Cây Vòi Voi Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Cách Sử Dụng Dược Liệu

Cây vòi voi là loại cây có vị đắng nhẹ, hơi the, mùi hăng, tính mát. Trong Y học cổ truyền, loại cây này được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa tê thấp, viêm xoang, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm họng và một số bệnh lý khác. Để biết thêm các thông tin khác về loại dược liệu này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

cay vòi voi hay còn được gọi là Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Dền voi, Nam độc hoạt,... với danh pháp khoa học là Heliotropium indicum L.
cay vòi voi hay còn được gọi là Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Dền voi, Nam độc hoạt,… với danh pháp khoa học là Heliotropium indicum L.
  • Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Dền voi, Nam độc hoạt,…
  • Tên khoa học: Heliotropium indicum L.
  • Họ: Thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae)

1. Đặc điểm sinh thái của cây vòi voi

Mô tả đặc điểm cây vòi voi:

Cây vòi voi là cây thân thảo mọc hoang, sống lâu năm. Khi trưởng thành cây cao khoảng 35 – 40 cm. Thân cây khỏe, cứng, thân có nhiều lông nhám. Lá hình bầu dục dài, lá nhăn nheo có hình dạng bị vò nát, mép lá có hình răng cưa. Hoa cây vòi voi có màu trắng hoặc tím trắng, hoa không có cuống, mọc xếp liền nhau thành hai hàng song song nhau tạo thành hình dạng có vòi voi. Quả gồm 4 quả hạch con hình tháp.

Cây vòi voi được trồng nhiều ở đâu?

Cây vòi voi mọc hoang ở ven đường, thường xuất hiện ở bãi đất hoang, dọc bờ ruộng. Loại cây này thường mọc hoang rải rác dọc theo đường chữ S nước ta. Trên thế giới, cây vòi voi còn mọc ở nhiều nước khác như: Campuchia, Lào, Philippin, Ấn Độ,…

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng toàn bộ cây vòi voi để bào chế thành thuốc, bao gồm: thân, lá và rễ.

Thu hái: Thu hoạch quanh năm. Thời điểm thích hợp để nâng suất thu được nhiều nhất là vào mùa hè.

Chế biến: Đem những phần cây vòi voi rửa sạch nhiều lần với nước, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy cho khô.

Bảo quản: Bảo quản trong bọc kín để sử dụng lâu dài. Cất trữ ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để nơi có nhiệt độ ẩm ướt.

3. Thành phần hóa học

Trong cây vòi voi có chứa thành phần hoạt chất heliotrin là một alcaloid pyrolizidin gây ung thư. Theo một nghiên cứu khác cũng tìm ra một thành phần khác có tác dụng ức chế khối u, đó là thành phần hoạt chất indixin và indixin N – oxyd.

4. Tính vị – Quy kinh

Tính vị: Cây vòi voi có vị đắng, mùi hăng, hơi cay, tính bình.

Quy kinh: Cây vòi voi được quy vào kinh Tỳ, Thận và Đại tràng.

5. Cây vòi voi có tác dụng chữa bệnh gì?

Trong Đông y, cây vòi voi có các tác dụng sau đây:

  • Tiêu độc
  • Tiêu viêm
  • Trị phong thấp
  • Thanh nhiệt
  • Tiêu thũng
  • Chống viêm
  • Giảm đau, giảm sưng tấy

Chủ trị:

  • Trị phong thấp, sưng khớp, nhức mỏi toàn thân, nhức mỏi gối
  • Viêm họng, loét cổ họng bạch cầu
  • Trị bệnh viêm phổi, viêm mủ màng phổi
  • Chữa lỵ, kiết lỵ, tiêu chảy
  • Chữa viêm tinh hoàn
  • Chữa các bệnh lý về da: á sừng, vảy nến, chàm, viêm da cơ địa,…
  • Trị viêm xoang
Cây vòi voi có vị đắng, mùi hăng, hơi cay, tính bình, được quy vào kinh Tỳ, Thận và Đại Tràng
Cây vòi voi có vị đắng, mùi hăng, hơi cay, tính bình, được quy vào kinh Tỳ, Thận và Đại Tràng

6. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hoàn thành viên hoặc giã nát để đắp lên vùng da. Tuy nhiên, cách dùng còn phụ thuộc vào từng bài thuốc và bệnh lý.

Liều dùng: Dùng 15 – 30 gram/ ngày.

7. Những bài thuốc từ cây vòi voi theo kinh nghiệm của dân gian

Với bản chất là dược phẩm, cây vòi voi được dân gian sử dụng khá nhiều trong y học với nhiều công dụng khác nhau. Với những công dụng đó, dân gian đã sử dụng loại cây này trong một số bài thuốc dưới đây để cải thiện bệnh lý:

# Bài thuốc trị sưng amidan, viêm amidan:

  • Nguyên liệu: Lá cây vòi voi.
  • Thực hiện: Đem lá cây vòi voi rửa sạch nhiều lần với nước, rồi đem giã nát, vắt lấy nước cốt để súc miệng mỗi ngày 4 – 6 lần.

# Bài thuốc trị viêm phổi, bệnh viêm mủ màng phổi:

  • Nguyên liệu: 60 – 12 gram cây vòi voi và mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Đem sắc cùng với một lượng nước vừa đủ và dùng cùng với một ít mật ong nguyên chất. Hoặc đem giã nát để lấy dịch và dùng cùng với mật ong nguyên chất.

# Bài thuốc chữa phong thấp gây nhức tay chân, đau nhức các khớp, xương:

  • Nguyên liệu: 300 gram cây vòi voi khô, 200 gram rễ nhàu rừng, 150 gram củ bồ bồ cùng với 100 gram cỏ mục.
  • Thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn rồi thêm một ít mật rồi vò thành viên nhỏ có kích thước bằng hạt tiêu.
  • Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng 20 – 30 viên, uống cùng với ly nước ấm. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.

# Bài thuốc chữa viêm xoang:

  • Nguyên liệu: 10 nhánh cây vòi voi cùng với 5 – 6 nhánh hoa ngũ sắc tươi.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo. Sau đó đem giã cho nát rồi chắt lấy phần nước cốt cho vào lọ sạch để sử dụng.
  • Cách sử dụng: Người bệnh tiến hành vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, dùng không bông lau khô rồi tiến hành nhỏ thuốc. Mỗi lần sử dụng vài giọt vào mỗi bên mũi.

# Bài thuốc chữa bệnh á sừng:

Cách thứ nhất: Dùng lá cây vòi voi và muối

  • Nguyên liệu: Một nắm lá cây vòi vòi và một ít muối hạt to
  • Cách thực hiện: Đem nắm lá cây vòi voi rửa sạch nhiều lần với nước. Sau đó đem giã cho nát cùng với một ít muối hạt. 
  • Cách sử dụng: Sau khi làm sạch vùng da bị á sừng, người bệnh tiến hành đắp thuốc vào vị trí bị tổn thương. Dùng băng gạc cuốn lại và để qua đêm, rửa sạch vùng da vào sáng hôm sau. Mỗi ngày thực hiện một lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách thứ hai: Dùng rượu từ cây vòi voi

  • Nguyên liệu: Cây vòi voi và rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Đem nắm cây vòi voi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát, vớt ra để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ. Cho toàn bộ vào trong bình thủy tinh, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp, đem cất trữ ở nơi thoáng mát cho đến khi cây ngả sang màu vàng là có thể sử dụng.
  • Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng, người bệnh dùng một nhúm bông gòn thấm lấy một ít rượu rồi bôi nhẹ lên vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây nên.

# Bài thuốc trị viêm da cơ địa:

  • Nguyên liệu: Một nắm cây vòi voi
  • Cách thực hiện: Đem một nắm cây vòi voi rửa sạch nhiều lần với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ. Cho toàn bộ vào trong chày giã nát. Chắt lọc lấy phần nước cốt để bôi lên vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa. Thực hiện mỗi ngày 2 lần để cải thiện màu da.
Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây vòi voi - Theo kinh nghiệm của dân gian
Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây vòi voi – Theo kinh nghiệm của dân gian

8. Một số lưu ý khi sử dụng cây vòi voi

Khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu cây vòi voi, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ em không được sử dụng các bài thuốc từ dược liệu cây vòi voi;
  • Đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong cây vòi voi cần hết sức lưu ý khi sử dụng;
  • Người già yếu, người cao tuổi bị tỳ vị hư hàn, suy nhược cơ thể, bị tiêu chảy lâu ngày không khỏi cần hạn chế sử dụng dược liệu cây vòi voi;
  • Không sử dụng cây vòi voi quá nhiều mà chỉ được sử dụng theo đề xuất của chuyên gia;
  • Trong một số loại vòi voi khác có chứa thành phần ancaloid có nhân pyrolizidinn. Đây là thành phần hoạt chất sẽ làm hại đến chức năng gan và gây hủy hoại tổ chức gan, gây đau bụng kéo dài, xuất huyết lan tỏa. Chính vì thế Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên sử dụng loại dược liệu này. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng chỉ sử dụng ở một số bài thuốc đắp thông thường để trị chứng mụn nhọt, da bầm tím do chấn thương, sưng đau,…

Trên đây là một số thông tin chính về dược liệu cây vòi voi và một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, những thông tin được chúng tôi chia sẻ chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, từ đó sẽ biết thêm một số phương pháp điều trị khác.

Bạn đọc có thể xem thêm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *