Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp vừa là một bệnh xương khớp mãn tính, vừa là một bệnh tự miễn xuất hiện với nhiều triệu chứng nghiêm trọng ngay bên trong hoặc ngoài các khớp xương và sụn, hay thậm chí là toàn thân. Bệnh xảy ra ở nhiều mức độ tổn thương khác nhau và có diễn biến phức tạp. Vậy bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh gây sưng, gây đỏ dẫn đến đau nhức, sưng và xơ cứng khớp. Phần lớn, các triệu chứng này sẽ xuất hiện ở khớp gối, khớp bàn chân, khớp lưng và khớp tay. Tình trạng viêm cũng xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Cụ thể như: Mắt, phổi, tim, da, mạch máu và hệ thống dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp.

Nguyên nhân khiến bệnh hình thành và phát triển vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, bệnh viêm khớp được cho là sự tác động qua lại, sự tương tác giữa nhiều yếu tố gồm: Môi trường, miễn dịch, di truyền, nhiễm trùng và hormone. 

Bên cạnh đó, những yếu tố về tâm lý, kinh tế xã hội, lối sống cũng tác động và cũng ảnh hưởng đến khớp. Cụ thể như thói quen uống cà phê, hút thuốc lá, tiếp xúc với silicon. Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh gây chết người. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể làm giảm tuổi thọ. Đồng thời gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm gồm:

Bệnh về phổi

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ sẹo phổi, bao gồm cả tăng huyết áp trong phổi, những đường dẫn khí nhỏ bị tắc nghẽn, viêm lớp niêm mạc phổi. 

Theo kết quả, thông tin nghiên cứu được xuất bản trên trang Arthritis&Rheumatism vào năm 2010, vào thời điểm đó có khoảng 10 – 20% trường hợp viêm khớp dạng thấp phát triển mạnh khiến bệnh phổi mãn tính hình thành. Tình trạng viêm và sưng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tác động làm tăng nguy cơ sẹo phổi. Đồng thời gây ra nhiều vấn đề khác có liên quan đến phổi và chức năng của phổi. Cụ thể như: Tăng huyết áp trong phổi và tắc nghẽn tại những đường dẫn khí nhỏ.

Hơn thế, một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng của phổi và dẫn đến tình trạng viêm lớp niêm mạc phổi.

Bệnh về phổi
Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ sẹo phổi, bao gồm cả tăng huyết áp trong phổi, những đường dẫn khí nhỏ bị tắc nghẽn, viêm lớp niêm mạc phổi

Biến chứng về mắt

 Việc không sớm điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Thậm chí là gây mù lòa cho người bệnh.

Vấn đề về tim mạch

Xơ vữa động mạch là biến chứng xuất hiện phổ biến nhất khi bạn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013, nguy cơ mắc bệnh tim ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 50 lần so với những người bình thường. Ngoài ra, nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân cao hơn gần 2 lần, nguy cơ xảy ra cơn đau tim cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.

Ngoài những bệnh lý, vấn đề về tim nêu trên, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp còn có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng suy tim tắc nghẽn.

Vấn đề về tim mạch
Nguy cơ mắc bệnh tim ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 50 lần so với những người bình thường

Tổn thương thần kinh

Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, những vấn đề về thăng bằng và triệu chứng đau cổ có thể là biểu hiện của tình trạng tổn thương thần kinh. Phần trên của cột sống có thể bị tác động và bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp. Những tổn thương xuất hiện tại các khớp ở cổ có thể làm tăng áp lực và gây nên những kích thích đối với các dây thần kinh ở cột sống. 

Bên cạnh đó, bệnh viêm khớp dạng thấp và những triệu chứng của bệnh còn có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh ngoại vi của cột sống và của não. Đồng thời chèn ép lên dây thần kinh giữa (một dây thần kinh di chuyển từ cẳng tay qua cổ tay để đến điểm dừng là bàn tay) và dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

Viêm mạch máu

Viêm mạch máu cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp. Mạch máu sẽ bị tác động và giảm kích thước hoặc bị thu hẹp do bệnh viêm khớp dạng thấp và những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, ở những trường hợp bệnh nặng, mạch máu cũng có thể yếu hơn khiến sự lưu thông của dòng máu bị ngăn chặn.

Viêm mạch máu
Viêm mạch máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh loãng xương

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các tổn thương và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến mật độ xương suy giảm. Ngoài ra việc bệnh nhân ít vận động do bị đau khớp cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh loãng xương hình thành và phát triển.

Mất chức năng vận động thông thường 

Ở thời gian đầu, nếu bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp sẽ có nguy cơ cao bị giảm khả năng hoặc mất hoàn toàn chức năng vận động thông thường. Cụ thể như: Cầm, nắm, di chuyển các ngón tay… Điều này có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng lao động.

Biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp hoặc tàn phế

Cứng khớp là biến chứng xuất hiện phổ biến. Khi đó, các ngón tay của người bệnh sẽ khó có thể di chuyển, bàn tay khó có thể cầm hoặc nắm lại được. Bên cạnh đó tình trạng cứng khớp khiến bệnh nhân khó có thể xoay tay hay thậm chí là xoay vai. Ngoài ra nếu không có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây hẹp khe khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ và có thể dẫn đến tàn phế suốt đời.

Biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp hoặc tàn phế
Nếu không sớm có biện pháp điều trị thích hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây hẹp khe khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ và có thể dẫn đến tàn phế suốt đời

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?”. Từ những thông tin này chúng ta có thể thấy viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp, bệnh nhân có thể bị tàn phế, mù vĩnh viễn hoặc tử vong nếu biến chứng là các bệnh về tim và phổi. Do đó, để tránh gây nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện ngay khi bệnh vừa xuất hiện.

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 06/09/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *