Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Mẹ nên biết

Chàm xanh ở trẻ sơ sinh là loại chàm rất hay thường gặp. Nó thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sự tự tin của bé. Đa số các vết chàm xanh có thể tự hết khi trẻ lớn.

Có khoảng 3/4 trẻ em ở Châu Á, Phi, Trung Đông và Địa Trung Hải bị chàm xanh khi vừa sinh ra.
Có khoảng 3/4 trẻ em ở Châu Á, Phi, Trung Đông và Địa Trung Hải bị chàm xanh khi vừa sinh ra.

Vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh là gì?

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bớt Ota hoặc bớt Mông Cổ. Màu sắc của vết chàm có thể thay đổi từ xanh đậm đến xám nhạt. Kích thước của nó lớn nhỏ khác nhau tùy từng bé. Thông thường vết chàm xanh có đường kính vài centimet. Vùng ngoài không được phân định rõ ràng. Nó bằng phẳng so với da.

Vết chàm xanh thường xuất hiện trên da bé khi vừa chào đời. Nó phổ biến đối với các trẻ em Châu Á, Châu Phi, vùng Trung Đông và Địa Trung Hải. Người ta thống kê rằng có khoảng ¾ trẻ ở những nơi này có vết chàm xanh trên da khi sinh ra. Tuy nhiên, tình trạng này lại rất hiếm gặp đối với những trẻ em Châu Âu.

Xét về yếu tố giới tính thì chàm xanh phổ biến ở bé trai hơn bé gái. Dù tỷ lệ chênh lệch này và không quá cao. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được nguyên do dẫn đến sự khác biệt này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vết chàm xanh

Chàm xanh không phải do Bà Mụ đánh hoặc mẹ bầu thừa sắt

Nhiều người tin rằng sự xuất hiện vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh là do Bà Mụ đánh dấu vì em bé nghịch ngợm. Dân gian truyền tai nhau rằng đây là một bà tiên giúp phụ nữ sinh con và nuôi trẻ khi còn nhỏ. Thực tế thì không ai thấy hình dáng của Bà Mụ. Và cách lý giải này chưa có căn cứ khoa học để thuyết phục.

Bên cạnh cách giải thích trên, một số người khác tin rằng sự xuất hiện vết chàm xanh trên da bé là do mẹ bầu ăn uống thừa sắt. Lượng khoáng chất dư thừa này không được hấp thụ hết sẽ tích tụ trên da bé. Cách lý giải nghe có vẻ khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết này.

Tăng sinh tế bào sắc tố da bẩm sinh gây chàm xanh

Khoa học hiện đại đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát hiện ra nguyên nhân xuất hiện các vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh là do Melanocytes. Đây là những tế bào sắc tố ở lớp biểu bì của da. Cùng với quá trình phát triển của thai nhi, những tế bào này chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Chúng thường sẽ biến mất khi thai nhi được khoảng 20 tuần tuổi.

Tuy nhiên, nếu các tế bào sắc tố không di chuyển lên lớp trên cùng của da và không biến mất thì nó sẽ dẫn đến sự hình thành các vết chàm xanh. Đồng thời, trong quá trình này, nếu có quá nhiều tế bào cùng tập trung về lớp hạ bì, chúng cũng sẽ tạo ra các vết chàm xanh khi bé vừa chào đời. Nói cách khác, vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh là do sự tăng sinh các tế bào sắc tố.

Ngoài vị trí ở mông, chàm xanh còn xuất hiện ở cổ, bả vai và sau gáy.
Ngoài vị trí ở mông, chàm xanh còn xuất hiện ở cổ, bả vai và sau gáy.

Vết chàm xanh trên da trẻ sơ sinh không nguy hiểm

Vết chàm xanh trên da của bé sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm và cũng không phải là dấu hiệu của ung thư. Điều quan trọng là bạn cần chắc chắn đó có phải là chàm Mông cổ hay không. Bởi có một số loại chàm hoàn toàn vô hại nhưng cũng có nhiều loại gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Do đó, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra để an tâm vết chàm trên da là vô hại.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bé, bạn hãy để ý đến vết bớt nhiều hơn. Nếu nó có sự thay đổi về màu sắc hoặc kích thước. Bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị. Bởi đó có thể là dấu hiệu của u máu hang (gây chảy máu âm ỉ hoặc ồ ạt); bớt rượu vang đỏ (thường gây các bất thường trong não) hoặc bớt cà phê sữa (chèn ép các mô thành kinh và có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm).

Vết chàm xanh ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Chàm xanh là loại lành tính nhất trong tất cả các loại bệnh chàm ở trẻ em. Vết chàm không gây biến chứng và có thể không cần điều trị. Nó sẽ nhạt dần và có thể biến mất khi trẻ trưởng thành. Người ta thống kê rằng có khoảng 70% các trường hợp bị chàm xanh tự khỏi.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị chàm xanh cần phải điều trị nhanh chóng. Đó là khi vết chàm tăng kích thước đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn và màu sắc ngày càng đậm. Đồng thời nó gây viêm bề mặt da và rỉ dịch. Trong những trường hợp này rất có thể vết chàm trên da bé không phải chàm xanh hoặc trẻ còn bị một số bệnh lý đặc biệt nào đó. Thực tế rất hiếm khi xảy ra tình trạng này.

70% các trường hợp bị chàm xanh tự khỏi khi trẻ lớn lên.
70% các trường hợp bị chàm xanh tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Cách giúp trẻ sơ sinh xóa vết chàm xanh

Như đã trình bày, chàm xanh thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu vị trí vết chàm ở mặt, có kích thước lớn thì ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Nó có thể khiến bé mất tự tin khi giao tiếp hoặc tự ti về vẻ ngoài của mình.

Trong những trường hợp này, bạn có thể đưa bé đến cơ sở y tế thực hiện xóa chàm bằng tia laser. Có khá nhiều nơi thực hiện được kỹ thuật này. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để hạn chế các rủi ro và đảm bảo hiệu quả.

Dùng tia laser là một trong những phương pháp xóa vết chàm xanh hiệu quả và phổ biến.
Dùng tia laser là một trong những phương pháp xóa vết chàm xanh hiệu quả và phổ biến.

Ngoài ra, trên một số trang mạng chia sẻ cách trị chàm xanh bằng tôm và dầu dừa. Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp này không có cơ sở khoa học. Hiệu quả của nó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Đồng thời, người ta còn lo ngại một số tác dụng phụ khi dùng tôm chữa chàm đỏ. Bởi thực chất đây là loài dễ gây dị ứng. Trong khi da của trẻ sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Tóm lại, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị chàm xanh trong dân gian hoặc thông tin chia sẻ trên Internet. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cách an toàn nhất vẫn là đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện xóa chàm bằng tia laser.

Ngày Cập nhật 24/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *