Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo: Đặc Điểm Cây Thuốc Và Công Dụng

Bạch hoa xà thiện thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn và được quy vào 5 kinh như: Tâm, Vị, Can, Đại trường và Tiểu trường. Loại dược liệu này được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da, ung nhọt, trị vết rắn cắn, vết thương bầm tím,… đặc biệt là hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng ở thời kỳ đầu.

Những thông tin cần biết về dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo: Đặc điểm sinh thái, tính vị, quy kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc hay
Những thông tin cần biết về dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo: Đặc điểm sinh thái, tính vị, quy kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc hay

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị diệp luật, Tán thảo, Dương tu thảo, An điền lan, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, Bòi ngòi bò,…
  • Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd
  • Họ: Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)

Đặc điểm sinh thái của cây Bạch hoa xà thiệt thảo

Mô tả dược liệu: Cây Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thân thảo mọc bò, sống hằng năm. Loại cây này chỉ dài khoảng 20 – 25cm. Thân vuông màu xanh lục và chuyển sang nâu khi trưởng thành. Lá hình mác thuôn dài, lá mọc đối, dài khoảng 1 – 3.5 cm và rộng khoảng 1 – 3 mm. Gốc lá và đầu lá nhọn, mặt trên của lá nhẵn hoặc hơi nháp, mặt dưới của lá hình xám nhạt. Hoa nhỏ, màu trắng, có cuống, mọc đơn độc hoặc mọc thành đôi ở kẽ lá. Mỗi hoa có 4 cánh hoa, 4 lá đài hình mác, mép có lông dạng mi. Quả khô, bao bọc bởi những lá đài tồn tại. Hạt có nhiều gocc cạnh.

Phân bố dược liệu: Cây bạch hoa xà thiệt thảo là loại cây mọc dại, thường xuất hiện nhiều ở các nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung và khu trung du Bắc Bộ. Bên cạnh đó, loại cây này cũng xuất hiện nhiều ở các nước khác như: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka và các tỉnh phía nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn bộ cây Bạch hoa xà thiệt thảo để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Thu hoạch quanh năm.

Sơ chế: Làm sạch toàn bộ nguyên liệu vừa được thu hái qua nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và có thể sử dụng ngay ở dạng tươi. Nếu sử dụng ở dạng khô, sau khi được làm sạch thì thái thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 5 – 6 cm rồi đem phơi dưới bóng râm cho khô.

Cách bảo quản: Dược liệu tươi nên sử dụng hết trong ngày hoặc chỉ bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh qua ngày, không được sử dụng dược liệu lâu ngày. Đối với dược liệu khô cần được bảo quản trong bọc kín để được sử dụng trong khoảng thời gian lâu.

Cây Bạch hoa xà thiệt thảo là cây mọc dại ở những vùng đất khô hoặc ở bụi rậm, bãi cỏ thấp
Cây Bạch hoa xà thiệt thảo là cây mọc dại ở những vùng đất khô hoặc ở bụi rậm, bãi cỏ thấp

Thành phần hóa học của dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo

Trong cây Bạch hoa xà thiệt thảo có chứa các thành phần hóa học sau:

  • Ursolic acid
  • Oleanolic acid
  • Hentriaconotane
  • Stigmastatrienol
  • B – sitosterol
  • P – coumanic
  • B – sitosterol – D – glucoside

Tính vị và quy kinh của dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo

Tính vị: Trong Đông y cổ truyền, dược liệu bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt nhạt, tính mát.

Quy kinh: Bạch hia xà thiệt thảo được quy vào kinh Tâm, Vị, Can, Đại trường và Tiểu trường.

Tác dụng dược lý của dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột thừa khi tiến hành thí nghiệm trên cơ thể thỏ;
  • Có tác dụng kháng khuẩn: Thành phần hoạt chất in vitro có trong dược liệu bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng không mạnh khi tiến hành thí nghiệm trên cơ thể thỏ. Mặt khác, dung dịch này khi tiêm vào cơ thể thỏ thì không có tác dụng ức chế vi khuẩn;
  • Có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ nội bì lưới, tăng chức năng của hệ miễn dịch và làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào;
  • Có tác dụng chống khối u: Nồng độ in vitro có trong thuốc sắc Bạch hoa xà thiệt thảo khá cao. Thành phần này có tác dụng ức chế các tế bào trong bệnh viêm bạch cầu cấp và mãn tính;
  • Có tác dụng kháng viêm: Thuốc sắc Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng làm tăng cường chức năng và sự hoạt động của vỏ tuyến thượng thận;
  • Có tác dụng kháng tế bào ung thư, ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào của ung thư bị hoạt tử;
  • Ức chế sản sinh tinh dịch;
  • Chống nọc độc rắn cắn.

Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền

  • Thanh nhiệt, tiêu ung và giải hỏa độc (thoe Trung Dược Học);
  • Thanh nhiệt, giải độc, khử ứ và lợi niệu (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển);
  • Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu ung và kháng nham (theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược);
  • Tiêu thũng, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm và giải độc (theo Quảng Đông Trung Dược).

Chủ trị:

Dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo có được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

  • Rắn cắn, côn trùng đốt;
  • Kiết lỵ;
  • Viêm gan thể vàng da hoặc thể không vàng da cấp tính;
  • Tổn thương do bị tai nạn, té ngã dẫn đến bầm tím;
  • Mụn nhọt, lở đau;
  • Nhiễm trùng đường tiểu;
  • Viêm ruột thừa;
  • Viêm hạnh nhân;
  • Bệnh về đường hô hấp: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn tính,…

Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo

Cách dùng: Dùng Bạch hoa xà thiệt thảo ở dạng thuốc sắc hoặc giã nát đắp ngoài da. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số cây thuốc khác.

Liều dùng: Dùng 12 – 20 gram/ ngày ở dạng tươi hoặc sử dụng 20 – 40 gram nếu sử dụng ở dạng khô.

Bạch hoa xà thiện thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng trị bệnh ngoài da, ung nhọt, trị vết rắn cắn, vết thương bầm tím, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Bạch hoa xà thiện thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng trị bệnh ngoài da, ung nhọt, trị vết rắn cắn, vết thương bầm tím, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Bạch hoa xà thiệt thảo và những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo theo sự ghi nhận của giới dược lý hiện đại và theo kinh nghiệm của dân gian. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị theo nếu cần thiết:

1. Bạch hoa xà thiên thảo trị rắn độc cắn

  • Chuẩn bị: 20 gram Bạch hoa xà thiệt thảo và 200 ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Làm sạch dược liệu bằng nước sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn, sau đó đem sắc cùng với rượu trắng đã được chuẩn bị. Chia nước sắc thành 3 phần nhỏ, 2 phần thì để uống nhiều lần trong ngày, 1 phần còn lại để đắp trực tiếp lên vùng rắn cắn.

2. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo trị vàng da, viêm gan

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Hạ khô thảo mỗi vị 31.25 gram cùng với 15.625 gram Cam thảo.
  • Cách thực hiện: Sau khi làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ để chế thành siro. Mỗi lần sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê và dùng mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần một ngày.

3. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị viêm ruột thừa cấp tính, viêm phúc mạc nhẹ

  • Chuẩn bị: 60 gram Bạch hoa xà thiệt thảo.
  • Cách thực hiện: Làm sạch dược liệu rồi đem sức cùng với 4 chén nước lọc. Sau đó, chia lượng nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

4. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo giúp bảo vệ gan, lợi mật

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Hạ khô thảo mỗi vị 2 phần cùng với 1 phần Cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. bạn nên chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

5. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo trị viêm ruột thừa cấp

  • Chuẩn bị: 80 gram Bạch hoa xà thiệt thảo.
  • Cách thực hiện: Sắc để lấy nước dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm. Trường hợp nhẹ thì sử dụng mỗi ngày 1 thang; hoặc sử dụng mỗi ngày 2 thang đối với trường hợp bệnh nặng.

6. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị viêm amidal cấp tính

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Xa tiền thảo mỗi vị 12 gram.
  • Cách thực hiện: Sắc để lấy nước dùng cải thiện bệnh lý.

7. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị ho do viêm phổi

  • Chuẩn bị: 40 gram Bạch hoa xà thiệt thảo cùng với 8 gram Trần bì.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phần nửa. Dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm, có thể chia lượng nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

8. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị viêm đường tiểu, chứng tiểu buốt, tiểu gắt

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo, Kim ngân hoa và Dã cúc hoa mỗi vị 40 gram cùng với 20 gram Thạch vi.
  • Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống để thay cho nước trà. Kiên trì sử dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

9. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi bị thắt ống dẫn tinh)

  • Chuẩn bị: 30 gram Bạch hoa xà thiệt thảo.
  • Cách thực hiện: Đem thảo dược sắc cùng với 4 chén nước, tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa. Chắt lọc lấy nước sắc rồi chia thành 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm.

10. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo chữa vết bầm do chị chấn thương ở thể nhẹ

  • Chuẩn bị: 120 gram Bạch hoa xà thiệt thảo tươi.
  • Cách thực hiện: Sau khi làm sạch dược liệu, đem Bạch hoa xà thiên thảo đun cùng với nửa phần nước lọc và nửa phần nửa. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phần nửa. Chắt lọc lấy phần nước cốt rồi chia thành phần để sử dụng hết trong ngày.
Những bài thuốc hay từ dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo theo kinh nghiệm của dân gian
Những bài thuốc hay từ dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo theo kinh nghiệm của dân gian

11. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị ung nhọt, u bướu

  • Chuẩn bị: 120 gram Bạch hoa xà thiệt thảo cùng với 60 gram Bán biên liên tươi.
  • Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên sắc cùng với 4 chén nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 2 chén là được. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hai vị thuốc trên để đắp ngoài da, nơi bị đau sau khi giã nát.

12. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị ung thư phổi

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Bạch mao căn mỗi vị 160 gram.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với nước đường. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

13. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo trị sốt cao co giật ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Một nắm dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm Bạch hoa xà thiệt thảo bằng nước sạch rồi đem giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt. Chia thành 1 – 3 lần uống mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng một thìa canh.

14. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ điều trị viêm loét cổ tử cung

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch anh và Nhất chi hoàng hoa mỗi vị 30 gram cùng với 15 gram Quán chúng.
  • Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

15. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ điều trị ung thư gan

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Chó đẻ răng cưa mỗi vị 30 gram cùng với 10 gram Cam thảo dây.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.

16. Bài thuốc từ Bạch hoa xà thiệt thảo chữa ung thư dạ dày

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và rễ cỏ tranh mỗi vị 60 gram cùng với 40 gram hạt Bo bo.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để uống vào mỗi buổi sáng và tối.

17. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh sỏi mật

  • Chuẩn bị: 30 gram Bạch hoa xà thiệt thảo, 20 gram Kiêm tiền thảo, 16 gram màng trong Mề gà (sao vàng) cùng với 10 gram Cam thảo dây.
  • Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc thuốc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước cốt và dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm.

18. Bài thuốc sử dụng Bạch hoa xà thiệt thảo chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo và Cúc liên chi dại mỗi vị một nắm.
  • Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên nấu nước để tắm.

Bài viết đã cung cấp cho bạn độc những thông tin về dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và những bài thuốc từ dược liệu này. Phụ nữ mang thai hay có dấu hiệu đang mang thai cần hết sức lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Mặt khác, các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần từ dược liệu này cũng cần thận trọng khi sử dụng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định hay lời khuyên của giới chuyên môn. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Bình luận (1)

  1. Vũ Nhiệt says: Trả lời

    Loại thảo dược thật quý

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *