ĐỪNG BỎ QUA: 7 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây dễ làm tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là những mẹo dân gian được ưa chuộng hiện nay do sử dụng nguyên liệu tự nhiên khá an toàn và lành tính. Mục đích của các phương pháp này là cải thiện các triệu chứng bệnh, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh mà không cần sử dụng thuốc tây. Cùng điểm qua 7 mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây dưới đây nhé.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả

Viêm mũi dị ứng chưa bao giờ là vấn đề hết “hot” trên các diễn đàn sức khỏe. Theo thống kê, trong số người mắc các bệnh liên quan tới dị ứng, người bị viêm mũi dị ứng chiếm tới 40 – 45%. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng khiến người bệnh phải “khốn đốn” vì rất nhiều triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức, khó thở… 

Trên thực tế, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được cách chữa nào triệt để và an toàn cho người bệnh bởi vì căn nguyên của bệnh xuất phát từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, một số mẹo dân gian lại mang đến những hiệu quả bất ngờ. Một trong số đó là mẹo dùng lá cây để chữa viêm mũi dị ứng. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa viêm mũi dị ứng từ 7 loại lá cây đơn giản, dễ kiếm  dưới đây:

Dùng lá cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cỏ hôi hay hoa cứt lợn là loại cây mọc hoang dại ở các vùng nông thôn nước ta. Đây là một thành phần “nhẵn mặt” trong các bài thuốc chữa viêm xoang dân gian. 

Nghiên cứu cho thấy, cây hoa ngũ sắc có nhiều loại tinh dầu có tác dụng tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng như cardinen, geratocromen hay demetoxygeratocromen. Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rất tốt.

Chữa viêm mũi dị ứng sai cách khiến quá trình điều trị ngày càng khó khăn và gia tăng nguy cơ gặp biến chứng ở người bệnh. XEM NGAY những cảnh báo quan trọng của chuyên gia!
Dùng lá cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao
Dùng lá cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cỏ hôi rất đơn giản. Dùng 1 nắm lá hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch để ráo nước. Sau đó giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm dịch nước cốt này rồi chấm trong 2 lỗ mũi. Thực hiện nhẹ nhàng để niêm mạc mũi không bị tổn thương, sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp hoa ngũ sắc với các loại thảo dược khác để tăng dược tính như: Dùng hoa cứt lợn tươi 1 cái, 2 lá khế tươi, 2 lá bạc hà tươi. Rửa sạch và nghiền nát hỗn hợp này rồi gói vào gạc, nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút. Cuối cùng xì mũi nhẹ để loại bỏ chất bẩn, làm giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Trong lá lốt chứa rất nhiều piperin và piperidin. Đây là những hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang hiệu quả.

Nhiều người chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây từ lá lốt
Nhiều người chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây từ lá lốt

Có rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt. Dưới đây là 4 cách thông dụng nhất:

  • Cách 1: Lá lốt tươi rửa sạch với nước muối pha loãng, vò nát và nhét trực tiếp vào lỗ mũi
  • Cách 2: Lá lốt tươi rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, thấm hoặc nhỏ hằng ngày vào trong 2 lỗ mũi.
  • Cách 3: Xông hơi lá lốt bằng cách đun sôi nước và lá lốt tươi rửa sạch trong 10 phút. Sau đó mở nắp nồi xông, trùm chăn kín đầu và bắt đầu xông. Tinh dầu lá lốt sẽ giúp bạn thư giãn, giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng.
  • Cách 4: Lá lốt tươi phơi khô, nghiền mịn và thổi vào trong mũi.

Trị viêm mũi bằng lá bèo cái

Có lẽ ít ai biết loại thức ăn gia súc này lại là một mẹo chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Loại lá này có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng, chống viêm, tiêu thũng. Tuy nhiên, chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi cần làm đúng quy trình nếu không sẽ gây ngứa da.

Hiệu quả bất ngờ từ cách chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây bèo cái
Hiệu quả bất ngờ từ cách chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây bèo cái

Bèo cái sau khi cắt bỏ rễ, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo nước có thể thực hiện theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Giã nát lá bèo cái tươi, pha với nước ấm. Lọc lấy nước cốt uống trong ngày.
  • Cách 2: Thực hiện tương tự cách 1. Sau khi đã thu được nước cốt, thêm 1 thìa mật ong, một ít nước cốt gừng, khuấy đều và uống mỗi ngày 2 lần.

Dùng lá ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng

Ngải cứu là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với hoạt tính giảm đau, kháng viêm, dùng trong điều trị các bệnh như ho, cảm cúm, viêm khớp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Ngải cứu có thể chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Ngải cứu có thể chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Cách 1: Dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô nấu nước ngâm chân vào mỗi buổi tối hằng ngày trước khi đi ngủ. Biện pháp này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh thư giãn và ngủ sâu hơn.

Cách 2: Lấy 100g lá và ngọn thân ngon ngải cứu, rửa sạch với nước, phơi khô cho héo bớt (Tốt nhất nên phơi ở những nơi có gió, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời làm mất tác dụng chữa bệnh của cây). Sau khoảng 8 tiếng đem giã hoặc vò nát cho lá tơi ra, loại bỏ gân lá. Dùng 1 miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu lại thành hình điếu thuốc, đốt và hơ trên một số huyệt ở đỉnh đầu.

Khi thực hiện cách này cần để ngải cứu cách các huyệt trên đầu một khoảng 1.5cm, hơ đến khi có cảm giác ấm nóng thì chuyển sang huyệt khác. Cứ thế luân phiên trong khoảng 30 phút.

Áp dụng cách chữa bệnh này 15 ngày nghỉ 1 tuần, liên tục cho đến khi bệnh khỏi thì dừng lại.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bạc hà

Trong bạc hà có chứa rất nhiều loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt như L- methol, L- limonene, L-a-pine, methyl acetat. Do đó cây này được ứng dụng rộng rãi để chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang. 

 Người bệnh viêm mũi dị ứng chỉ cần uống 1 – 2 tách trà bạc hà, thêm một chút mật ong mỗi ngày. Sau một thời gian, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá  bạc hà để xông mũi 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Trước khi xông, người bệnh cần vệ sinh mũi sạch sẽ, khi xông hãy thư giãn cơ thể, hít thở sâu, chậm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng

Rất nhiều người có thể nhầm lẫn giữa bạc hà và húng chanh, tuy nhiên đây là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau. Theo nghiên cứu, lá húng chanh chứa hàm lượng tinh dầu lớn bao gồm: Salicylat eugenol, phenol có khả năng kháng khuẩn mạnh. Theo Đông y, húng chanh có vi cay, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Cách sử dụng lá húng chanh như sau: Lấy một ít lá húng chanh tươi, rửa sạch, để ráo nước, hãm với nước sôi uống thay trà hằng ngày sẽ giúp thông thoáng đường thở, người bệnh dễ thở hơn. 

Có thể sử dụng lá húng chanh để xông mũi tương tự như lá cây bạc hà.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cà gai

Trong YHCT, cây cà gai leo (cà độc dược) là vị thuốc có tính ẩm, vị cay, có tác dụng giảm đau. chống viêm. Nhờ đó, loại thảo dược này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Lá cây cà gai leo (cà độc dược) có nhiều tác dụng chữa viêm mũi dị ứng
Lá cây cà gai leo (cà độc dược) có nhiều tác dụng chữa viêm mũi dị ứng

Cách chữa viêm mũi dị ứng từ lá cây cà gai leo được thực hiện như sau:

  • Thu hái lá cây cà gai leo, rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong hũ kín để dùng dần
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một ít lá cây khô đem đốt và hít phần khói bốc lên. Dùng mũi để hít và thở ra bằng miệng.
  • Mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút, mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.

Những lá cây được gợi ý trên đây đều là những loại thảo dược dễ kiếm, rẻ tiền, có thể sẽ giúp bạn vượt qua các triệu chứng của căn bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây đều là những mẹo dân gian, vốn chưa được kiểm chứng lâm sàng, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của mỗi người. Nếu sau một thời gian áp dụng các mẹo chữa bệnh trên đây mà không có tác dụng, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và tìm ra phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất cho bản thân.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *