt để. Cách tốt nhất chính là tấn công vào căn nguyên gây bệnh, phục hồi kháng thể và ngăn bệnh quay trở lại.

Nguyên tắc điều trị lang ben - hắc lào theo Đông y
Nguyên tắc điều trị lang ben – hắc lào theo Đông y

Hiểu sâu sắc những triết lý đó, các bác sĩ tại trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu và bào chế nên bài thuốc Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào. Với những công dụng vượt trội, thành phần an toàn tuyệt đối, bài thuốc không chỉ nhận được sự tin dùng từ người bệnh mà còn được giới chuyên môn đánh giá cao. Thay vì mất nhiều thời gian cho những liệu trình dài hơi, dễ chán nản, bài thảo mộc đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1 liệu trình. 

Bài thuốc chứa đựng 3 thành phẩm riêng biệt gấp đôi dược tính

Không giống với phần đa các sản phẩm khác trên thị trường, bài thuốc Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào tập trung vào 3 tác động chính: loại bỏ triệu chứng, phục hồi làn da và tăng cường đề kháng. Như vậy, bài thuốc không chỉ giúp đào thải yếu tố gây bệnh mà còn giúp xóa tan nỗi lo sẹo thâm sau khi điều trị.

Bài thuốc được bào chế thành 3 chế phẩm nhỏ. Tùy thuộc vào công dụng và mục đích sử dụng sẽ có cách thức hoạt động, thành phần và dạng khác nhau. Tuy nhiên nhờ kết hợp khéo léo theo nguyên lý Đông y mà hỗ trợ, bồi dưỡng cho nhau, tạo nên kết quả như mong muốn. Đồng thời duy trì được tính linh hoạt, thể hiện qua việc gia giảm các dược liệu theo thể trạng và thể bệnh của từng người.

  • Bài thuốc Thảo mộc bôi ngoài da: Được bào chế dạng nước, bài thuốc tôi là bước đầu tiên góp phần quan trọng cho những bài thuốc đặc trị sau đó. Nhờ công thức bào chế ưu việt, bài thuốc dễ dàng thẩm thấu nhanh trong da, không gây bết dính hay bí tắc lỗ chân lông. Thảo mộc bôi ngoài da có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thu nhỏ diện tích, giảm ngứa, tiêu viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, giúp lành vết thương và phục hồi da như ban đầu.
  • Cao giải độc hoàn: Nhờ thành phần chứa nhiều thảo dược có tính kháng sinh cao, bài thuốc đem lại hiệu quả cao trong đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, khôi phục lại chức năng gan thận. Từ đó cân bằng âm – dương, điều hòa nội tiết.
  • Bình can hoàn: Bài thuốc bào chế dạng cao tiện lợi, dễ dàng uống trực tiếp hoặc tan nhanh trong nước ấm. Người bệnh tiết kiệm được thời gian đun sắc và mang đi xa. Bên cạnh việc hỗ trợ cho các bài thuốc còn lại, Bình can hoàn bồi bổ cơ thể, cung cấp dưỡng chất giúp phục hồi và tăng cường đề kháng, ngăn trở bệnh quay lại.

Thành phần an toàn tuyệt đối nhờ thảo dược chất lượng cao

Trong quá trình nghiên cứu hơn 100 loại thảo dược khác nhau chủ trị các bệnh da liễu, các bác sĩ đã chọn ra hơn 20 loại phù hợp nhất. Không dừng lại ở đó, nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa cơ địa người Việt hiện đại và cổ xưa đòi hỏi các bác sĩ cần có sự đổi mới trong công thức bào chế. Trải qua quá trình nghiên cứu và thực địa tại các vườn thảo dược khác nhau đã giúp các chuyên gia tìm thêm nhiều giống thuốc quý và cách kết hợp tối ưu nhất.

Vườn thảo dược chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược, đặc biệt phải kể đến một số thành phần quý hiếm như Phòng phong, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh, xích đồng, kim ngân hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, bồ công anh, cúc tần, hồng hoa, ngải cứu, tang bạch bì, bách bộ…

Bên cạnh tính hiệu quả, trung tâm Thuốc dân tộc luôn duy trì và đảm bảo tính an toàn cao trong hầu hết các bài thuốc. Các thảo dược đều được chọn lọc từ các giống cây tốt nhất và trải qua quá trình chăm bón hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc kích thích, bào chế với công nghệ cao chuẩn GMP – WHO với sự giám sát nghiêm ngặt. Nhờ đó, 100% nguồn nguyên liệu của trung tâm đều đạt tiêu chuẩn Quốc tế GACP – WHO. Chứng minh bài thuốc an toàn tuyệt đối cho cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…

Hiệu quả được kiểm chứng trên gần 4000 người dùng cho thấy:

  • 83,6% bệnh nhân khỏi hắc lào chỉ sau 2 – 4 tháng điều trị, kết hợp chế độ kiêng khem hợp lý.
  • 11,6% trong số đó nhận thấy giảm rõ rệt các triệu chứng chỉ sau 2 tuần
  • 8% còn lại không nhận thấy sự lây lan của vết viêm nhiễm nhưng do môi trường làm việc đặc thù, không bảo đảm lối sống khoa học nên kéo dài thời gian điều trị hơn 4 tháng.

Hắc lào ăn gì, kiêng gì và biện pháp phòng ngừa

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh hắc lào khó phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Người bệnh phải chủ động kết hợp nhiều phương pháp, từ sử dụng thuốc kết hợp với các thói quen sinh hoạt để phòng tránh tái phát. Những nguyên tắc phòng tránh được khuyến khích gồm có:

Khi bị Hắc Lào nên bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây để tăng cường miễn dịch
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa đều đặn để tránh lây lan nhiễm trùng. 
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và vitamin E để tăng sức đề kháng.
  •  Hạn chế thực phẩm tăng nguy cơ dị ứng như: hải sản, thịt gà, thịt bò, bia rượu, chất kích thích, trứng, sữa…
  • Giữ cơ thể luôn được mát và khô ráo, tránh để cơ thể ẩm ướt do đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại động vật bị nhiễm bệnh (động vật có mảng da thiếu lông). 
  • Không nên dùng chung quần áo và đồ dùng cá nhân với người khác. 
  • Không nên sử dụng chung nhà tắm ở những nơi công cộng.
  • Người bệnh nên mặc đồ lót thoải mái, hạn chế mặc quần áo dày và bó sát khi trời nóng.
  • Sử dụng vớ cotton và giày đế mềm có lỗ thông hơi để giữ bàn chân luôn khô ráo.

Bệnh hắc lào tuy diễn ra phổ biến nhưng ít được quan tâm chú ý điều trị. Muốn loại bỏ bệnh hắc lào cần đi sâu vào căn nguyên của bệnh, loại bỏ vi khuẩn và nấm hoàn toàn mới đem lại hiệu quả điều trị tối ưu và lâu dài. Bạn đọc mong muốn điều trị hắc lào bằng liệu pháp thảo dược Đông y hiệu quả và an toàn có thể liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc qua địa chỉ sau:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 –  0983 059 582

Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972 606 773

Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699

Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

 

Ngày Cập nhật 14/09/2022

Bình luận (51)

  1. Dương Minh Quân says: Trả lời

    Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc mình đọc một số báo nổi tiếng thấy có nói đến. Chắc là phòng khám này chất lượng cao, không biết ai đến trực tiếp nhà thuốc chưa cho mình xin chút ý kiến về phòng khám đặc biệt là bác sĩ ở đó, có đúng như trên đội ngũ trên mạng nói không ạ?

    1. Trà My says: Trả lời

      Tôi đã đi khá nhiều phòng khám đông y thì thấy phòng khám của thuốc dân tộc là tôi thấy hài long nhất. Phòng ốc rất sạch sẽ thoáng mát, nhân viên thì rất nhiềm nở và chu đáo đặc biệt là bác sĩ rất giỏi. Bắt mạch kê đơn rất đúng bệnh. trước tôi được bác sĩ Mai điều trị. Bác sĩ rất nhiệt tình chu đáp hỏi thăm bệnh nhân các thứ.

    2. Quan-Vp says: Trả lời

      Chồng em thì bị hắc ;lào ở vùng lưng và bụng, nhà Em ở xa không đến đến được trực tiếp nhà thuốc phải gọi điện nhờ bác sĩ gửi thuốc về điều trị thì thấy bệnh dùng có 2 tháng đến nay vẫn không thấy bị tái lại. Trong thời gian dùng thuốc thì bác sĩ gọi điện hỏi thăm tận tình lắm. Em nhớ hồi đo là bác sĩ Tuyết Lan tư vấn điều trị cho chồng em.

    3. Phan Tuyết Anh says: Trả lời

      Tôi thì không biết hết các bác sĩ ở trung tâmchỉ biết mỗi bác sĩ Tuyết Lan tham gia chương trình sức khỏe lên kênh vtv2 điều trị cho mình.Công nhận là bác sĩ giỏi thật. Mà thấy bác ý được vtv2 mời tham gia nhiều lắm.

  2. Lisa Trần says: Trả lời

    Em cũng nghe thấy trung tâm ứng dụng thuốc dân tộc này chữa bệnh hắc lào rất hiệu quả được một thời gian rồi. Chòng em đang bị bệnh này ở vùng cổ vlưng gáy. Moi người cho em hỏi điều trị bằng bài thuốc của nhà thuốc thuốc dân tộc thì tiens triển làm sao, có nhanh khỏi ko ạ? Như chồng em bị 3 năm rồi thì dùng khoảng bao lâu có thể khỏi được ạ?

    1. HUyền Trang 90 says: Trả lời

      Em bị nhẹ có mới lên 1-2đốm đọc được bài viết này áp dụng thì thấy hiệu quả lắm. Chia sẻ cho anh chị nào mới bị có thể áp dụng này https://www.chuyenkhoadalieu.net/cach-tri-benh-lac-dong-tien-bang-bai-thuoc-dan-gian.html

    2. Lisa Trần says: Trả lời

      Chắc chỉ hiệu quả với người bị ít mới mắc thôi bạn chứ mình cũng làm cho chồng đủ thứ các cách dân gian rồi mà vẫn vậy, không thấy biến chuyển gì đâm ra giờ nản quá đi mất.

    3. Mai Linh Nguyễn says: Trả lời

      Điều trị bằng đông y thì phải kiên trì hơn thuốc tây y rồi, nhưng kết quả thì nó được tân gốc không tái phát lại. Mấy năm trước em bị lác đồng tiền ở đùi với vùng mông điều trị mất hơn 2 tháng thì khỏi thật. Còn trước đó em điều trị bằng thuốc tây mỗi liệu trình chỉ trên dưới 1 tuần nhưng cứ một thời gian là nó lại bị lại.

    4. Hứa V Cường-MC says: Trả lời

      Ngày xưa anh bị bệnh này ngoài cổ với lưng anh còn bị cả ở tay nữa. Rất ngứa rất khó chịu. Nhiều hôm mất ngủ vì nó. Điều trị nhiều nơi không khỏi chuyển sang bài thuốc của của trung tâm thuốc dân tộc trong 3 tháng thì khỏi. Nói chung điều bằng thuốc đông y thì phải kiên trì mưa rầm thấm lâu. Ban đầu dùng thì nản lắm, hết tuần đầu mới cảm nhận được tác dụng giảm ngứa. Hết tuần thứ 2 thì ngứa giảm đi nhiều và các vùng da bớt đỏ hơn, mụn nước không mọc nữa.Cứ như vậy các triệu chứng giảm và da phục hồi dần lên.đến hết tháng thứ 3 thì khỏi hoàn toàn từ triệu chứng và da của mình.

  3. Nguyễn Gia Linh says: Trả lời

    Cháu bị hắc lào cách đây 2 năm, nay đã chữa khỏi rồi nhưng vùng da đấy thâm đen lại, nhìn trông rất xấu. Có cách nào để trị thâm đen không ạ? Bạn cháu bảo phải đến các trung tâm da liễu bắn lase gì đó nhưng cái đấy tốn kém lắm.

  4. MinhLy says: Trả lời

    Em muốn dùng thuốc đông y nhưng đọc báo thì thấy thuốc đông y bây giờ nhiều thuốc giả thuốc kém chất lượng quá, sợ uống không những không khỏi nó còn bị tác dụng phụ thì chết. Không biết thuốc của nhà thuốc chất lượng như thế nào ạ? Đọc thấy họ bảo nguồn thuốc 100% tự nhiên???

    1. Hà Thu Trang says: Trả lời

      Mình đã từng điều trị bệnh hắc lào còn mẹ mình thì điều trị bệnh viêm da cơ địa và thấy hiệu quả tốt lắm không thấy tác dụng phụ gì cả. Chắc là thuốc phải tốt thì mới được như vậy.

    2. Tình-HD says: Trả lời

      Trung tâm thuốc dân tộc họ tự trông dược liệu để điều trị cho bệnh nhân, trồng ở khu gần nhà em nhiều lắm. Em có mấy người thân làm việc trông thuốc cho họ. Thuốc tự trồng trong nước nên chắc không co thuốc giả và không có nhiều chất bảo quản đâu.

  5. Quang Hưng says: Trả lời

    Nhà thuốc có trị cả bệnh lang ben đúng không? Tôi đi bị bệnh lang ben ra hiệu thuốc cũng thấy người ta bán cho mấy loại thuốc như trong bài viết, không nhớ hết nhưng tôi nhớ là đã từng dùng loại ketoconazol. Nhưng vẫn chả khỏi được thật mà vẫn bị lại. Hiện tại thì ở vùng cổ mặt và lưng của tôi bị rất nhiều những đốm trắng to nhỏ khác nhau và ngứa.

    1. Thịnh-1970 says: Trả lời

      Cả 2 bệnh đều do nấm gây lên. nên tây y chỉ cho bôi kháng sinh chống nấm giống nhau như vậy. Tôi thấy lắm người điều trị bằng thuốc tây không khỏi cuối cùng vẫn phải chuyển sang thuốc đông mới khỏi đấy.

    2. Trần Quang Vương says: Trả lời

      Bác đến ngay nhà thuốc dân tộc mà chữa bằng đông y, em cũng bị lang ben lâu năm bôi thuốc các kiểu không khỏi sau thế nào còn bị thêm 1 vùng da bị hắc lào nữa chứ. Rồi may mắn dùng thuốc của nhà thuốc này khỏi đấy. Sau đấy em giới thiệu cho một số người cũng thấy khỏi luôn. Nhưng dùng thuốc này thì bác phải kiên trì hơn thuốc tây y đấy vì tác dụng nó chậm chứ không có nhanh như tây y

  6. hoanhoan says: Trả lời

    toi bi hac lao hon 5 nam nay, chua nhieu noi den bay gio van chua co khoi, cho da bi hac lao co do do hon nhung van rat ngua khi bi ngam mo hoi. toi thi cung da chua ca dong y ca tay y roi ma co ve nhu khong hop thuoc nen khong khoi dc, cac bac da ai chua khoi roi mach toi cach chua voi.

  7. Hồ Thị Mơ says: Trả lời

    Bé nhà em được 5 tuổi. Đang bị bệnh hắc lào này ở lưng và mông. Trong nhà không ai bị cả, mà em vệ sinh cho cháu rất sạch sẽ, chắc tại cháu bị lây các bạn trên lớp. Trước đây mấy tháng bé cũng bị 1 lần rồi nhưng nhẹ chỉ 2-3 nốt, em ra hiệu thuốc mua thuốc bôi thì khỏi. Giờ bị lại và thấy bị nặng hơn nhiều nốt hơn. Tìm hiều thì thấy bệnh này có thể điều trị bằng thuốc đông y, có ai đã sử dụng thuốc đông y điều trị chưa? Có hiệu quả không ạ?

    1. Dương Thu Uyên says: Trả lời

      Cháu bé như thế này mà đã bị rồi, không điều trị đúng không những không khỏi mà sau này càng nó càng nặng ra nhiều biến chứng khác nữa thì chết. Hiện tại các bệnh về trẻ con nói chung em thấy mọi người điều trị bằng thảo dược là chủ yếu vì nó khỏi được tận gốc mà không tác dụng phụ.\

    2. Vũ Hùng Dũng says: Trả lời

      Bệnh này hay bị lại lắm chú ạ.Anh bị rồi anh biết. Mới bị vậy thì nên chữa bằng thuốc thảo dược mới khỏi được tận gốc luôn, tránh được việc tái lại về sau.Tuy nhiên điều trị thì se phải kiên trì hơn thuốc tây y.

    3. Lông Bông says: Trả lời

      Mới bị thì chịu khó dùng đông y cho từ sau đỡ bị lại bạn à. MÌnh trước đây bị ở tay với cổ, may mẹ mình đang điều trị bệnh dạ dày ở phòng khám của trung tâm thuốc dân tộc mua thuốc về cho mình luôn. Mình uống với bôi thì khỏi thật luôn không bị lạ bao giờ nữa.

    4. Hoàng Tuân 40 says: Trả lời

      Thằng cu nhà mình trước đây lúc 3 tuổi cũng bị bệnh hắc lào khá là nặng, bị ở cổ, nách, bung .Đợt đó cả nhà đều vất vì nó, ngứa ngáy quấy khóc không ai yên được. Mới đầu định đi chữa bằng thuốc tây, nhưng bà nội sợ dùng thuốc tây hại cháu nên bắt dùng thuốc đông y của nhà thuốc dân tộc nơi bà đang điều trị thoái hóa khớp gối.Mình cũng phải nghe theo và đưa cháu đến khám và lấy thuốc điều trị trong 2 tháng thì khỏi. Giờ con đã 6 tuổi rồi không bị lại lần nào.Mình thấy thuốc đông y hiệu quả đấy bạn cho bé dùng đi.

    5. Nguyễn Thi Thảo says: Trả lời

      Cháu nên điều trị cho con bằng thuốc đông y cho an toàn và được tận gốc.Cháu nội cô trước đây cũng bị bệnh này và điều trị bằng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc khỏi,giờ nó lớn lắm rồi mà không thấy bị tái phát lần nào.

    6. Lưu Luyến says: Trả lời

      Kiều này là bị lây từ lớp học ròi chị ạ. Con em ngày trước cũng vậy, bị lây từ các bạn trên lớp. Cứ ra hiệu thuốc mua thuốc bôi thì khỏi, nhưng cứ một thời sau lại bị lại và bị nặng hơn những lần trước.cảm giác cứ điều trị như vậy không khỏi được, em nói chuyện với chị hàng xóm thì chị giới thiệu cho đến trung tâm thuốc dân tộc chữa bằng đông y. Em đưa con đến điều trị thì thấy khỏi thật luôn. Mà trộm vía từ lúc uống thuốc của bên thuốc dân tộc này, con em còn ăn uống được hơn nên tăng cân trông thấy luôn chị ạ, chứ trước kén ăn lắm nên cả nhà cũng khổ sở

    7. Quang-TPHCM says: Trả lời

      Thuốc đông y chữa bệnh này hiệu quả lắm. Cả 2 bố con mình lây nhau và đều chữa ở trung tâm thuốc dân tộc và khỏi đấy.

  8. Men Hương Quê-VP says: Trả lời

    Em năm nay 30 tuổi. Lần này là lần đầu tiên em bị như thế này. Hai ngày trước trên ngực em thấy có 1 vùng tròn kích thước khoảng 2 cm đỏ lên và rất ngứa, trên nền của nó có các mụn nước nối lên rất bé. Càng ngày càng thấy ngứa và rát, nó đang có hiện tượng lan sang vùng da khác nữa. Em lên mạng thì thấy nó khá giống với bệnh lác đồng tiền và bệnh có nguy cơ tái phát rất nhiều, đọc cách điều trị thì chỗ bảo dùng thuốc tây chỗ thì bảo dùng thuốc đông y mới tốt và triết để. Các bác ai chữa rồi cho em xin ý kiến zới…

    1. Hong Hanh Nguyen says: Trả lời

      T nghi la ban nen di kham bsi ktra cho chac chu benh nay cung kha giong benh viem da co dia hay la cham nua do, hoi dau t cung cu nghi t bi viem da co dia mua thuoc ve boi cac kieu ma ko do, sau di kham bsi moi bao day la hac lao ma.

  9. Phạm Thu Nga says: Trả lời

    Bệnh lác đồng tiền có phải là bệnh hắc lào không ạ? Em bị từ lâu rồi nổi kiểu như dát màu nâu nâu đỏ đỏ đi ra hiệu thuốc họ bảo lác đồng tiền cũng bỗi một thay đổi mấy loại nhưng cứ khỏi xong lại bị lại. Giờ muốn mua thuốc đông y kia thì làm thế nào ah?

    1. Dương Liễu says: Trả lời

      Hắc lào với lác đồng tiền là 2 tên khác nhau của một bệnh thôi. Năm ngoái mình cũng bị bệnh này, mới đầu một vùng da ở trên tay nó đỏ lên, ngứa và nổi bé quanh viền. Bôi ketodexa ban đầu khỏi xong lại bị lại. Sau đó chuyển sang thuốc đông y thì khỏi thật luôn.

    2. Mi-34 says: Trả lời

      Ngày trước đi khám ở thuốc dân tộc bác sĩ Quyên khuyên bệnh này vừa phải dùng thuốc đúng và vừa phải vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là là phải kiêng mặc quần áo ẩm mới khỏi được triệt để.

    3. Long Hoa says: Trả lời

      2 bệnh là 1 đó bạn ạ. Trước đây mình đi khám bác sĩ bảo vậy. Trước đây mới lên nhẹ mình bôi nhựa của quả chuối xanh là khỏi, nhưng chắc vì công việc làm thường xuyên ra mồ hôi ẩm ướt nên lại bị lại và tái phát nhiều lần.Cũng dùng thuốc tây nhiều nhưng vẫn thấy bị lại giờ cũng muốn chuyển sang thuốc đông y xem sao.

    4. Juny Nguyễn says: Trả lời

      Bệnh dễ mà lại khó. Nếu ban đầu bị cái mà điều trị đúng luôn thì khỏi luôn, không đứng thì cứ tái đi tái lại rất khó khỏi. Năm ngoài tôi và ông bạn lây bệnh của nhau hay sao mà cả 2 cùng bị. Vì đang bị bệnh viêm dạ dày nên tôi rất quan tâm đến vấn đề dùng thuốc còn ông bạn thì vẫn khỏe nên coi thường.Ban đầu rủ điều trị bằng đông y thì không chịu vì ngại thời gian dùng dài và lệch kêch nên ra hiệu thuốc bôi thuốc linh tinh. Kết quả là sau mấy ngày ông ấy thấy khỏi, còn tôi phải sau hơn 1 tháng mới khỏi. Nhưng kết quả cuối cùng là đến giờ 2 năm rồi tôi không bị lại lần nào còn ông ấy đã bị lại mấy lần rồi hiện tại sau đợt đi công tác về lại thấy có dấu hiệu tái lại lần tiếp theo.

    5. Đinh Linh-HaGiang says: Trả lời

      Bệnh mà cứ tái đi tái lại là mạn tính rồi, thuốc tây y không điều trị được tân gốc đâu. Bạn Nga có thể tham khảo bải thuốc đông y này trị về bệnh da liễu rất tốt chữa được cả bệnh lác hắc lào và cả bệnh lang ben luôn.Mình cũng tham khảo thông tin của bên này thấy ok nhất trong các bên nên cũng vừa liên hệ đặt 1 tháng thuốc xong bạn ạ, thuốc thì chưa dùng nên chưa feedback được cụ thể, nhưng mà dịch vụ bên này thì rất ok, bác sĩ hỏi với tư vấn rất kỹ, hơn nhiều so với đi bệnh viện
      https://www.chuyenkhoadalieu.net/bai-thuoc-chua-tri-benh-hac-lao.html

  10. M.D says: Trả lời

    hình như tui bị hắc lào đa sắc, thấy vùng da cả màu trăsng hồng lẫn nâu ở chỗ cánh cẳng tay trái, cái này có khó chữa hơn hắc lào thông thường không đây @@

  11. Phú Hà says: Trả lời

    Hiện tại vùng bẹn và mông của tôi đang bi nổi các vùng dát đỏ, gần giống với với tổn thương trong hình. Rất ngứa ngáy và khó chịu, gãi nhiều quá nó còn chợt cả ra. Trước đây tôi đã bị 2 lần như vậy rồi. Ra hiệu thuốc mua thuốc thì người bán thuốc bảo là bị hắc lào và cho thuốc bôi về điều trị. Chắc tại do làm công việc ra mồ hôi ẩm ướt thường xuyên nên hay bị lại. Thuốc tây còn không khỏi thì liệu dùng thuốc đông y có khỏi được không?

    1. Trọng Có-XP says: Trả lời

      Tôi cũng giống ông bạn, bị ở vùng nhạy cảm khó chịu thật. Bôi bao nhiêu loại thuốc mà cứ hay bị lại.Giờ chắc chỉ có thuốc đông y thì may ra mới chữa được khỏi thật.

    2. Luka says: Trả lời

      Bệnh hắc lào này thì bạn phải mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để da mình được khô hơn tránh ẩm ướt trong thời gian lâu. Với vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ với nguwoif khác, trước mình cũng chủ quan mấy lần quần áo ẩm chưa khô mà vẫn cứ mặc thành ra bệnh mới lan ra rộng :((

    3. Tran Trung Tam says: Trả lời

      Em bị hắc lào ở tay đã khổ rồi mà bị ở vùng nhạy cảm này thì còn khổ hơn nhiều.Công việc như vậy hay ẩm ượt hay bị bị lại lắm dung thuốc tây không khỏi được thật đâu. Anh chuyển sang dung thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc đi. Ở đó chữa đông y tốt lắm, em và bạn em chữa ở đấy rồi. Sau này không biết có bị lại không nhưng mấy năm rồi không thây vấn đề gì về da nữa.

    4. Ánh Hồng says: Trả lời

      Chồng mình cũng bị hắc lào ở bẹn,mông nó còn lan xuống đùi nữa.Đang điều trị bằng thuốc của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc gòm thuốc uống với thuốc bôi thì thấy tiến triển tốt lắm. Bạn thử đến đó điều trị xem.

    5. Phú Hà says: Trả lời

      Bên nhà thuốc đó chỉ có thuốc uống với bôi à mng, có loại thuốc nào để tắm rửa không? Tôi nghe ông bạn mách mua nước muối sinh lý về tắm mà thấy tốn quá, mỗi lần tắm chỉ dội người thôi mà mất 3, 4 chai rồi còn đâu.

    6. Tran Trung Tam says: Trả lời

      Em thì được bác sỹ kê thêm thuốc lá thảo dược để về đun tắm, Tắm là đấy vừa sạch da sát trùng da mà vừa đỡ ngứa đi đó anh. Còn không thì có thể mua loại sữa tắm dịu nhẹ an toàn cho da có độ ph thích hợp, nchung là anh cứ hỏi bác sỹ là họ sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cho.

  12. Toan anh says: Trả lời

    Da co anh em nao chua hac lao bang cach dung thuoc danh rang hay la dap toi chua, co an thua khong khong biet, thay cach co ve don gian nen toi dinh thu xem.

  13. Vũ Quốc Anh says: Trả lời

    Cho hỏi, tôi mới bị 1 tháng gần đây, mới chỉ tự điều trị ở nhà bằng thuốc mà hiệu thuốc kê cho nhưng không thấy đỡ. Hiện tôi đã dừng thuốc uống và chỉ dùng thuốc bôi, cảm giác bôi xong thấy người dính dính mà tắm bằng xà phòng thì lại thấy tình trạng nặng hơn, có vẻ ngứa hơn ban đầu. Nay đọc bài viết thì mới biết hóa ra xà phòng không phì hợp cũng có thể làm nặng tình trạng, vậy cho tôi hỏi tôi có thể tắm và vệ sinh bằng nước gì để sạch sẽ mà không làm tăng tình trạng bệnh.

    1. Quang NTT says: Trả lời

      Đúng rồi. bệnh này là k nên dùng xà phòng sữa tắm gì đâu, nghe đâu tắm xà phong thay đổi ph da nấm mốc sẽ phát triển thuận lợi hơn. cẩn thận thì anh ra chợ làm nắm lá xông tắm , toàn lá cây cối như kinh giới, tía tô, mùi.. các kiểu tắm thì tốt hơn hoặc lấy lá trầu không đun tắm cũng sát khuẩn tốt. Còn tắm bằng nước không thì sợ da không sạch. Em sưu tầm mấy bài thuốc dân gian điều trị bệnh này này, anh thử áp dụng thêm xem thế nào http://www.chuatribenhviemda.com/cach-chua-benh-hac-lao-bang-phuong-phap.html

  14. Mẹ Min says: Trả lời

    Cho em hỏi con gái em nay được 3 tuổi, gần đây mẹ nhận thấy trên da bé có những vết loang lổ, mà trắng và hồng xem kẽ nhau, đầu tiên xuất hiện thành từng nốt nhỏ, sau đó lan rộng ra thành một mảng. Mảng da đó se lại thì có viền nổi bật, tách biệt với vùng da xung quanh, đôi khi chúng hơi ngứa, có vẩy và có thể bị bong ra, khi cạy sẽ rơi như bụi phấn. thấy bé ngứa và gãi nhiều. Liệu có phải bị hắc lào không các mom? Bé như thế thì có dùng được thuốc thảo dược của trung tâm thuốc dân tộc kia không?

    1. Thanh Hằng says: Trả lời

      Mẹ Min ơi, có vẻ giống hắc lào đó bạn. ngày trước bé nhà mình cũng bị gần giống thế, mình cũng phân vân không biết dùng Đông Y hay Tây y để điều trị cho bé, y như bạn bây giờ vậy. Và sau một hồi phân vân thì mình đã quyết định dùng Tây Y vì nghĩ Tây y thì sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Nhưng sau 1 thời gian dùng tây y cho con thì mình nhận ra là không phải như vậy. Lúc ấy mình đưa con đi khám và được bác sĩ kê thuốc cả bôi cả uống. 1 ngày đầu thấy cháu có vẻ đỡ ngứa và không khó chịu nữa thì mình rất yên tâm, nghĩ là cứ điều trị như vậy thì sẽ ổn nhưng sau 3 ngày dúng thuốc thì mình nhận thấy cháu bắt đầu có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy rồi buồn nôn, lại còn hay kêu nhức đầu nữa. Lúc ấy mình sowjq úa mang cháu ra phòng khám thì được bác sĩ bảo đây là tác dụng phụ của thuốc, và kê cho mình 1 loại thuốc kháng nấm khác. Mình mang thuốc về nhưng cứ đắn đo sợ con lại có tác dụng phụ nên không cho cháu uống. Vậy là từ hôm ấy cứ đi xin lá khế, lá chó đẻ về nấu nước cho con uống, có hôm còn lấy cả hạt hồng xiêm để giã nát ngâm rượu bôi cho con, nhưng không ăn thua. Mẹ chồng mình mắng mình quá trời. Xong đến một hôm thấy bà nội cháu mang về một lọ thuốc giải độc và thuốc bôi da, mình sợ có thành phần corticoid thì mới lên mạng search thử thì thấy hóa ra nó là thuốc đông y của thuốc dân tộc, bà cũng bảo bà đã chụp ảnh gửi bác sĩ xem và nhờ bác sĩ tư vấn kê thuốc gửi về, nhưng để yên tâm hơn thì mình tìm được số điện thoại của bác sĩ nên gọi điển thẳng cho bác sĩ, thì được bác sĩ tư vấn và dặn dò rất kĩ lưỡng, mình yên tâm cho bé uống. 3-4 ngày đầu thì thấy cũng không có thayd dổi gì nhiều lắm, chỉ thấ cháu bớt gãi, ăn uống ngon miệng hơn, chơi ngoan hơn, đến ngày thứ 5 tự dưng bà nội bảo vùng da kia đều màu hơn rồi kìa thì mình mới để ý, đúng thật vùng da của bé bắt đầu trở lại như bình thường. Mình cho bé uống đến 20 ngày thì hết hẳn nhưng vẫn còn thuốc nên mình cho cháu uống đến 1 tháng thì thôi. Vậy mới bảo thôi thà cứ chậm mà chắc, thuốc Tây chữa hiệu quả và nhanh thật nhưng nhiều khi có tác dụng phụ, cháu lại ốm vì bệnh khác thì cũng mệt mom ạ.

    2. Mẹ Min says: Trả lời

      Bé nhà chị mấy tuổi thế chị? Thuốc uống có đăg lắm không chị? Con nhà em 3 tuổi bình thường khó cho nó uống thuốc lắm, chỉ sợ thuốc đông y đắng nó không chịu uống chị ạ

    3. Thanh Hằng says: Trả lời

      Bé nhà mình cũng gần 3 tuổi rưỡi đó bạn, bình thường cũng ghét uống thuốc lắm, hôm đầu lấy thuốc trung tâm vè cũng phải dỗ mãi mới chịu uống mà những hôm sau thấy tự giác uống lắm bạn, còn bảo với mình là mẹ ơi thuốc mùi thơm nhỉ :))) thế nên bạn cứ cho con đến khám lấy thuốc dùng thử xem đã.

    4. Trịnh Hoài Thương says: Trả lời

      Các chị ơi, thuốc được chế sẵn rồi đúng không? Hay là mua thang về tự sắc đun lên. Em thấy chị Hằng bảo lọ giải độc là thuốc thế nào vậy? Hình như còn có loại bình can gì đúng không? Trên thấy ghi giới thiệu thế 2 loại đấy cùng với thuốc bôi. Mà tiện cho em hỏi luôn thuốc bôi là dạng gì vậy?

    5. Thanh Hằng says: Trả lời

      Thuốc bôi là dạng lỏng ý em, mỗi lần mình lấy tăm bông thấm và bôi đều lên vùng da cho bé. Thuốc thảo dược nên cũng không sợ bị kích ứng da. Còn thuốc uống thì bên trung tâm họ bào chế dưới dạng cao rồi, mình pha với nước uống là được, mình cũng thấy có 2 loại là cao giải độc và cao bình can nhưng bác sĩ xem thì bảo cháu nhà mình chỉ cần dùng loại giải độc thôi. Chắc tùy bệnh mỗi người mà bác sĩ kê khác nhau đó.

  15. Toàn Năng says: Trả lời

    Đọc bài này mới thấy hóa ra nhiều thứ cần kiêng mà trước giờ mình không biết, đã thế lại còn thích ăn hải sản nên ăn suốt bảo sao cứ thấy ngứa vug da đấy mà không đỡ đi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *