Củ Riềng: Tác Dụng Và 12 Bài Thuốc Trị Bệnh Cực Hay

Theo tài liệu ghi chép của Đông y, củ riềng có tính nóng, qui kinh Vị và Tỳ. Do đó, thảo dược có tác dụng tán hàn tiêu thực, giảm đau và ôn trùng. Vì vậy, thường sử dụng chủ trị các bệnh như đau nhức vùng thượng vị do ăn không tiêu hoặc cảm thương hàn. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như eczema, lang ben,…

Củ riềng
Củ riềng được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh

+ Tên gọi khác: Có khá (theo tiếng Thái), lương khương, riềng thuốc, tiểu lương khương, cao lương khương, riềng gió, kìm sung (tiếng Dao) hoặc phong khương

+ Tên khoa học: lpinia officinarum Hance.

+ Tên tiếng Anh: Lesser Galangal

+ Họ: Gừng Zingiberaceae

Đặc điểm thực vật của củ riềng

Riềng là cây thân thảo sống lâu năm, sinh trưởng tốt ở nơi bóng râm nhưng kỵ nước. Cây phát triển có chiều cao trung bình khoảng 2 mét. Thân riềng có hai loại là thân trên không và thân rễ. Thân rễ hay gọi là củ mọc bò ngang, vỏ màu đỏ nâu. Thân có hình trụ, phân nhánh và ruột có màu vàng sáng. Thân trên không là các phiến lá ôm sát nhau thành bẹ, là phần phía trên thân rễ, có chiều cao khoảng 40 – 110 cm. Thân trên không có đốt mang lá.

Lá thuôn dài, hình mác hẹp, có đầu nhọn. Lá màu xanh có chiều dài từ 20 – 30 cm và rộng từ 1.2 – 2.5 cm. Bẹ lá dạng vẩy với lưỡi bẹ dạng vẩy nhọn. Hoa mọc thành cụm, thường ở ngọn. Cụm hoa hình chùy, có chiều dài từ 6 – 10 cm, xung quanh hoa có lông mềm. Hoa có 2 lá bắc hình mo với màu xanh và trắng. Hoa riềng thường nở vào tháng 5 – 8.

Rễ cây riềng dạng chùm, mọc ở thân rể hoặc các đốt dưới gốc. Khi non, rễ có màu đỏ nâu và khi về già chúng chuyển sang màu vàng nhạt. Củ riềng chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau. Bên ngoài củ còn bao phủ một lớp vảy, có mùi hương dịu nhẹ. Ruột củ đặc có màu vàng nhạt hoặc trắng, có nhiều sợi xơ. Quả riềng hình cầu, có chiều rộng 1cm. Quả có màu hồng, có lông, thường ra vào tháng 9 – 11.

Phân bố và môi trường sống của củ riềng

Riềng là loại cây mọc hoang, có nguồn gốc bản địa ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây). Ở Việt Nam, có thể tìm thấy dược liệu ở khắp mọi nơi. Đặc biệt là những nơi có đất ẩm ướt như bờ ruộng hoặc bờ ao,….

Thành phần hóa học của củ riềng

Thảo dược chứa các thành phần dưỡng chất sau:

  • Kaempferit C16H12O6
  • Xineola
  • Alpinin C17H16O6
  • Tinh dầu 1%
  • Metylxinnamat
  • Galangin C15H10O5
  • Chất cay galangola
Hình ảnh củ riềng
Củ riềng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá, hạt và thân rễ (củ) nhưng phổ biến nhất vẫn là phần củ
  • Thu hái: Quanh năm. Thông thường, dược liệu được thu hoạch sau khi trồng 1 năm
  • Chế biến: Sau khi đào dược liệu về đem rửa sạch, cắt bỏ phần rễ con. Sau đó, thái lát hoặc đoạn 2 – 3 cm rồi đem phơi khô. Dược liệu khô dùng trong Đông y thường gọi là cao lương khương
  • Bảo quản: Đối với củ riềng tươi, sau khi đào về, rửa sạch và để khô vỏ rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Còn dược liệu khô, cho vào bình thủy tinh hoặc túi ni lỏng, đậy kín và để ở nơi tránh ánh sáng và không khí ẩm

Tính vị và qui kinh của củ riềng

  • Tính vị: Tính nóng và vị cay
  • Qui kinh: Vị và Tỳ

Tác dụng của củ riềng

Theo Đông y, củ riềng có tác dụng trừ hàn, tiêu sưng, ôn trung, tiêu thực và giảm đau. Vì vậy, dược liệu dùng chữa trị các bệnh lý như:

  • Đau nhức xương khớp
  • Khó tiêu
  • Nôn ói
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng do hàn
  • Nôn ói
  • Chữa các chứng đau thượng vị do cảm phong hàn
  • Ăn không tiêu
  • Tiêu hóa kém
  • Ợ chua
  • Ợ hơi

Theo nghiên cứu Y học hiện đại, củ riềng có hoạt tính sinh học cao, có những tác dụng đặc trưng sau:

  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu: Các nghiên cứu chỉ rõ, củ riềng có tác dụng đào thải độc tố khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, dược liệu còn có công dụng thúc đẩy và làm tăng tuần hoàn máu. Khi đó, máu huyết lưu thông tốt, làm tăng dưỡng chất nuôi dưỡng đến da và các cơ quan khác của cơ thể. Đặc biệt, hoạt chất chống oxy hóa chứa trong củ gừng có tác dụng chống gốc tự do gây thương tổn da. Do đó, thường xuyên sử dụng giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Đồng thời giúp làm đẹp da và thúc đẩy tóc tăng trưởng tốt
  • Làm lành vết bỏng trên da: Bôi củ riềng lên vùng da bị bỏng có tác dụng giảm đau, cải thiện sự khó chịu. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa chứa trong riềng có khả năng thúc đẩy tái tạo tế bào da mới. Vì vậy, chúng giúp làm lành vết bỏng trên da
  • Cải thiện tình trạng đau bụng do hành kinh: Tiêu chảy hoặc đau bụng kinh là một trong những biểu hiện thường xuất hiện trong kỳ hành kinh ở phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể sử dụng một chút củ riềng. Các hoạt chất chứa trong dược liệu có khả năng khắc phục triệu chứng đau bụng và tiêu chảy
  • Phòng ngừa bệnh ung thư: Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, riềng có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn chặn sự tấn công của gốc tự do đối với DNA. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Củ riềng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ưng thư như ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư gan, ung thư dạ dày hoặc ung thư đường mật,…
  • Tăng cường chức năng nhận thức: Hoạt chất có tên gọi ACA có chứa trong củ riềng có khả năng hỗ trợ giúp tăng cường nhận thức. Theo một số nghiên cứu, chúng còn có tác dụng làm giảm một số dạng thoái hóa ở não liên quan đến nhận thức.
  • Nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể: Tính kháng khuẩn tồn tại trong dược liệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Bên cạnh đó, sử dụng lượng nhất định của riềng mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, thường xuyên dùng giúp phòng chống bệnh.
  • Phòng ngừa và chữa trầm cảm: Một số nghiên cứu về thành phần hóa học củ riềng cho hay, dược liệu có chứa các dưỡng chất có thể giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha. Vì vậy, giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm
  • Giúp cải thiện chất lượng tinh trùng: Nghiên cứu công bố trên Iranian Journal of Reproductive Medicine vào năm 2014 cho biết, củ riềng có tác dụng nâng cao chất lượng và làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Vì thế, sử dụng thường xuyên giúp tăng cường chức năng sinh sản ở cánh mày râu.
Tác dụng cao lương khương
Củ riềng có tác dụng phòng chống ung thư

Cách dụng và liều lượng khi dùng củ riềng

  • Cách dùng: Có thể dùng dược liệu tươi hoặc khô. Hình thức dùng phổ biến là ngâm rượu, sắc thuốc hoặc đắp ngoài.
  • Liều dùng: 8 – 16 gram/ ngày dưới dạng đường uống. Trường hợp dùng ngoài, liều lượng sử dụng tùy ý. 

14 Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

+ Điều trị đau dạ dày do hư hàn

Đau dạ dày do hư hàn là tình trạng đau diễn ra trong thời gian nhất định. Đau thường xuất hiện nhiều khi người bệnh đói hoặc gặp lạnh. Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện như ăn uống không ngon, đầy bụng, nôn nước trong, lưỡi nhạt, mạch trầm hoặc rễ lưỡi trắng.

Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân chuẩn bị 8 gram củ riềng, 8 gram hương phụ, 7 gram đinh hương, 4 gram sa nhân, 30 gram bách hợp, 10 gram ô dược và 30 gram đan sâm. Sắc thuốc với 3 bát nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 1 bát, chia ra uống 2 lần trong ngày. Liệu trình điều trị bệnh 5 ngày.

+ Chữa ăn kém hoặc cảm sốt

Sử dụng 40 gram cao lương khương đem tẩm dầu vừng sao và 40 gram gừng khô nướng cháy sém. Đem hai vị thuốc tán mịn và trộn với mật lơn, làm hoàn viên to như hạt bắp. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 15 – 20 viên. Kiên trì sử dụng trong 15 ngày.

+ Trị chứng nôn mửa hoặc ăn không tiêu

Dùng 12 gram cao lương khương và 2 quả đại táo sắc với 300 ml và uống. Sử dụng ít nhất 3 – 5 ngày giúp giảm nhanh triệu chứng nôn mửa hay ăn không tiêu.

+ Chữa ho nhiều đờm trắng do cảm phong hàn

Sử dụng củ riềng tươi cùng với vỏ quýt đỏ, mỗi lượng bằng nhau. Sau đó đem sao với mật mía và cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày ngậm 3 – 4 lần, mỗi lần ngầm 3 – 4 lát. Dùng liên tự trong 7 ngày, triệu chứng ho có đờm sẽ nhanh chóng thuyên giảm và từ từ biến mất.

+ Chữa đau vùng vị quản do hàn

Sử dụng củ riềng tươi đem rửa sạch, thái lát phơi khô. Sau đó trộn thêm hương phụ tứ chế, lượng bằng nhau rồi đem tán thành bột mịn. Cuối cùng trộn với nước cốt gừng và hoàn viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong 10 ngày.

+ Chữa chứng ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn xuất hiện với các triệu chứng như đau bụng, đại tiện lỏng, nôn mửa, huyết áp thấp, mạch đập nhanh hoặc rối loạn điện giải. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc từ củ riềng sau đây để cải thiện bệnh.

Chuẩn bị:

  • Cao lương khương: 16 gram
  • Bạch truật: 12 gram
  • Hoài sơn: 16 gram
  • Sinh khương nướng: 16 gram
  • Chích thảo: 10 gram
  • Thảo quả: 10 gram
  • Bán hạ chế: 8 gram
  • Liên nhục: 12 gram
  • Biển đậu: 12 gram
  • Hoàng liên: 10 gram

Thực hiện:

  • Rửa sơ các vị thuốc
  • Cho vào nồi và thêm 3 bát nước
  • Sắc đến khi cạn còn 1.5 bát
  • Lọc lấy nước, chia làm 3 và uống (cách 2 tiếng uống 1 lần)
Bài thuốc chữa bệnh từ riềng gió
Chữa ngộ độc thức ăn bằng củ riềng

+ Điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Dùng 20 gram củ riềng khô, 20 gram thạch xương bồ, 20 gram nhân hạt gấc sao vàng, 24 gram quế, 16 gram thiên niên kiện và 16 gram trần bì sao. Cho dược liệu vào lọ thủy tinh, đổ ngập rượu và ngâm 10 – 15 ngày. Dùng rượu thuốc xoa bóp vị trí đau nhức mỗi ngày, giúp giảm nhanh cơn đau.

+ Điều trị bệnh phong thấp

Sử dụng 60 gram hạt tía tô, 60 gram cao lương khương và 60 gram vỏ quýt. Đem tất cả đi sấy khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy 4 gram hòa tan nước ấm hoặc 1 chén rượu nhỏ, uống. Ngày uống 2 lần, dùng trong 7 ngày.

+ Trị chứng đau bụng

Dùng 20 gram củ riềng, 60 gram búp ổi và 8 gram nụ sim đem sấy khô và tán bột. Sử dụng 5 gram bột hòa nước ấm và uống sau ăn. Ngày dùng 3 lần, sử dụng 5 – 7 ngày, triệu chứng đau bụng sẽ khỏi. Ngoài dùng thuốc bột, bệnh nhân cũng có thể dùng 200 gram củ riềng, 80 gram hậu phác và 120 gram quế đem trộn đều và sấy khô. Mỗi ngày dùng 12 gram sắc với 200 ml nước. Chờ nước thuốc cạn còn 50 ml, chia ra uống. Sử dụng 2 – 4 ngày.

+ Trị sốt rét 

Chuẩn bị:

  • Bột riềng: 300 gram
  • Bột quế: 100 gram 
  • Bột thảo quả: 100 gram
  • Mật ong

Thực hiện:

Tất cả dược liệu trộn đều với mật ong và hoàn viên. Ngày uống 15 viên. Nên uống trước khi ăn.

+ Chữa bệnh lang ben

Sử dụng 100 gram củ riềng tươi, 100 gram lá và củ chút chít, đem giã nát. Sau đó vắt nước cốt 1 quả chanh vào, trộn đều rồi đun nóng. Sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh sạch, dùng bông gòn thấm dung dịch thuốc thoa đều lên. Ngày bôi 2 – 3 lần. Thực hiện 5 – 7 ngày, triệu chứng ngứa rát, khó chịu sẽ dần dần thuyên giảm.

+ Điều trị bệnh hắc lào

Dùng 100 gram củ riềng đem giã nát và ngâm với 200 ml rượu 70 độ 7 – 10 ngày. Dùng rượu thuốc thoa lên vùng da bị tổn thương do bệnh hắc lào gây nên. Ngày thoa 2 – 3 lần. Thường xuyên sử dụng, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.

Củ riềng không chứa độc tính nên khá an toàn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, dược liệu có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng, tăng tiết acid dạ dày hoặc nóng trong. Bên cạnh đó, thảo dược khuyến cáo chống chỉ định ở những đối tượng nôn mửa hoắc loạn, cảm phong nhiệt hoặc thương thử. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ xảy ra phản ứng phụ, các bạn cần trao đổi kỹ với thầy thuốc trước khi ứng dụng.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *