Ứng dụng bài thuốc chữa mất ngủ cho vua Gia Long, Nhất Nam Y Viện đã đem đến giải pháp điều trị mất ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu giấc, lấy lại sức khỏe khỏe mạnh. XEM NGAY

Đau Đầu Mất Ngủ: Cảnh Báo Tác Hại, Gợi Ý Liệu Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Mất ngủ đau đầu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại bị nhiều người chủ quan bỏ qua. Vậy đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và chữa như thế nào hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất đến từ tư vấn của Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc.

Triệu chứng đau đầu mất ngủ là bệnh gì?

Bệnh mất ngủ là hiện tượng cơ thể không duy trì đủ thời gian ngủ 8 tiếng/ngày. Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng mất ngủ đau đầu bao gồm: 

  • Đau đầu mất ngủ về đêm. Khó vào giấc ngủ, nằm mãi không thể ngủ được. Phải đến 2-3 giờ sáng mới có thể ngủ, tuy nhiên giấc ngủ không sâu, không tỉnh táo khi thức dậy.
  • Khó duy trì giấc ngủ, ngủ được đến nửa đêm hoặc 2-3 giờ sáng thì tỉnh giấc. Sau đó rất khó vào giấc ngủ trở lại.
  • Trường hợp hiếm gặp là mất ngủ cả đêm, kéo dài thường xuyên trong nhiều ngày. 

Giấc ngủ giúp cho toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vì vậy, mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần mỗi chúng ta. 

Triệu chứng đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
Triệu chứng đau đầu mất ngủ là bệnh gì?

Việc thiếu ngủ thường xuyên còn khiến cơ thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm sau.  

Thiểu năng tuần hoàn não: Mất ngủ, khó ngủ gây đau đầu, đau nửa đầu chính là triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não). Do lượng máu lên não giảm kéo theo giảm sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi não, khiến các tế bào thần kinh não thiếu năng lượng hoạt động. Từ đó các chức năng của não bộ cũng bị ảnh hưởng, gây thiếu tập trung.

Suy nhược thần kinh: Tình trạng mất ngủ về đêm kèm theo đau đầu, ù tai, căng thẳng, choáng váng….là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Nhiều người còn gặp cảm giác đau nửa đầu khi thức dậy vào buổi sáng, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

Trầm cảm: Căng thẳng và mất ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Căng thẳng, stress có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời mất ngủ cũng có thể là một nguyên nhân gây căng thẳng, ức chế thần kinh. Việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Dẫn đến việc không đủ tập trung, tỉnh táo để giải quyết các công việc ngày hôm sau. Căng thẳng quá mức lâu ngày có thể gây trầm cảm.

Suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Nhiều nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra nếu bạn thường xuyên mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm thì nguy cơ mắc các bệnh sa sút trí nhớ như Alzheimer của bạn sẽ tăng cao. Khi cơ thể mất ngủ, hàm lượng protein có tên gọi Amyloid là nguồn gốc của bệnh giảm trí nhớ tăng lên. Chỉ có một giấc ngủ sâu mới giúp loại bỏ chất này.

Đau đầu mất ngủ khi mang thai nguy hiểm đến cả mẹ lẫn con

Tình trạng đau đầu mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ của rất nhiều mẹ bầu. Không chỉ khiến người phụ nữ mệt mỏi, bất an, mà việc mất ngủ còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của cả hai mẹ con. 

Đau đầu mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống
Đau đầu mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống

Mất ngủ đau đầu do nguyên nhân gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu mất ngủ. Nhưng 80% trường hợp trong số đó là do các nguyên nhân dưới đây.

Do thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường mà cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như: Đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, đau vai gáy cổ, chán ăn, mệt mỏi, uể oải, cơ thể bứt rứt khó ngủ…Hiện tượng này ra thường xuyên hơn với người sức đề kháng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài.

Tâm lý, cảm xúc bất an: Tâm lý, cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của hệ thần kinh và giấc ngủ ngon. Khi phải làm việc với áp lực cao, nhiều căng thẳng, thiếu thời gian nghỉ ngơi sẽ làm não bộ hoạt động liên lục, gây ức chế thần kinh và rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, cảm xúc quá vui mừng, quá sợ hãi, buồn chán, tiêu cực, tức giận…cũng có thể gây đau đầu mất ngủ.

Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh: Khi cơ thể không nạp đủ năng lượng, ăn uống không đủ chất sẽ làm sức khỏe suy giảm. Ban đầu chỉ là mệt mỏi, uể oải nhưng về sau có thể dẫn đến đau đầu mất ngủ.

Thói quen sinh hoạt thất thường như hay thức khuya, tắm đêm quá muộn, hay xem điện thoại nhiều giờ, ăn khuya, uống cafe, hoạt động mạnh trước khi ngủ cũng là nguyên nhân gây hiện tượng khó ngủ đau đầu.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng mất ngủ đau đầu.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng mất ngủ đau đầu.

Giải pháp đánh bại chứng đau đầu mất ngủ hiệu quả nhất

Người thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ đau đầu cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen dinh dưỡng. Kèm theo đó là tập luyện yoga đều đặn và có thể sử dụng thêm sự hỗ trợ của một số loại thuốc.

Dùng thảo dược trị đau đầu mất ngủ 

Các loại thảo dược tốt nhất để hỗ trợ chứng đau đầu choáng váng mất ngủ là tam thất, hoa cúc, lạc tiên, hạt sen, hoa hòe… Cụ thể, một số phương pháp được áp dụng phổ biến nhất gồm có:

  • Trà lạc tiên: Sử dụng 15gr lạc tiên khô sắc với nước sôi, để nguội ấm uống thay trà hàng ngày.
  • Chuối xanh: Chuối xanh đem bỏ vỏ, ngâm với nước muối cho bớt nhựa, sau đó đem thái lát mỏng, phơi khô. Sau đó, nghiên thành bột, trộn cùng 1 thìa mật ong mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Mật ong: Dùng 2 thìa mật ong nguyên chất, 5 bông hoa nhài pha trà dùng hàng ngày. Có thể thêm mật ong để tăng hương vị.
  • Trà tâm sen: Dùng 3-5 tâm sen pha cùng 200ml nước sôi, dùng thay trà.
  • Nụ hoa tam thất: Lấy 3 nụ tam thất khô cho vào pha trà, khoảng 2 giây đổ nước tráng hoa đi, sau đó cho nước nóng vào. Đậy nắp kín, đợi trong 10 phút rồi dùng uống thay trà.
hoa tam thất chữa mất ngủ
Hoa tam thất chữa mất ngủ

Các phương pháp từ thảo dược này có ưu điểm lành tính, an toàn cho sức khỏe, không gây bất kỳ tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy người lớn, người mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ. Người hay bị hoa mắt chóng mặt do tâm huyết kém, người hay làm việc căng thẳng đều có thể sử dụng dài lâu. Tuy nhiên, áp dụng đơn lẻ thời gian dài sẽ khiến dễ dẫn đến việc nhờn tác dụng, không hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây

Nguyên tắc điều trị của các loại thuốc chữa bệnh mất ngủ đau đầu là làm dịu thần kinh, tăng cảm giác buồn ngủ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng. Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm:

  • Thuốc an thần: bao gồm Rotunda, Bromazepam, Diazepam, Clonazepam,… giúp đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức.
  • Thuốc ngủ: bao gồm Zolpidem, Phenobarbital…
  • Thuốc histamin: bao gồm Dimedrol, Promethazine,Clorpheniramin… 
  • Benzodiazepines: bao gồm Xanax, Librium, Serax, Valium…
  • Barbiturate: bao gồm Phenonbarbital và Nembutal…
Cần có chỉ định bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc chống mất ngủ.
Cần có chỉ định bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc chống mất ngủ.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tân dược trong điều trị mất ngủ cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc vì sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, mất hoàn toàn tác dụng khi sử dụng trong thời gian dài.

Chữa mất ngủ bằng Đông y

Theo Đông y, mất ngủ là do can khí uất (tức là dương khí không hòa hợp với âm khí dẫn đến tạng Tâm không tàng thần). Theo đó, Can, Tỳ, Thận suy yếu sẽ dẫn đến các bệnh lý thần kinh. Để điều trị mất ngủ, Đông y chú trọng bồi bổ chức năng của Tâm, Can, Tỳ, Thận có nghĩa là cân bằng tâm lý kết hợp với điều trị thể chất.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

  • Quy tỳ thang gồm đảng sâm, phục linh, hoàng kỳ, long nhãn, viễn chí, gừng tươi, đại táo….
  • Thiên vương bổ tâm đơn gồm huyền sâm, viễn chí, phục linh, kiết cánh, ngũ vị tử, mạch môn, sinh địa, đương quy…
  • Định tâm an thần thang (bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) gồm phục thần, lạc tiên, táo nhân, dạ giao đắng…

Ngoài ra, Đông y còn kết hợp châm cứu, bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên áp dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Yoga chữa đau đầu mất ngủ

Việc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể thăng bằng trong một tư thế yoga được chứng minh có khả năng giúp tâm trí xua tan mệt mỏi, bớt căng thẳng. Sau một thời gian luyện tập yoga, người bệnh có thể rèn luyện được khả năng tập trung, điều hòa hơi thở sâu và đều, từ đó tạo được sự thư thái, giảm stress, cải thiện giấc ngủ. 

Tập luyện yoga không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đem lại một giấc ngủ ngon.
Tập luyện yoga không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đem lại một giấc ngủ ngon

Một số bài tập yoga giúp cơ thể có giấc ngủ sâu hơn:

  • Điều hòa nhịp thở: Rèn luyện thói quen hít thở sâu và đều để tạo sự thư thái, giảm căng thẳng.

  • Tư thế thả lỏng: Nằm ngửa trên sàn trong tư thế mông sát tường. Hai chân sát vào nhau, giơ thẳng lên. Đặt 2 tay lên bụng, mắt nhắm, đầu óc thư giãn, thở sâu 15-20 giây/lần trong 3-5 phút.

  • Tư thế duỗi người giảm căng thẳng: Ngồi lên trong tư thế 2 chân quỳ. Người cúi về phía trước sao cho trán chạm sàn, thân tỳ lên 2 đùi. Hai tay mở rộng trên sàn, lòng bàn tay úp xuống hướng về phía trước. Tập trung thở sâu và đều trong 1-2 phút rồi lặp lại 3-5 lần.

  • Tư thế gập người: Đứng hai chân rộng bằng hông rồi chúi người xuống nhưng chân vẫn duỗi thẳng. Đưa ngón tay cái và trỏ cầm chặt ngón chân cái. Cùi chỏ tay cong lên ấn hai lòng bàn chân sát xuống sàn. Kết hợp thở sâu và giữ tư thế trong 1 phút.

Đau đầu mất ngủ nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với một giấc ngủ ngon. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và một số loại đồ ăn, đồ uống cần tránh để có một giấc ngủ trọn vẹn.

Những thực phẩm nên bổ sung:

Thật tuyệt vời khi bạn có thể sử dụng một số thực phẩm dưới đây để nâng cao chất lượng giấc ngủ:

  • Rau xanh và trái cây: Nên chọn những loại rau và trái cây giàu magie, giúp thần kinh thư giãn như các loại rau lá xanh (bina, cải xanh, chân vịt…), bắp cải, dưa hấu, thanh long…Các loại hạt như hạnh nhân, hướng dương, hạt điều cũng được khuyến khích.
  • Thực phẩm giàu canxi: Các loại sữa, phomai, sữa chua, đậu nành, ngũ cốc, nước cam….giàu canxi giúp não tạo ra melatolin có ích cho người mất ngủ. 
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá ngừ, cá thu….giàu Omega-3 được xem là thực phẩm tốt cho người thường xuyên mất ngủ và hay đau đầu do thời tiết.
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 có nhiều trong chuối, bơ, rau chân vịt, thịt gà, thịt lợn nạc…giúp chuyển đổi tryptophan thành melatonin hỗ trợ giấc ngủ dài sâu.
  • Ngoài ra, khi bị mất ngủ bạn có thể uống trà bạc hà, nước gừng ấm, nước chanh ấm, mật ong…để cải thiện giấc ngủ.

Những thực phẩm nên kiêng khi bị đau đầu mất ngủ:

Nếu bạn có đang sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống được liệt kê dưới đây, hãy thay đổi ngay thói quen này để có một giấc ngủ ngon nhé.

  • Không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều acid vì chúng có thể gây đau dạ dày, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần.
  • Không nên ăn thực phẩm giàu protein dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên ăn đồ cay, nóng gây ợ nóng, chậm tiêu, gây hưng phấn thần kinh quá mức.
  • Không nên ăn thức ăn nhanh giàu chất béo như thịt xông khói, xúc xích rán…vì chúng chứa nhiều tyramine làm hoạt động tiêu hóa trì trệ.
  • Không nên ăn đồ quá lạnh như kem, thay vào đó bạn có thể ăn sữa chua.
  • Không nên uống cafe, rượu bia, trà xanh…vì gây hồi hộp, lo lắng, tỉnh táo, khó ngủ.

Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho mọi người cải thiện tình trạng đau đầu mất ngủ, đặc biệt là về ban đêm!

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *