Hướng dẫn cách xử lý viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả, an toàn

Một trong những phương pháp chữa bệnh bằng dân gian hiệu quả,  phải kể đến chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không. Không khó có thể tìm thấy loại lá này trong vườn nhà, vậy công dụng thực sự của nó có chữa được bệnh không? Bài viết dưới đây giúp người đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề này qua sự tư vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh BV Y học cổ truyền Trung ương.

Hình ảnh lá trầu không
Hình ảnh lá trầu không

Vì sao lá trầu không được dùng trong điều trị viêm da cơ địa?

Trầu không là loại cây quen thuộc với nhiều người. Cây có tên khoa học là Piper betle  thuộc họ hồ tiêu. Lá có vị cay, thơm, nồng có tính ấm, toàn cây chứa tinh dầu với mùi hương đặc trưng. Không chỉ lá mà cả phần thân và quả của loại cây này cũng được sử dụng vào việc bào chế các loại thuốc. 

Theo y học hiện đại, trầu không chữa các chất có lợi như eugenol, carvacrol, chavicol, tanin cùng nhiều vitamin và axit amin. Điều này mang đến tác dụng kháng khuẩn, diệt virus. Dựa trên nghiên cứu về lá trầu không của Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) công bố trên tạp chí Ung thư Nam á, chiết xuất của loại lá này có khả năng tiêu diệt các khối u khi thử nghiệm trên động vật.

Đối với y học cổ truyền, lá trầu không có quy vị vào kinh phế, vị tỳ. Tác dụng hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, giảm ngứa. Trầu không được dùng làm thành phần cho các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da trong đó có viêm da cơ địa

 

Trầu không có công dụng trong làm dịu triệu chứng bệnh viêm da cơ địa
Trầu không có công dụng trong làm dịu triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không 

Trong việc sử dụng trầu không trong chữa viêm da cơ địa người bệnh nên lựa chọn những lá không già, không sâu hay các sinh vật, côn trùng trú ngụ. Có thể mua lá sẵn ngoài chợ, việc bảo quản nên để trong tủ lạnh, bọc kín. Một vài công thức có thể tham khảo trong việc chữa bệnh bằng loại lá này là:

Dùng để bôi ngoài da

Cách thức này khá quen thuộc với bệnh nhân. Khi đắp lá ngoài da, lá trầu không nên được giã nát để các tinh dầu có lợi được giải phóng, thẩm thấu trực tiếp vào da. 

  • Dùng khoảng 20 gram lá tươi, rửa sạch.
  • Để ráo nước rồi vò nát phần lá đã chuẩn bị 
  • Vệ sinh vùng da nhiễm bệnh thật sạch sẽ
  • Dùng phần lá đã vò chà nhẹ nhàng lên khu vực da bị bệnh.

Ngoài ra một cách khác nữa có thể thực hiện như sau:

  • Giã nát lá rồi hãm với nước sôi như pha chè
  • Chắt lấy nước cốt rồi thấm vào vải khô
  • Bôi lên vùng da bệnh đã được vệ sinh sạch sẽ

Cách thức này có thể sử dụng vài lần trong tuần để các triệu chứng bệnh giảm và mau lành vết thương.

Đun nước tắm từ trầu không

Ở phương pháp này nguyên liệu có thể dùng bằng lá trầu không tươi hoặc khô đều được. Lá trầu không đem phơi khô sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cách làm: 

  • Chuẩn bị khoảng 50 gram lá trầu không
  • Rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút 
  • Vớt ra, để ráo nước rồi đem phơi khô.
  • Dùng phần lá đã sơ chế cho vào nồi nước nấu tầm 20 phút cho các tinh dầu tan trong nước
  • Dùng để ngâm rửa hoặc xông cơ thể từ phần nước đã đun. 
  • Trong quá trình ngâm rửa có thể lấy bã chà xát lên da.
  • Việc xông, tắm cần đợi nước nguội bớt, tránh làm bỏng da

Với lá tươi cách thực hiện cũng tương tự, tuy nhiên bỏ qua bước phơi kho mà đem trực tiếp vào đun nước tắm. 

Thuốc uống từ lá trầu không chữa viêm da 

Ngoài việc dùng trầu không bên ngoài da, loại lá này còn có thể dùng để làm thuốc uống. Cụ thể có thể thực hiện theo hướng dẫn:

  • Chuẩn bị khoảng 20 gram lá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
  • Cho vào ấm hãm như nước chè
  • Có thể sử dụng để uống hàng ngày

 

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Cần lưu ý những gì khi áp dụng công thức dân gian này

Lá trầu không là nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm do đó việc sử dụng trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Dược liệu này an toàn, không đem lại tác dụng phụ. Với trường hợp bệnh nhẹ, cách dùng lá trầu không là biện pháp cấp cứu tạm thời cho bệnh nhân. Tuy vậy phương pháp này vẫn còn có nhiều hạn chế.  Một số vấn đề người bệnh cần lưu tâm trước và trong khi sử dụng: 

  • Cần xem xét kỹ thể trạng bệnh trước khi sử dụng lá trầu không. Tùy thuộc vào từng yếu tố phát bệnh, mức độ viêm nhiễm mà tác dụng của loại lá này sẽ khác nhau.

  • Cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi đắp lá hay ngâm rửa 

  • Trong quá trình bào chế các công thức dân gian cần hết sức cẩn trọng trong vấn đề vệ sinh. Tránh tình trạng dùng các loại lá sâu, dập nát, nhiễm khuẩn. Điều này có thể khiến các vết thương hở bị nhiễm trùng, bội nhiễm và bệnh càng nặng nề hơn.

  • Trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, các vết viêm ngoài da lở loét, nhiễm trùng. Người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng biện pháp này. Tốt hơn hết, nên tới cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh.

Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 số phát sóng Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y, Ths.Bs Tuyết Lan cũng đã có tư vấn về việc dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa có tốt không?. Theo đó, Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, “trong y học cổ truyền, lá trầu không có thành phần ức chế vi khuẩn Ecoli, tụ cầu rất tốt. Khi sử dụng lá trầu không cần đúng cách ví dụ như cho một nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi 15 -20 phút để nguội nhằm ngâm rửa để sát khuẩn. Thực tế cho thấy một số bệnh nhân cũng điều trị tích cực bằng phương pháp này, tuy nhiên, chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tại chỗ chứ không có tác dụng điều trị bệnh lâu dài. Ngoài ra, nếu dùng sai cách có thể gây nhiễm trùng, tổn thương da”. 

Cũng trong chương trình, Bác sĩ Tuyết Lan cũng cho biết, viêm da cơ địa theo Đông y, viêm da cơ địa hay còn gọi là can tiễn, ngưu bì tiễn do 3 nguyên nhân gồm phong, thấp, nhiệt. Trong đó chủ yếu là do phong, khi phong tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ hóa nhiệt, nhiệt táo của phong kết hợp các yếu tố ngoại sinh gây ra bệnh. Để chữa viêm da cơ địa cần các nguyên tắc như sau: khu phong, thanh nhiệt, giải độc, thanh trừ thấp nhiệt, hoạt huyết… Hiện, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đang là bài thuốc được đánh giá cao.

>> Xem chi tiết: Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn điều trị viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2.

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang – “khắc tinh” của bệnh viêm da cơ địa

Sưu tầm nhiều bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa, trong đó có lá trầu không và kế thừa nguyên tắc điều trị y học cổ truyền cùng nhiều nghiên cứu chuyên sâu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang. Theo Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc Đông y duy nhất kết hợp 3 chế phẩm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang lại công dụng toàn diện.

☑️Thuốc ngâm rửa gồm: Trầu không, xuyên tâm liên, khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, mò trắng, ích nhĩ tử,…
☑️Thuốc bôi gồm: Sa đằng tử, hồng hoa, tang bạch bì, kim ngân hoa, đương quy, bí đao, mật ong…
☑️Thuốc uống gồm: Đan sâm, dạ dao đằng, thổ phục linh, bồ công anh, bạch linh, huyết đằng, sa sâm, kim ngân hoa, đơn đỏ, hồng hoa, ké đầu ngựa….

>> Xem thêm: Thành phần, công dụng, hiệu quả của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Bài thuốc đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần, Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết, mỗi thành phần trong bài thuốc đều có tác dụng dưỡng can tức là bồi bổ gan, thanh nhiệt, giải độc – đây là yếu tố cốt lõi quyết định trong việc chữa các bệnh da liễu. Bài thuốc được gia giảm theo tỷ lệ phù hợp với cơ địa từng bệnh nhân.

Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc cho biết, “Bài thuốc là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc dựa trên 100 bài thuốc cổ phương. Bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể đạt được hiệu quả lên đến 95% ngay sau liệu trình đầu tiên”.

đánh giá về bài thuốc chữa viêm da cơ địa của trung tâm thuốc dân tộc
Đánh giá của Ts.Bs Vân Anh về Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Thực tế, đa số bệnh nhân đều đáp ứng tốt với bài thuốc do toàn bộ dược liệu được cung ứng từ vườn dược liệu sạch được phơi, sấy, sao tẩm, chiết tách, cô đọng theo công nghệ khép kín chuẩn GACP-WHO của Bộ Y tế để mang lại hiệu quả cao nhất. Điển hình bệnh nhân Nguyễn Thị Thỏa (30 tuổi, Hà Nội), bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh), bệnh nhi Trần Đức Trung (Hà Nội) … đã khỏi bệnh sau khi tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Xem phản hồi của các bệnh nhân TẠI ĐÂY.

Trên đây là những lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không người đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, để chữa bệnh hiệu quả dứt điểm, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về bệnh và thăm khám tại các bệnh viện với bác sĩ chuyên môn.

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *