Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là hiện tượng chất lỏng bao hoạt dịch tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp cổ và khuỷu tay, gây đau nhức và sưng tấy. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do viêm khớp hoặc chấn thương dây chằng ở hai bộ phận này. 

Tràn dịch khớp cổ tay
Bệnh tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay nếu chữa trị không đúng cách có thể gây biến chứng

Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là gì?

Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là thuật ngữ chỉ sự tích tụ chất lỏng trong hoặc xung quanh khớp cổ và khuỷu tay. Bệnh thường hình thành bởi nguyên nhân viêm khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt già, trẻ hoặc nam, nữ. 

Tràn dịch khớp cổi tay, khuỷu tay thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức và co cứng khớp. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi chuyển động của khớp. Không những thế, bệnh có thể biến chuyển xấu và tác động đến các khớp lân cận. 

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Tràn dịch khớp ở khuỷu tay và cổ tay có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Hầu hết trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây nên. Nhiễm khuẩn khớp hình thành chủ yếu là do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào khớp thông qua đường máu hoặc vết thương hở.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh do nhiễm trùng là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV
  • Thay khớp nhân tạo
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Tuổi tác

Khi bị tràn dịch khớp cổ tay và khuỷu tay do nhiễm trùng, triệu chứng bệnh thường xuất hiện nhanh chóng và mạnh mẽ. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội. Đặc biệt, đau tăng khi vận động.

Ngoài các nguyên nhân này ra, tràn dịch khớp cổ, khuỷu tay không do nhiễm trùng có thể phân loại là chấn thương hoặc viêm khớp. Cụ thể:

  • Chấn thương ở cổ tay, khuỷu tay: Chấn thương xảy ra khi người bệnh tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày như chạy, nhảy,… gây té ngã. Bên cạnh đó, tổn thương ở cổ và khuỷu tay hình thành có thể là do tai nạn xe gây nên. Mặt khác, chấn thương cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân thường xuyên lặp đi lặp lại hành động có liên quan đến hai bộ phận này. Đối với dạng chấn thường này thường gặp ở vận động viên chơi tennis, bóng chuyền hoặc các game thủ,…
  • Viêm khớp: Là một trong những nguyên nhân khiến chất lỏng tích tụ ở khớp cổ và khuỷu tay, gây tràn dịch khớp. Có hai loại viêm khớp làm tăng nguy cơ mắc bệnh là viêm xương khớp (bao gồm các bệnh viêm khớp gây hao mòn) và viêm khớp tự miễn, bao gồm bệnh viêm khớp vẩy nến, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Mặt khác, tràn dịch khớp ở khuỷu tay và cổ tay cũng có thể là do:

  • U bao hoạt dịch ở cổ tay, khuỷu tay
  • Viêm bao hoạt dịch khuỷu hoặc cổ tay
Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay
Tràn dịch khớp khuỷu tay hoặc cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Các triệu chứng tràn dịch khớp ở cổ và khuỷu tay thường xuất hiện với những đặc điểm tương tự nhau cho dù là nguyên nhân nào gây bệnh. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng ở mỗi giai đoạn thường khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tràn dịch khớp cổ và khuỷu tay.

  • Sưng tấy ở khớp cổ tay và khuỷu tay:  Triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh là tình trạng sưng tấy tại vị trí khớp bị tràn dịch. Ngoài sưng to còn kèm theo biểu hiện phù nề.
  • Đau nhức: Tương tự như tràn dịch khớp gối, tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay cũng gây đau nhức và khó chịu. Khi mới khởi phát, cơn đau chỉ âm ỉ nhưng càng về sau sưng càng to và đau ngày càng tăng. Đặc biệt, đau dữ dội khi người bệnh cử động cổ và khuỷu tay. Chưa kể đến, đau có thể lan rộng sang cả cánh tay và bàn tay
  • Khớp cổ và khuỷu co cứng, khó cử đông: Một khi chất lỏng tích tụ, khớp cổ và khuỷu tay có dấu hiệu co cứng, gây khó khăn trong cử động. Triệu chứng này thể hiện rõ ràng khi người bệnh thực hiện động tác co, uốn hoặc duỗi cánh tay
  • Bầm tím tại vị trí bị tràn dịch: Ở mặt trước và sau của khớp cổ, khuỷu tay xuất hiện tượng bầm tím. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tổn thương các bộ phận xung quanh khớp như mạch máu, dây chằng,…

Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Thông thường, để chẩn đoán tràn dịch khớp, nhân viên y thế thường dựa vào triệu chứng nhận biết lâm sàng. Bên cạnh đó, họ còn thực hiện thủ thuật chọc hút dịch bên trong khớp để tiến hành nuôi cấy vi khuẩn hoặc kiểm tra tinh thế. Cách làm này giúp chẩn đoán bệnh gút hoặc tràn dịch khớp do nhiễm trùng.

Dịch bao hoạt dịch thường sẽ trong hoặc có độ nhớt như lòng trắng trứng. Do đó, nếu có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc có thể chẩn đoán được nguyên nhân cơ bản gây tràn dịch khớp gối. Cụ thể:

  • Chất lỏng dịch khớp có màu đục: Tràn dịch ở cổ tay có thể là bệnh viêm khớp dạng thấp do sự tăng viêm các tế bào bạch cầu. Tỷ lệ tế bào bạch cầu thường lớn hơn 10.000/ milimet khối
  • Chất lỏng màu vàng: Bệnh xuất hiện thường là do bệnh gút gây nên. Trong trường hợp này nếu kiểm tra dưới kính hiển vi có thể thấy các tinh thể acid uric giống như kim
  • Chất dịch khớp trong suốt: Dấu hiệu tràn dịch khớp thường liên quan đến bệnh viêm xương khớp với số lượng bạch cầu WBC dưới 2.000
  • Chất lỏng dịch khớp có màu vàng xanh: Có thể là gợi ý của nhiễm trùng nếu số lượng tế bào bạch cầu lớn hơn 20.000/ milimet khối. Khi đó, ngoài màu chất lỏng có thể phát hiện dấu vết của mủ do nhiễm trùng gây nên
  • Dịch khớp có máu hoặc màu hồng: Tràn dịch xảy ra có thể là do chấn thương khớp

Bên cạnh các cách chẩn đoán nêu trên, bác còn yêu cầu bệnh nhân kiểm tra thêm các xét nghiệm, thủ thuật đặc thù khác như:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp phát hiện bất thường trong khớp xương và các bộ phận liên quan như dây chằng, sụn hoặc gân
  • Chụp x- ray, chụp cắt lớp CT: Kiểm tra bệnh viêm khớp
  • Siêu âm: Dùng sóng âm thanh để kiểm tra các xương và mô liên kết. Biện pháp thử nghiệm này giúp chẩn đoán tình trạng viêm khớp hoặc viêm dây chằng, gân
  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán nhiễm trùng khớp hoặc bệnh gút, giả gút

XEM NGAY: “Tôi chưa bao giờ tin bài thuốc này có thể giúp mình thoát khỏi bệnh tràn dịch khớp, ai ngờ….”

Chẩn đoán tràn dịch khớp khuỷu tay
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch khớp ở cổ và khuỷu tay

Biện pháp chữa trị tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp chữa trị phù hợp ở mỗi đối tượng bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp chữa trị tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay có thể kể đến như:

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi chính là cách giúp các tế bào tổn thương của xương khớp và cơ thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Từ đó giúp cải thiện một số vấn đề về sức khỏe.

Bên cạnh đó, nghỉ ngơi và ngưng thực hiện các hoạt động liên quan đến khả năng vận động của khớp cổ tay và khuỷu tay cũng là cách giảm đè nén áp lực và căng thẳng lên khớp. Do đó, giúp giảm nhanh triệu chứng đau, sưng và ngăn ngừa bệnh phát triển.

Chườm nước đá hoặc nước nóng

Để giảm đau và sưng khớp tại cổ và khuỷu tay, bệnh nhân cũng có thể áp dụng cách chăm sóc chườm nóng và chườm đá tại nhà. Biện pháp vật lý trị liệu này giúp kích thích và thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt. Từ đó giúp nuôi dưỡng các khớp, đẩy nhanh tốc độ bình phục các tế bào hệ sụn khớp tổn thương.

Tuy nhiên, chườm nóng và chườm đá chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau tạm thời. Trong trường hợp đau và sưng khớp kéo dài quá 72 giờ, người bệnh nên đến bệnh viện tìm kiếm sự chăm sóc từ nhân viên  y tế.

Sử dụng thuốc

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh cũng nên sử dụng một số loại thuốc sau để cải thiện tình trạng đau và co cứng khớp:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thường dùng để điều trị các khớp bị sưng do chấn thương. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các hóa chất gây viêm trong cơ thể. Một số thuốc chống viêm không chứa steroid thường được sử dụng như Aleve (naproxen) và Advil (ibuprofen). Lưu ý, các loại thuốc này dùng trong khoảng thời gian ngắn có thể mang lại hiệu quả, giúp giảm sưng và đau ở khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dùng vì thuốc gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nhất là thận, dạ dày và gan
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay do nhiễm trùng gây nên. Ciprofloxacin là kháng sinh thường được chỉ định dùng trong trường hợp này. Thời gian sử dụng không quá 14 ngày. Tránh sử dụng kéo dài với liều lượng cao nhằm hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc có tác dụng làm dịu phản ứng miễn dịch bất thường, giúp điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ tay do viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến, tự miễn gây nên. Methotrexate và Humira (adalimumab) là hai loại thuốc thường được kê đơn để kiểm soát triệu chứng đau nhức và sưng tấy ở cổ và khuỷu tay
Điều trị bệnh tràn dịch khớp ở cổ tay, khuỷu tay
Điều trị bệnh tràn dịch khớp ở cổ tay, khuỷu tay bằng thuốc

Ngoài các loại thuốc này, bác sĩ có thể kê thuốc colchicine cho bệnh nhân sử dụng nhằm mục đích giảm sưng, đau và viêm khớp tràn dịch do bệnh gút gây ra. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol), diclofenac, chymotrypsin và trypsin cũng được khuyên dùng.

Trong trường hợp triệu chứng bệnh phức tạp, bệnh nhân cần tiêm corticosteroid nội khớp. Mũi tiêm đi thẳng vào khớp sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm và đau ở cổ, khủy tay. Đồng thời, biện pháp này còn giúp ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng ở khớp và tránh di chứng do biến chứng.

Phẫu thuật, chọc hút dịch khớp

Trong trường hợp dịch khớp tràn quá nhiều, nhân viên y tế sẽ chỉ định chọc hút dịch khớp thừa ở cổ và khuỷu tay để kiểm soát triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, để tăng tính hiệu quả, ngoài chọc hút, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân kết hợp thêm thuốc điều trị đặc hiệu và dùng nẹp cố định ở tay.

Ngoài ra, nếu bệnh chuyển nặng và xuất hiện biến chứng, phẫu thuật chính là lựa chọn điều trị tốt nhất. Nội soi khớp là phương pháp can thiệp được chỉ định phổ biến hiện nay. Bởi độ chính xác và ít gây đau. Tuy nhiên, nội soi cũng có thể gây một vài biến chứng.

Mặc dù ít hoặc hiếm gặp nhưng để giảm thiểu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, kết quả can thiệp có thể không như mong muốn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ bệnh, khả năng hoạt động,… Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần thảo luận kỹ với bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay hiệu quả bằng Đông y

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Theo Y học cổ truyền, tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay được xếp vào chứng Tý, bệnh hình thành do hệ miễn dịch suy giảm chức năng, các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, nhiệt xâm nhập đến kinh lạc ở cơ, khớp gây tắc nghẽn khí huyết, chức năng hoạt động của cơ thể suy yếu, không nuôi dưỡng được gân xương, dẫn tới bệnh.

Để điều trị tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay, Đông y tập trung lưu thông khí huyết ở gân, xương, đi sâu loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bồi bổ khí huyết can thận để ngăn ngừa bệnh tái phát. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.”

Tuân thủ nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền, từ thế kỷ XIX các lương y dòng họ Đỗ Minh đã dành nhiều tâm huyết, nguyên cứu thành công bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, giải quyết căn nguyên gây tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay hiệu quả.

Khỏi hẳn tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay nhờ bài thuốc Nam bí truyền 150 năm – XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH

Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh. Chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền cùng kinh nghiệm khám, chữa bệnh dày dặn, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu, kết hợp hài hòa 5 bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình giúp xử lý tận gốc bệnh tràn dịch khớp gồm: Thuốc đặc trị xương khớp, Hoạt huyết bổ thận, Bổ gan giải độc, Kiện tỳ ích tràng và Thuốc xoa bóp.

XEM CHI TIẾT: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh – Tinh hoa y học cổ truyền từ thế kỷ XIX

Bài thuốc hoạt động dựa trên cơ chế TẤN CÔNG – PHÒNG THỦ, được các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường hoàn thiện trong suốt 5 đời kế thừa:

  • Tiêu viêm, trừ phong thấp, dứt điểm cơn đau nhức, khó chịu do viêm khớp, tràn dịch khớp gây ra.
  • Hồi phục sụn khớp, làm mạnh gân cốt, mềm gai xương, tăng hoạt dịch khớp.
  • Bồi bổ gan, thận, hoạt huyết, tăng cường chức năng của gan thận và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Hòa giải can – tỳ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, chữa lành các tổn thương ở dạ dày, tá tràng do sử dụng nhiều thuốc Tây y trước đây.

Trong đó, mỗi bài thuốc nhỏ là sự kết hợp khéo léo hơn 30 loại thảo dược quý được mệnh danh là “thần dược” trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp gồm: Vương cốt đằng, hy thiêm, dây đau xương, xuyên quy, bách bộ, hoằng kỳ, gắm, diệp hạ châu, kim ngân cành, bồ công anh,…

Không phải ngẫu nhiên bài thuốc Nam gia truyền trị tràn dịch khớp của Đỗ Minh Đường ngày càng nhiều bệnh nhân biết và tìm đến. Tất cả là nhờ sự nỗ lực của các lương y nhà thuốc và hiệu quả cùng với những ưu điểm vượt trội mà bài thuốc mang lại.

Theo đó, toàn bộ dược liệu được bào chế trong bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO, được đảm bảo từ nguồn giống đến quá trình chăm sóc, thu hái do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường xây dựng tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội) với quy mô lên tới 20.000ha.

Đặc biệt nhà thuốc cam kết KHÔNG sử dụng chất bảo quản, KHÔNG trộn tân dược, KHÔNG gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, bài thuốc an toàn, lành tính phù hợp với mọi người bệnh, kể cả người cao tuổi có sức đề kháng kém, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Nhờ bài thuốc Nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã đem lại niềm vui, thoát khỏi nỗi đau bệnh xương khớp cho hơn 150.000 bệnh nhân trên khắp cả nước. Trong đó có cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Văn Báu, nghệ sĩ hài Xuân Hinh.

ĐỌC NGAY: Hành trình chữa khỏi bệnh xương khớp của NS.Xuân Hinh khi dùng phác đồ chữa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ: “May mắn biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường, ban đầu cũng nghi ngờ đấy nhưng sau càng tìm hiểu càng thấy yên tâm nên tôi sắp xếp thời gian đến đây khám chữa. Sử dụng thuốc ở đây tiện vô cùng do được các lương y sắc sẵn thành cao, mỗi lần sử dụng tôi chỉ cần lấy mỗi lọ 1 thìa cafe pha với nước ấm là uống được liền. Sau 2 tháng uống bài thuốc giờ tôi có thể cử động, xoay trái phải cúi gập thoải mái, tinh thần cũng tốt hơn rất nhiều.”

Chị Nguyễn Thị Bách (Văn Điển, Hà Nội) sau 4 tháng điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã hết viêm sưng, tê bì khớp gối, khớp khuỷu tay do tràn dịch khớp gây ra. Theo chia sẻ, giờ chị có thể cử động bình thường, lên xuống cầu thang thoải mái.

[Chia sẻ của bệnh nhân về hiệu quả điều trị tràn dịch khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường]

Nếu bạn muốn sớm  “thoát khỏi” căn bệnh xương khớp nguy hiểm này hãy liên hệ đến Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn, thăm khám MIỄN PHÍ.

Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Không thể biết chính xác thời gian cũng như thời điểm tràn dịch khớp ở cổ tay, khuỷu tay khởi phát. Tuy nhiên, để dự phòng bệnh, người bệnh có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây:

  • Khi cảm thấy khớp ở cổ tay và khuỷu tay căng tức, nên dừng hoạt động. Tốt nhất nên thực hiện các hoạt động duỗi để khớp thư giãn
  • Áp dụng các bài tập tăng cường sức mạnh cho khớp cổ và khuỷu tay
  • Nên tránh ăn thực phẩm chức purin, dầu mỡ hoặc thức uống chứa chất kích thích
  • Bổ sung đồ ăn, thức uống giàu vitamin E, A, acid béo omega – 3,…

Triệu chứng đau nhức do tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động không nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, để cải thiện bệnh và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đề xuất phương pháp chữa trị hiệu quả.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 15/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *