Với hơn 30 dược liệu cung đình có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Bài thuốc này giúp người bệnh loại bỏ tình trạng mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc chỉ với 1 liệu trình.

Mất Ngủ Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? 10 Tác Hại Của Việc Mất Ngủ 

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Tác hại của mất ngủ nguy hiểm như thế nào? là mối quan tâm của rất nhiều người bởi tỷ lệ người gặp các vấn đề về giấc ngủ đang tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ tác hại cũng như chỉ ra những bệnh lý có thể gặp phải khi bị mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? 

Mất ngủ thời gian ngắn có thể do một số thói quen sinh hoạt, căng thẳng, stress hoặc các yếu tố bên ngoài… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý sau:

  • Bệnh dị ứng : Với những người bị mất ngủ nghiêm trọng kèm các triệu chứng dị ứng như viêm đường mũi, nghẹt mũi chính là dấu hiệu của việc hệ miễn dịch bị suy yếu. 
  • Bệnh xương khớp : Các bệnh viêm khớp, đau khớp đặc biệt ở người già chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân không ngủ được. Đây là một vòng luẩn quẩn khi bệnh xương khớp gây đau dẫn đến mất ngủ, và việc giấc ngủ bị gián đoạn làm triệu chứng viêm đau khớp tăng nhanh.
  • Bệnh tim mạch: Nếu gặp tình trạng mất ngủ kinh niên có thể bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến tim, phổi.
Mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì?
Mất ngủ – một trong những dấu hiệu của bệnh tim mạch
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến các chức năng trao đổi chất của cơ thể tăng nhanh, đây cũng là người bệnh thấy bồn chồn, gây cản trở khả năng thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Với các triệu chứng như ợ nóng, nghẹt thở, ho… cũng gây ra bệnh mất ngủ, tình trạng này phổ biến ở người nằm trong độ tuổi 45 – 64 tuổi.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.Ngoài ra, mất ngủ mãn tính cũng có thể liên quan đến các bệnh trầm cảm, hưng phấn, rối loạn lo âu,… 
mất ngủ dấu hiệu của bệnh gì?
Một trong những triệu chứng điển hình của trầm cảm là mất ngủ kéo dài

Tác hại của việc mất ngủ khôn lường

Dù mất ngủ ngắn ngày hay mất ngủ kinh niên không phải do các bệnh lý gây ra cũng gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh rất nhiều như:

  • Mất ngủ mệt mỏi: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bộ não có phản ứng tiêu cực dẫn đến tình trạng rối loạn, cáu gắt, lo âu, mệt mỏi.
  • Mất ngủ sụt cân: Rối loạn giấc ngủ gây ra tình trạng chán ăn khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động, từ đó gây sút cân nhanh chóng.
  • mất ngủ mắt thâm quầng: Làn da dưới mắt rất mỏng và nhạy cảm, nó bộc lộ rõ tình trạng máu lưu thông phía dưới. Nếu mất ngủ, những mạch máu li ti sẽ càng thu hẹp, vì thế tuần hoàn máy cũng kém đi, đây là nguyên nhân khiến mắt xuất hiện quầng thâm.
  • Mất ngủ buồn nôn: Mất ngủ gây suy nhược thần kinh, thiếu máu lên não, hạ huyết áp gây ra tình trạng buồn nôn.
  • Mất ngủ trầm cảm: Các tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi … do mất ngủ dài ngày sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra các cảm xúc tiêu cực từ đó gây trầm cảm.
  • Mất ngủ khó thở: Mất ngủ có thể viêm xoang, viêm mũi dị ứng, suy tim, hen suyễn, phù phổi từ đó gây khó thở.
  • Mất ngủ chán ăn: Đây là hệ lụy phổ biến thường xảy ra vì mất ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi, giảm cảm giác muốn ăn.
  • Bệnh ù tai mất ngủ: Cũng từ các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, suy nhược gây ra các hiện tượng ù tai, có tiếng vo ve ở một bên tai vô cùng khó chịu.
  • Mất ngủ gây ảo giác: Hệ lụy của việc mất ngủ, suy nhược thần kinh sẽ gây ảo giác, lo lắng, đây là hiện tượng rất phổ biến khi gặp các rối loạn về giấc ngủ.

Ngoài những hệ lụy này, mất ngủ kéo dài còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đau tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường…

Mất ngủ phải làm sao?

Tùy vào tình trạng mất ngủ của mỗi người sẽ có những điều chỉnh về chế độ sinh hoạt, điều trị riêng. Để hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài, cần chú ý những điều sau đây:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho giấc ngủ như vitamin B, magie…
  • Ngủ đúng giờ và ngủ trước 22h
  • Không sử dụng điện thoại, các thiết bị công nghệ khác trước khi ngủ.
  • Thử một số mẹo nhỏ như đọc sách, thiền để tạo cảm giác buồn ngủ
  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ thích hợp
  • Giường gối cần đảm bảo mềm, thoải mái
  • Uống một số loại trà để ngủ tốt hơn như tâm sen, lạc tiên, mật ong, sữa ấm..
  • Điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ bằng các phương pháp được chỉ định như dùng thảo dược Đông y.
Cách khắc phục chứng mất ngủ
Thư giãn là cách khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả

Trên đây là một số dấu hiệu bệnh lý nếu gặp tình trạng mất ngủ kéo dài cũng như tác hại nguy hiểm của việc mất ngủ. Hy vọng bài viết giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ và có cách khắc chế kịp thời.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh được biết đến là thần y mát tay trong điều trị bệnh lý mất ngủ. Với y thuật cao siêu cùng bài thuốc đặc trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ ngon tới sáng. XEM NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *