Bệnh thoái hóa cột sống – Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị để tránh biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa cột sống tác động trực tiếp tới các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, teo cơ, bại liệt… Do đó, nhận biết sớm triệu chứng, nguyên nhân và nắm rõ cách chữa trị phù hợp là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.

Thoái hóa cột sống là gì?

Cấu tạo cột sống gồm 33 đốt xương kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu và được xếp chồng thành khối. Mỗi đốt sống được liên kết với nhau bằng 1 đĩa đệm. Cột sống có vai trò như một trụ cột giữ cơ thể được đứng thẳng, hỗ trợ cho các chi vận động linh hoạt. Đồng thời bảo vệ các dây thần kinh và nội tạng.

Thoái hóa cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) hao mòn, tổn thương, bị mất dần cấu trúc và chức năng.

"<yoastmark

Đây là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai. Thường gặp nhất là người cao tuổi, người lao động nặng, dân văn phòng… Theo thống kê, có hơn 80% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa đốt sống, trong đó tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới.

2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa gồm:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thường xảy ra ở đốt L4 – L5, L5 – S1
  • Thoái hóa cột sống cổ: Các đốt C4, C5, C6, C7 dễ bị thoái hóa

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa cột sống:

  • Do tuổi tác: Tuổi cao khiến xương khớp yếu dần, cột sống bị bào mòn, thiếu hụt chất nuôi dưỡng khớp, dẫn đến tình trạng thoái hóa.
  • Lao động, sinh hoạt sai tư thế: Mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu… khiến cột sống bị tổn thương.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương do tập luyện ảnh hưởng đến cột sống, khiến bộ phận này yếu dần và thoái hóa.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Việc ăn uống không khoa học khiến cơ thể thiếu chất, không đủ dinh dưỡng nuôi sụn khớp và cột sống, từ đó dẫn đến thoái hóa.
  • Do thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực cao lên xương khớp và cột sống, lâu dần gây tổn thương.
  • Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã bị gù hoặc vẹo cột sống dễ bị thoái hóa hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Lười vận động, di truyền, u cột sống, rối loạn chuyển hóa, viêm đĩa đệm…

Nguyên nhân gây ra thoái hóa

Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp

Người bệnh thoái hóa cột sống lưng, cổ thường có những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức tại vùng thoái hóa: Những cơn đau âm ỉ tại vùng cổ hoặc lưng, tăng dần theo thời gian. Người bệnh bị đau dữ dội khi vận động, di chuyển.
  • Cơn đau lan sang vùng lân cận như tay, bả vai, hông, mông, đùi, chân…
  • Co cứng cơ vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Người bệnh có cảm giác mỏi, tê bì tay chân, giảm khả năng cầm nắm đồ vật và di chuyển do dây thần kinh chèn ép.
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, chóng mặt cho người bệnh.
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn….

Thoái hóa cột sống chữa được không? Bệnh có nguy hiểm không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp “Thoái hóa là căn bệnh thông thường, không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu chủ quan không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm“. Cụ thể như:

  • Hạn chế vận động: Người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, xoay người, cúi người, leo cầu thang…
  • Rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não: Các dây thần kinh chèn ép mạch máu, khiến lượng máu lưu thông lên não ít dần.
  • Hẹp ống sống: Tình trạng thoái hóa lâu ngày khiến các đốt sống bị thu hẹp, gây ngứa ran vùng cổ vai gáy hoặc từ thắt lưng xuống đến chân.
  • Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Người bị thoái hóa lưng nặng có thể gặp tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa…
  • Teo cơ, bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, khiến người bệnh mất khả năng vận động và lao động.

"<yoastmark

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể.

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và quá trình phục hồi bệnh. Theo bác sĩ Tuấn, người bị thoái hóa nên chú ý ăn và kiêng những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu Canxi: Xương ống, xương sườn, sữa…
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Lòng đỏ trứng, nấm, đậu nành, ngũ cốc….
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: Sụn bò, sườn…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Nên kiêng:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó…
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
  • Tinh bột: Cơm, bánh mì…
  • Đồ ăn nhiều đường và muối
  • Thực phẩm giàu Acid oxalic: Cà chua, việt quất, khoai tây, củ cải…
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì? Những cách chữa trị phổ biến nhất

Để lựa chọn được loại thuốc, phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh bằng cách:

  • Khám lâm sàng thông qua triệu chứng bên ngoài
  • Chụp X-Quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm máu toàn phần

Sau khi xác định chính xác mức độ thoái hóa, người bệnh có thể lựa chọn một trong những cách chữa dưới đây:

Chữa thoái hóa cột sống tại nhà

Trong dân gian lưu truyền những bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau, trị thoái hóa hiệu quả từ những thảo dược có sẵn tại nhà như: Xương rồng, lá lốt, ngải cứu, gừng, cỏ trinh nữ… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, hiệu quả thấp, bệnh không khỏi dứt điểm.

Xương rồng có tác dụng giảm đau, chữa bệnh thoái hóa hiệu quả
Xương rồng có tác dụng giảm đau, chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả
  • Chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng: Rửa sạch 2,3 bẹ xương rồng, bỏ gai. Hơ nóng xương rồng và chườm lên vị trí bị thoái hóa. Thực hiện ngày 2 lần.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, giã nát, lọc lấy nước cốt, pha thêm nước trắng và cho thêm 1 chút đường uống hàng ngày. Phần bã lá sao nóng và đắp lên vùng bị đau.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu tươi, để ráo. Cho vào chảo rang nóng cùng 1 chút muối hột. Để hỗn hợp vào khăn mỏng sạch và chườm lên vùng cột sống thoái hóa

Chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ bằng y học hiện đại

Đây là phương pháp được hầu hết bệnh nhân áp dụng để điều trị các bệnh về xương khớp. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng những cách chữa sau:

Uống thuốc Tây y (Điều trị nội khoa)

Các loại thuốc tân dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng, điều trị triệu chứng hiệu quả. Một số nhóm thuốc được dùng để chữa thoái hóa cột sống gồm:

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Acetaminophen… có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng loại thuốc này vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Diclofenac, Meloxicam, Aspirin, Ibuprofen… có tác dụng giảm đau và viêm sưng, giảm cứng khớp. Thuốc có thể gây tác dụng đối với hệ tiêu hóa và tim mạch.
  • Nhóm thuốc dạng bôi: Gel den, Profenid gel…
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin sulphate, Chondroitin… Có tác dụng giảm đau, giảm tác động hủy hoại sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa sụn cột sống. Thuốc cho tác dụng chậm, do đó thời gian đầu sử dụng cần phải kết hợp với thuốc giảm đau khác.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin…Được dùng trong trường hợp người bệnh bị chèn ép rễ thần kinh, dùng thuốc giảm đau thông thường không đỡ. Tuy nhiên, loại thuốc này dễ gây buồn ngủ và mệt mỏi.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… Có tác dụng giảm co cứng cột sống.
  • Vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).
  • Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng: Dùng trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều, dùng thuốc giảm đau không hiệu quả.

Lưu ý: Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc nếu lạm dụng. Do đó người bệnh không tự ý mua uống, nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc tây y giảm đau nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng vận động. Người bệnh có thể lựa chọn một trong các biện pháp sau: Kích thích điện, chiếu tia hồng ngoại, dùng sóng cao tần, kéo giãn cột sống, chườm nóng, từ trường, sóng ngắn…

Tuy nhiên, phương pháp này thường có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phải một cách chữa thoái hóa riêng biệt.

Phẫu thuật (Điều trị ngoại khoa)

Cách chữa này áp dụng với người bệnh có triệu chứng nặng, kéo dài, điều trị nội khoa không có kết quả. Hoặc trong trường hợp các dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, chân tay bị tê liệt, cột sống biến dạng, người bệnh khó vận động. Một số biện pháp phẫu thuật phổ biến gồm:

  • Mổ hở: Mổ tại vị trí đốt sống bị thoái hóa, khắc phục tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Mổ nội soi: Sử dụng thiết bị hiện đại can thiệp vào đốt sống tổn thương, loại bỏ viêm nhiễm.
  • Loại bỏ một phần đĩa đệm hoặc xương tổn thương, cố định cột sống.
  • Phẫu thuật ghép xương

Phương pháp phẫu thuật gây nhiều đau đớn cho người bệnh, rủi ro nhiễm trùng, chảy máu sau mổ cao.  Do đó, cách chữa này không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện.

Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa cột sống thuộc chứng Tý và Tích bối thống. Nguyên nhân gây bệnh là do phong hàn thấp xâm nhập, gặp vệ khí yếu, thận suy, cơ thể suy nhược gây ra tắc nghẽn, đau nhức.

Nguyên tắc trị bệnh của y học cổ truyền là đào sâu tận gốc, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ, bồi bổ sức khỏe để ngăn ngừa tái phát.

Để chữa bệnh, Đông y sử dụng các bài thuốc Đông y chiết xuất từ thảo dược tự nhiên (chủ yếu là thuốc nam), kết hợp với một số biện pháp vật lý trị liệu.

  • Cấy chỉ: Đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo, có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
  • Diện chẩn: Sử dụng tay hoặc que dò khai thông huyệt đạo, giúp giảm đau, tăng cường vận động và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Châm cứu: Dùng kim châm tác động vào dây thần kinh, huyệt đạo, giúp giảm sưng viêm, giảm đau nhanh, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng vận động.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng tay tác động vào các huyệt, giúp giảm đau, lưu thông khí huyết.
  • Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc nam: Gồm các loại thảo dược như tơ hồng xanh, dây đau xương, phòng phong, diệp hạ châu, ké đầu ngựa… Có tác dụng tiêu viêm, giảm triệu chứng, bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương, nâng cao sức khỏe.

Phác đồ điều trị thoái hóa của Đông y

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo 2 phương thuốc: bài thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường và Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc.

Các bài tập chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng biện pháp chữa bệnh, mọi người nên tập luyện các bài thể dục để hỗ trợ và tăng hiệu quả điều trị.

Một số bài tập chữa thoái hóa hiệu quả gồm:

  • Đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Bài tập yoga cho người thoái hóa cột sống như: Tư thế rắn hổ mang, tư thế hình cánh cung, bài tập chim yến bay, cây cầu, tư thế vươn mình.
  • Các động tác giãn cơ vùng lưng hoặc cổ.

"Các

Lưu ý: Tập luyện vừa sức, đúng cách, chia nhỏ thời gian tập để tránh tổn thương. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp.

Cách phòng tránh thoái hóa cột sống

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ, lưng, người bệnh nên thực hiện một số điều sau:

  • Không ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu.
  • Ngồi và đứng đúng cách.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục
  • Không lao động, làm việc quá sức.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không uống quá nhiều bia, rượu, thuốc lá.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh thoái hóa cột sống. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh, cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (43)

  1. Tấn Linh says: Trả lời

    Tôi bị thoái hoá côột, xem trên quảng cáo mấy loại thuốc bổ khớp của mỹ, người ta bảo tốt cho bệnh thoái hoá lắm vậy mà tôi mua về dùng 2 tháng chả thấy tiến triển gì. Không biết có nên dùng nữa không mọi người nhỉ?

    1. Đậu Vũ Hồng says: Trả lời

      Mấy loại thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng giúp phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị thôi. Có điều kiện dùng thì cứ dùng chứ muốn khỏi thì phải dùng thuốc điều trị mới khỏi được. Phải được bác sĩ khám chỉ định hẳn hoi chứ còn cái thực phẩm chức năng ai cũng có thể tự mua uống

    2. Nguyễn Thái Linh says: Trả lời

      Tôi đi khám ở viện các bác sĩ bảo thoái hoá làm gì có thuốc điều trị đặc hiệu đâu. Toàn là thuốc hỗ trợ với thuốc giảm đau trị triệu chứng thôi.

  2. Phí Hoài Thu says: Trả lời

    Các bệnh khác thì không nói làm gì nhưng cái bệnh thoái hoá cột sống này tôi thấy tây y chữa thua hết đông y. Cứ đi chụp chiếu rồi làm đủ các xét nghiệm này nọ cuối cùng chữa chả khỏi gì cả. Chữa đông y như các cụ ngày xưa bắt mạch hỏi bệnh rồi kê đơn cho rất nhẹ nhàng mà lại hiệu quả.

    1. Nam Châm says: Trả lời

      Đông y ngày xưa thì chuẩn chứ đông y bây giờ nhiều chỗ người ta làm vớ vẩn lắm. Toàn trộn thuốc giảm đau tây y vào hoặc dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc.

    2. Thanh Hải says: Trả lời

      Đúng vậy. Trước đây có lần tôi dùng phải thuốc đông y nhưng người ta trộn thuốc tây vào rồi. Uống thì nhanh đỡ thật nhưng uống được thời gian thì phù hết người lên, may dừng lại vào viện kịp. Không là bác sĩ bảo bị suy tuyến thượng thận đấy.

    3. Dđào Ngọc Kiên says: Trả lời

      Thế là các bác dùng phải thuốc đông y của những chỗ vớ vấn không uy tín rồi. Đông y thì có nhà thuốc này cực kỳ uy tín và nổi tiếng được lên tivi rồi tất cả các báo đó là nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Nhà thuốc này gia truyền 5 đời chữa bằng thuốc nam do chính họ tự trồng. Bạn đầu tôi đến chữa thấy khỏi sau tôi giới thiệu cho 2 vợ chồng ông bạn đến đây chữa cũng khỏi mà không có tác dụng phụ gì cả.

    4. Khoa Nguyễn says: Trả lời

      Tôi thấy trong bài có nói đến bác sĩ Đỗ Minh Tuấn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là nhà thuốc bạn nói đấy à, nhà thuốc này chữa tốt hiệu quả khỏi được bệnh thật à. Địa chỉ cụ thể của bác sĩ nhà thuốc này làm ở đâu vậy?

    5. Quảng Vinh says: Trả lời

      Bác sĩ Tuấn này ở Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình Hà Nội bạn ạ. Bác sĩ này chữa bệnh xương khớp tốt lắm. Còn được tivi mời làm chuyên gia cố vấn chuyên môn cho nhiều chương trình sức khoẻ cơ mà.

    6. Phạm Linh says: Trả lời

      Được mời lên tivi như vậy thì quá giỏi đấy. Cho mình hỏi giờ giấc bác làm việc như thế nào vậy? Muốn khám bác có phải đặt lịch trước không? Mà chí phí khám chữa có đắt đỏ không?

    7. Hoàng Ngọc Nam says: Trả lời

      Bác làm Tuấn làm việc trong giờ hành chính sáng 8h đến 12h chiều từ 13h30 đến 17h30 vào tất cả các ngày trong tuần và cả cuối tuần. Muốn đặt lịch thì bạn gọi vào số 0963 302 349 mà đặt. Chi phí thì mối người mỗi khác, thấy ở đây có đề cập đến giá thuốc này https://benhviemxuongkhop.com/gia-1-lieu-trinh-thuoc-chua-benh-xuong-khop-tai-do-minh-duong-bao-nhieu-n4278.html

  3. Võ Hồng Trang says: Trả lời

    Nhiều người bảo bệnh thoái hoá xương khớp dùng châm cứu với xoa bóp bấm huyệt tốt lắm đúng không mọi người?

    1. Nông Trường AX says: Trả lời

      Châm cứu bấm huyệt chữa đau tốt không có tác dụng phụ nhưng nó không khỏi được triệt để đâu bạn ạ. Muốn khỏi triệt để vấn phải uống thuốc mới được.

  4. Triệu Thị Tuyết says: Trả lời

    Biị thoái hoá cột sống có nên tập gym không mọi người? đợt này đi tập gym em thấy bị đau mỏi vùng cổ mặc dù vẫn tâp như thế từ trước đến giờ mà trước không có sao hết

    1. Trần Lý says: Trả lời

      Thoái hoá mà tập gym nghe chứng hơi nặng, có tập thì chỉ tập nhẹ nhàng thôi. Mà thoái hoá này có những bài tập chuyên dành riêng cho thoái hoá đấy bạn. Bạn lên mạng gõ ra có nhiều bài tập tốt lắm.

  5. Hồ Sơn says: Trả lời

    Thấy bảo bệnh thoái hoá này chữa chỉ có khỏi phần nào thôi, sau lại bị lại chứ chả khỏi được thật đâu mà.

    1. Hà Vân- 55 says: Trả lời

      Trước kia tôi cũng nghĩ vậy, chữa khắp nơi không khỏi xác định sống chung với bệnh. Nhưng may quá theo dõi trên trang facebook của bác Xuân Hinh bác giới thiệu nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa bệnh thoái hoá này tốt, bác Xuân Hinh cũng chữa ở đó. Tôi tìm đến tận nơi khám với lấy thuốc thì khỏi được từ ngày đó tới giờ. Không còn thấy bị đau nhức xương khớp từ đó đến giờ

    2. Nhung Hà says: Trả lời

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường này tôi nghe cũng quen lắm. Thế thuốc của họ như thế nào hả bạn? Có phải sắc không?

    3. Ngoọc Phan says: Trả lời

      Nếu là thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường này thì không phải sắc rồi. Vì họ đã bào chế thành thuốc cao rồi, Về thuốc chỉ việc pha nước ra là uống luôn thôi.

    4. Hân says: Trả lời

      Điều trị đông y không phải sắc nấu nghe có vẻ nhẹ nhàng rồi. Bạn có fb nhà thuốc không cho tôi xin link, tôi muốn hỏi một số vấn đề xem hay có số của bác sĩ của họ thì cho tôi xin để tôi liên hệ trực tiếp

    5. Ngoọc Phan says: Trả lời

      Điện vào số này cho bác sĩ Tuấn, tôi là được bác sĩ Tuán khám chữa cho 0963 302 349. Link facebook của nhà thuốc họ đây này bạn ơi https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

  6. Trần Nam Anh says: Trả lời

    Bệnh thoái hoá côt sống lâu ngày dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm đúng không mọi người?

    1. Ngoc Hải says: Trả lời

      Chắc là vậy đấy. Trước đây mẹ tôi chỉ bị thoái hoá cột sống lưng thôi nhưng vừa rồi đau lưng nhiều, ngoài ra nó còn đau lan cả xuống mông với chân nữa. Đi viện khám chụp chiếu thì bác sĩ bảo bị thoát vị đĩa đệm. Thấy bảo bệnh này khó chữa và còn nguy hiểm hơn bệnh thoái hoá đấy.

  7. Trần Hải Thêm says: Trả lời

    Tôi thấy bị đau do thoái hoá lấy muối trắng rang lên rồi chườm vào vùng đau nó cũng đỡ phết. Bác bào bị thì thử dùng xem.

    1. Nguyễn Thị Thắng says: Trả lời

      Chắc bạn bị nhẹ thì thấy đỡ chứ tôi đây bị thoái hoá cột sống cổ 5 năm, chườm muối rồi mua hẳn túi chườm thuốc bắc mà cũng chả thấy đỡ được nhiều. Lúc chườm nó nóng thì đỡ, bỏ ra cái thì lại đau lại à.

    2. Văn Hoà says: Trả lời

      Chữa mẹo như vậy thì có nhiều kiểu mà. Thử cách đó không đỡ thì chuyển sang một số cách trong này xem https://vhea.org.vn/chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thuoc-nam-9156.html

  8. Hiệu- Hà Nội says: Trả lời

    Tôi làm văn phòng hay ngồi nhiều nên rất hay bị đau vai gáy. Vừa rồi đi khám chụp phim bác sĩ bảo bị thoái hoá 2 đốt cột sống cổ. C5 và C6. Bác sĩ kê cho 1 liệu trình thuốc giảm đau thì thấy đỡ nhiều rồi. Hi vọng nó khỏi được chứ cứ đau vai gáy như dạo trước thì không làm ăn được gì.

    1. Trần Liên says: Trả lời

      Bệnh thoái hoá này uống thuốc tây chỉ được cái giảm đau nhanh thôi chứ thời gian sau lai bị tái lại đấy. Không khỏi triệt để đâu. Khám mấy viện rồi bao nhiêu thuốc rồi đây mà có khỏi đâu

    2. Đặng Thị Thơm says: Trả lời

      Bạn Trần Liên nói đúng đấy, tôi bị bệnh thoái hoá cột sống phải gần chục năm trước. Mới đầu điều trị thuốc tây mãi, cứ đỡ rồi lại tái lại. Sau may có bà chị giới thiệu cho nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở chỗ ngõ 97 Văn Cao, Ba Đình chữa bằng thuốc nam thì mới khỏi bênh, mới có thể hoạt động bình thường trở lại.

    3. Hà Ninh says: Trả lời

      Điều trị ở nhà thuốc này liệu trình bao lâu thì khỏi hả bạn? Họ chỉ cho uống thuốc thôi hay có kết hợp cùng phương pháp nào khác hay không?

    4. Mý Lê- Hoàng Mai says: Trả lời

      Liệu trình nó còn tuỳ thuộc vào từng người đó bạn. Có người thì 1-2 tháng có người thì vài tháng. Như năm ngoái tôi điều trị ở đây là 3 tháng uống thuốc với 1 liệu trình 10 ngày làm châm cứu bấm huyệt thì khỏi.

  9. Nguyễn Như Quỳnh says: Trả lời

    Bi thoái hoá mà thời tiết cứ mưa ẩm thấp như này khổ quá mọi người ạ. Toàn thân nhức mỏi nặng nề cứ như đi mượn. Làm sao để chữa khỏi được bệnh này để không phải uống thuốc giảm đau suốt

  10. Phạm Hồng Nam says: Trả lời

    Tôi bị thoái hoá cột sống cổ 3 năm nay, trước đây thì chỉ bị đau vai gáy nhưng đợt này còn bị đau và tê cả xuống tay nữa.Có những đêm đau tê dại cả tay như không còn cảm giác. Cứ như vậy liệu có bị liệt tay không mọi người.

    1. Đình Quý says: Trả lời

      Liệt thì chắc là chưa có khả năng liệt nhưng khó chịu và yếu tay đi đấy. Mà sao không điều trị à đâu mà để tình trạng chuyển đến như thế

  11. Trần Văn Lê says: Trả lời

    Các bác có biết ở đâu chữa bệnh thoái hoá cột sống tốt không chỉ em với. Đợt này bệnh thoái hoá cột sống của mẹ em trở nặng kêu đau nhức nhiều quá. Mà uống nhiều thuốc giảm đau quá rồi sợ hại người.

    1. Tâần Hứa says: Trả lời

      Bệnh thoái hoá này chỉ có chữa bằng thuốc đông y thì may ra mới khỏi được thôi còn uống mãi thuốc giảm đau vào đúng là có giuops giảm cơn đau nhức nhanh nhưng chỉ tội hại dạ dày, lợi bất cập hại.

    2. Nga Nguyên 90 says: Trả lời

      Đúng là đông y thì tốt nhưng đông y bây giờ cũng nhiều chả biết nên dùng thuốc nào thì tốt, thấy trên thị trường có quá nhiều những phòng khám đông y luôn. Bạn có biết được thuốc nào tốt thì giới thiệu cho mọi người biết với?

    3. Đặng Hải Tuấn says: Trả lời

      Tôi biết có nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa bệnh xương khớp này tốt mà nổi tiếng lắm. Tôi bị thoái hoá 2 đốt cột sống lưng chữa ở đây khỏi rồi. Mọi người tìm mà chữa, lên mạng cứ gõ nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường là nó ra.

    4. Văn Phú says: Trả lời

      Nhà thuốc này ở đâu vậy bác? thuốc nam là cái loại thuốc thang để điều trị đấy à?

    5. Kim Hồng says: Trả lời

      Nếu để nói về chữa xương khớp thì nhà thuốc Đỗ Minh Đường này đúng là chuẩn rồi. Bài thuốc nam gia truyền 5 đời rồi. Họ có 2 cơ sở 1 ở Hà Nội với 1 ở Hồ Chí Minh đây này bạn
      – Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
      Điện thoại: 0963 302 349 – 024 6253 6649
      – Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, P. 25, Q.Bình Thạnh
      Điện thoại: 028 3899 1677 – 0938 449 768

  12. Nguyễn Tiến Cần says: Trả lời

    Dạo này vai gáy tôi thường xuyên nhức mỏi, dán cao dán mãi không thấy đỡ. Thấy ông anh cùng cơ quan bảo bị thoái hoá, hồi xưa mới bị ông ấy cũng bị như vậy. Không biết liệu có đúng không nữa. Bảo đi khám mà vẫn chưa có thời gian đi.

    1. Hạo says: Trả lời

      Mới bị thì nên đi khám tìm nguyên nhân đi chứ để lâu ngày nếu bệnh thật nó lại chuyển nặng hơn lại khó chữa

    2. Phạm Tuấn 80 says: Trả lời

      Bị thoái hoá cột sống cổ nó còn một số triệu chứng nữa, bạn đọc trong bài này xem có giống không xem https://laodong.vn/suc-khoe/thoai-hoa-dot-song-co-trieu-chung-va-cach-chua-khoi-benh-745954.ldo

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *