Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không?

Sau khi tiêm phòng viêm gan B, bạn có thể bị sốt, đau đầu, tiêu chảy, chóng mặt và buồn nôn. Đây là phản ứng thông thường của cơ thể khi tiếp nhận vaccine và sản sinh kháng thể. Nếu chăm sóc đúng cách, các tác dụng phụ này có thể thuyên giảm chỉ sau 3 – 5 ngày.

Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không
Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không?

Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không?

Chích ngừa viêm gan B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay. Biện pháp này sử dụng vaccine chứa phân tử protein có trên bề mặt virus ái tính với Hepatitis B virus (tác nhân gây viêm gan B) nhằm thúc đẩy hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tương ứng có khả năng chống chọi với virus và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Tiêm vaccine ngừa viêm gan B được áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ lớn và người trưởng thành. Ở từng độ tuổi và đối tượng cụ thể, bác sĩ có chỉ định phác đồ 3 – 4 mũi hoặc chỉ tiêm 1 mũi bổ sung. Ngoài các vấn đề về chỉ định, chống chỉ định và những lưu ý sau khi tiêm, rất nhiều bạn đọc có thắc mắc “Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không?”.

Theo các chuyên gia, phản ứng với vaccine ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do đó sẽ có trường hợp bị sốt và gặp phải một số tác dụng phụ sau khi chích ngừa. Ngược lại, một số trường hợp hầu như không phát sinh triệu chứng hay xuất hiện thay đổi sau khi tiêm.

Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không
Sốt sau khi tiêm vaccine là phản ứng khi cơ thể tiếp nhận “chất lạ” và sản sinh kháng thể

Triệu chứng sốt sau khi tiêm phòng là hiện tượng khá phổ biến và xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây là phản ứng thông thường của cơ thể khi tiếp nhận “chất lạ” và sản sinh kháng thể. Triệu chứng này có thể giảm nhanh chỉ sau 2 – 5 ngày tiêm.

Ngoài sốt, tiêm vaccine phòng viêm gan B còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau, sưng ở vị trí tiêm, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau cổ họng,… Hầu hết các tác dụng phụ này đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

Biện pháp giảm sốt sau khi tiêm ngừa viêm ngừa B

Các tác dụng phụ do tiêm ngừa viêm gan B có xu hướng thuyên giảm nhanh và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu tập trung, trẻ thường xuyên quấy khóc và bỏ bú.

Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không
Nên chườm đắp khăn mát, mặc quần áo rộng và có chất liệu mềm để hạ thân nhiệt

Vì vậy bạn nên thực hiện một số biện pháp giảm sốt và chăm sóc sau khi tiêm như:

  • Uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát và có chất liệu thấm hút để giảm sốt và hạn chế đổ nhiều mồ hôi.
  • Tắm nước ấm và chườm khăn lên vùng cổ, nách, trán và bẹn để hạ thân nhiệt.
  • Nếu bị sưng viêm và đau nhức tại vị trí tiêm, có thể chườm túi lạnh để giảm viêm.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên để giảm ảnh hưởng của vaccine. Ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, cần cố gắng ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng và giảm thiểu tác dụng phụ do vaccine phòng ngừa gây ra.
  • Cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu sốt cao hơn 38 độ C. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên trao đổi với nhân viên y tế để biết liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.
  • Dùng quạt máy hoặc máy điều hòa nhằm giữ không gian sống mát mẻ và hạn chế làm tăng thân nhiệt.
  • Nếu bị đau họng, có thể uống nước muối ấm, trà gừng, trà mật ong hoặc bạc hà để làm dịu cổ họng và giảm nhanh cơn đau.
  • Hạn chế dùng các nhóm thực phẩm lạ và dễ dị ứng sau khi chích ngừa. Bổ sung các loại thực phẩm này có thể kích thích phản ứng dị ứng và làm nghiêm trọng các tác dụng phụ của vaccine.

Sốt sau khi tiêm ngừa viêm gan B – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể sau khi tiếp nhận vaccine và sản sinh kháng thể. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, sốt có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ.

Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không
Tìm gặp bác sĩ nếu sốt cao hơn 39 độ C và đi kèm với các triệu chứng như ói mửa, khó thở, hôn mê,…

Do đó cần tìm gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao 39 – 40 độ C
  • Trẻ hôn mê và co giật
  • Co thắt phế quản
  • Khó thở
  • Choáng đầu nặng
  • Ói mửa liên tục

Khi nhận thấy các triệu chứng này, nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Lưu ý: Để hạn chế nguy cơ sốc phản vệ sau khi tiêm, nên ở lại cơ sở y tế trong vòng 30 phút và cần kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm trước khi trở về nhà. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên quan sát biểu hiện của trẻ trong ít nhất 3 ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Tiêm phòng viêm gan B có bị sốt không?” và hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sau khi chích ngừa. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Tiêm vacxin viêm gan b cho trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *