Viêm Cột Sống Dính Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm cột sống dính khớp được xác định là một bệnh viêm mạn tính kéo dài. Tổn thương và đau nhức tại khớp vùng chậu, khớp tại cột sống và các chi dưới là đặc trưng của bệnh. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, một số đốt sống sẽ dính lại với nhau khiến vùng tổn thương bị sưng. Đồng thời gây ra nhiều khó khăn cho việc cử động làm vẹo, gù, tàn phế.

Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị
Bệnh viêm cột sống dính khớp và hình ảnh mô phỏng

Viêm cột sống dính khớp là gì?

Viêm cột sống dính khớp – Ankylosing spondylitis (AS) là một bệnh lý nguy hiểm. Bởi đây là một bệnh lý viêm mạn tính kéo dài. Đặc trưng của căn bệnh này là những tổn thương và cơn đau xảy ra trên các khớp ở vùng chậu, các khớp chi dưới và cột sống.

Bệnh tác động và khiến cho một số khớp dính lại với nhau. Từ đó làm sưng, gây khó khăn cho việc cử động dẫn đến vẹo, cù và tàn phế.

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh tác động và làm ảnh hưởng thêm nhiều khớp khác của cơ thể . Cụ thể như khớp gối, khớp háng, bàn chân, dây chằng. Đôi khi những triệu chứng của bệnh còn khiến gan, tim, phổi và nhiều bộ phận khác trong cơ thể gặp vấn đề.

Bệnh viêm cột sống dính khớp xảy ra do đâu?

Nguyên nhân khiến bênh viêm cột sống dính khớp xảy ra vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có mối liên hệ với yếu tố di truyền. Nếu cha, mẹ hoặc một số người thân trong gia đình bị viêm cột sống dính khớp thì tỉ lệ người bị bệnh sẽ tăng lên đáng kể.

Ngoài ra theo các chuyên gia, bệnh còn có mối liên hệ với gen HLA-B27. HLA-B27 là gen mang nhiệm vụ quy định kháng nguyên bạch cầu người.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp

Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng và có tính chất di truyền. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất ở nam giới và thường hình thành trước tuổi 35. Chỉ tồn tại một ít trường hợp bệnh xảy ra ở độ tuổi 45.

Bệnh viêm cột sống dính khớp thường có những biểu hiện tương tự các bệnh lý khác. Trong trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và điều trị, khớp xương tại những vùng tổn thương sẽ bị biến dạng. Hơn thế, bệnh nhân có thể bị tàn phế, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của xã hội và gia đình.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng và có tính chất di truyền
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng và có tính chất di truyền.

Triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp

Bệnh viêm cột sống dính khớp xuất hiện kèm theo những triệu chứng khó chịu và nghiêm trọng sau:

  • Đau vùng thắt lưng hoặc đau cột sống thắt lưng là triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm cột sống dính khớp. Cơn đau thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc vào buổi tối. Đi kèm theo cơn đau là triệu chứng cứng khớp. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra nếu cơn đau xảy ra trong lúc ngủ, bệnh nhân có thể thức giấc, khó chịu, không thể ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược vào buổi sáng hôm sau.
  • Tình trạng đau nhức lưng khởi phát từ các khớp xương tại vùng chậu. Cơn đau có thể phát triển mạnh và lan ra toàn bộ vùng cột sống hoặc chỉ khu trú ở khớp tổn thương. Ngoài ra tình trạng viêm khớp cùng chậu với những cơn đau hình thành tại vùng mông, ở một bên hoặc cả hai bên.
  • Khi xuất hiện, triệu chứng đau nhức khiến phần dưới xương cột sống của người bệnh cứng, kém linh hoạt. Trong thời gian này, bệnh nhân thường cải thiện triệu chứng đau nhức bằng cách nằm ngửa kê gối cao đầu hoặc nằm nghiêng co lưng tôm. Tuy nhiên cách làm giảm đau này thường dẫn đến biến chứng lưng bị gù không tốt.
  • Các bộ phận khác của cơ thể như khớp xương sườn, đầu gối, xương ức và vai cũng xuất hiện những cơn đau nhức.

Những triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân. Trong trường hợp này người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và điều. Nếu quá trình chữa bệnh không diễn ra kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng khó hồi phục.

Bệnh viêm cột sống dính khớp được chẩn đoán như thế nào?

Khi bệnh nhân đến chuyên khoa để khám bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp việc quan sát những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cùng với việc đặt những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, mức độ đau nhức, thời gian đau hay tiền sử gia đình… để xác định và có định hướng chính xác về bệnh. 

Sau quá trình chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất. Các xét nghiệm chuyên khoa có thể được xem xét và thực hiện gồm:

  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Kiểm tra bệnh lý bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mang lại chất lượng và giá trị cao như X-quang, cộng hưởng từ MRI. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa nhìn thấy rõ được hình ảnh tổn thương mô mềm, tổn thương xương. Đồng thời quan sát và đánh giá được bệnh lý, tổn thương xuất hiện theo từng năm. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu xem giúp xét và kiểm tra gen HLA – B27 là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến. Bởi gen HLA – B27 là gen liên quan đến bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm máu bác sĩ có thể xác định được sự có mặt của bệnh lý và tổn thương. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ tổn thương xương khớp có giá trị và có ý nghĩa cao trong việc chữa trị cho người bệnh.
Xét nghiệm máu xem giúp xét và kiểm tra gen HLA – B27 là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến
Xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh là 2 phương pháp chẩn đoán viêm cột sống dính khớp phổ biến

Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp

Việc sớm phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp là điều vô cùng quan trọng, cần thực hiện đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt nhiên bệnh nhân không được để bệnh lâu. Bởi nếu bệnh diễn biến xấu, bạn sẽ đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị bệnh gồm: Điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, vật lý trị liệu. Mục đích của quá trình chữa trị là chống đau, chống viêm, phòng ngừa tình trạng cứng khớp, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng cứng khớp của tư thế xấu và khắc phục hiện tượng dính khớp nếu có.

Điều trị không dùng thuốc

Điều quan trọng trong điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh nhân cần được giáo dục nhằm biết và hiểu rõ hơn về bệnh. Đồng thời kiên trì áp dụng một chế độ luyện tập phù hợp và kiên trì.

Bệnh nhân có thể điều trị vật lý hoặc luyện tập tại nhà đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân cần được bác sĩ giám sát về mức độ luyện tập. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể tập hợp theo nhóm hoặc tự tập một mình.

Điều trị nội khoa 

Thông thường để điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp và ngăn chặn những rủi ro không mong muốn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sau:

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid là thuốc được xem xét và lựa chọn đầu tiên trong đơn thuốc của bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có kèm theo tình trạng đau nhức nghiêm trọng hoặc/và cứng khớp. Trong trường hợp viêm kéo dài, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng loại thuốc này trong một thời gian dài. 

Tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc chống viêm không steroid, người bệnh cần lưu ý không sử dụng sai liều lượng để hạn chế việc mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn ở dạ dày, tim mạch và thận.

Để chữa bệnh với thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng một trong những loại sau: 

  • Celecoxib: Sử dụng Celecoxib 200 – 400mg/ngày. Dùng liều duy trì 200mg/ngày.
  • Meloxicam: Sử dụng Meloxicam 7,5 – 15mg/ngày.
  • Diclofenac: Sử dụng Diclofenac 75mg/ngày.
  • Etoricoxib: Sử dụng Etoricoxib 60 – 90mg/ngày.
Thuốc chống viêm không steroid
Việc dùng thuốc điều trị viêm cột sống dính khớp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn khi bệnh viêm cột sống dính khớp của bạn xuất hiện đồng thời với những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, giấc ngủ và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kết hợp thuốc giảm đau (các dạng kết hợp, paracetamol) đúng với sơ đồ sử dụng thuốc giảm đau của WHO.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được sử dụng cho những trường hợp cứng khớp, gặp khó khăn cho việc di chuyển vùng lưng hay đi lại. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm:

  • Thiocolchicoside: Sử dụng Thiocolchicoside 4mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Eperisone: Sử dụng Eperisone 50mg/lần x 3 lần/ngày.

Glucocorticoids

Tiêm corticosteroids tại chỗ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với những trường hợp tổn thương và viêm các điểm bám gân hoặc tổn thương và viêm kéo dài ở các khớp ngoại biên. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh xảy ra ở khớp háng, bệnh nhân cần được tiêm thuốc dưới sự hướng dẫn của siêu âm.

Các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa không khuyến cáo sử dụng corticosteroids toàn thân.

DMARD – Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh

Những loại thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh như Methotrexat, Sulfasalazine không được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân thể cột sống đơn thuần. 

Thuốc Sulfasalazine được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến tình trạng viêm khớp ngoại biên. Ở liều khởi đầu, người bệnh dùng 500mg/lần x 2 lần/ngày. Dựa vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tăng dần liều sử dụng thuốc Sulfasalazine phù hợp. Thuốc thường được sử dụng duy trì với liều 2000mg/ngày, chia thành 2 lần sử dụng và uống sau mỗi bữa ăn.

DMARD - Thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh
Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

Chế phẩm sinh học: Kháng TNFα

Chữa trị với thuốc kháng TNF

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thuộc Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp quốc tế – ASAS, chỉ định điều trị với thuốc kháng TNF cho những bệnh nhân có thể bệnh hoạt động dai dẳng mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị thường quy. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc cần tuân theo quy trình chỉ định chữa trị với các thuốc sinh học.

Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thể cột sống

Đối với những bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp thể cột sống, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn điều trị kết hợp thuốc kháng TNF cùng với thuốc chống viêm không steroid. Bệnh nhân không được sử dụng kết hợp thuốc kháng TNF cùng với nhóm thuốc thấp khớp làm biến đổi bệnh – DMARD kinh điển như Methotrexate và Sulfasalazine. 

Trong trường hợp bệnh nhân có đáp ứng kém với thuốc kháng TNF ban đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn chuyển sang kháng TNF thứ hai.Tiêm Etanercept 50mg dưới da một lần mỗi tuần hoặc tiêm dưới da Etanercep 25mg/lần x 2 lần/tuần.

Điều trị ngoại khoa

Khi người bệnh không có đáp ứng tốt với các phương pháp chữa bệnh nêu trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để chữa viêm cột sống dính khớp. Đồng thời phòng ngừa rủi ro không mong muốn. Điều trị phẫu thuật có thể được chỉ định gồm:

Phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng được xem xét và chỉ định cho những bệnh nhân có cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài, khả năng vận động bị hạn chế và hình ảnh X-quang có thấy rõ có phá hủy cấu trúc.

Trước kia, phương pháp phẫu thuật thay khớp háng thường cố gắng chỉ định ở những người lớn tuổi (có độ tuổi ít nhất 50). Tuy nhiên thời gian gần đây, tuổi tác không còn là một yếu tố cần thiết và cần quan tâm khi bác sĩ chỉ định thay khớp háng.

Phẫu thuật chỉnh hình đối với cột sống

Phẫu thuật chỉnh hình đối với cột sống chỉ được chỉ định khi cột sống của bệnh nhân bị biến dạng và không thể khắc phục bằng các phương pháp chữa trị thông thường.

Phẫu thuật ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có gãy cột sống cấp tính

Đối với bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có gãy cột sống cấp tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ xét chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có gãy cột sống cấp tính
Phẫu thuật ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp có gãy cột sống cấp tính

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp

Để phòng ngừa bệnh viêm cột sống dính khớp bạn cần:

  • Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia được đánh giá là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Bạn cần tránh sinh sống ở những nơi ẩm thấp. Đồng thời tránh mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, viêm nhiễm đường tiết niệu và viêm đường ruột.
  • Nên nằm trên ván cứng, nằm thẳng, tránh nằm võng, tránh kê độn (gối vag cổ)
  • Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Đồng thời điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không được để bệnh phát triển nặng. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh và rất khó để hồi phục.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh mãn tính kéo dài và rất nguy hiểm. Bởi cơn đau và tình trạng cứng khớp khiến bệnh nhân khó di chuyển, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp không sớm chẩn đoán và điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị gù, vẹo hay thậm chí là tàn phế.

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *